Thực Trạng Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Rau An Toàn


chỉ đạt 675 ha canh tác (1.947 ha gieo trồng), tức là bằng 33,75% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Do Thành phố Hà Nội chưa có quy hoạch chung nên các quy hoạch ngành như quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch phát triển RAT chưa được phê duyệt. Nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt, ngày 28/1/2010 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 474/QĐ- UBND về việc phê duyệt “Định hướng Quy hoạch mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020” với tổng diện tích RAT đến năm 2020 là 15.000 ha canh tác. Vì chưa đủ độ tin cậy về mặt pháp lý, chưa được công nhận trong hệ thống quy hoạch chung của Hà Nội nên tính

ổn định không cao6.

Một yếu tố hạn chế việc hình thành vùng sản xuất RAT hàng hóa là đất canh tác rau ở Hà Nội hết sức manh mún, trung bình cứ 1 ha sản xuất rau có từ 10 đến 15 hộ canh tác nên đã làm tăng khối lượng công việc quản lý, giám sát và vận động thực hiện quy hoạch lên rất nhiều.

Như vậy, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch RAT ở Hà Nội hiện nay đang xuất hiện những yếu tố gây cản trở phát triển bền vững RAT. Do không có quy hoạch nên công tác đầu tư cơ sở hạ tầng không đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện; người sản xuất chưa yên tâm đầu tư sản xuất. Mặt khác định hướng quy hoạch không nằm trong hệ thống quy hoạch chung của Thành phố nên không liên kết được với các quy hoạch ngành khác, làm tăng nguy cơ ô nhiễm vùng sản xuất. Ngoài ra Hà Nội cũng còn thiếu nội dung quy hoạch hệ thống tiêu thụ, phân phối sản phẩm; hệ thống sơ chế để phục vụ phát triển RAT.


6 Đến nay, khi xây dựng dự án vùng sản xuất RAT tập trung một số huyện đã đề nghị mở rộng diện tích hoặc thay đổi vị trí đã có trong định hướng quy hoạch.


Sơ đồ 3.1. Các vùng sản xuất rau Thành phố Hà Nội


3.4 Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển rau an toàn

Cơ sở hạ tầng phát triển RAT bao gồm cơ sở hạ tầng phục sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ RAT.

Bảng 3.14. Hin trạng cơ sở hạ tng

phụ c vụ phá t tri ể n rau an toà n ở Hà N ộ i Hạ ng mụ c Hiện trạng Yêu 1

phục vụ phát trin rau an toàn ở Hà Ni



Hạng mục


Hiện trạng

Yêu cầu của phát triển RAT

đến 2015 *

Ước nh mc độ đáp ng so vi yêu cu

(%)

1. Hệ thống thủy

Đáp ứng tưới cho

13.930,6 ha

38,73

lợi

5396,4 ha



2. Hệ thống nhà

Có 34,5 ha nhà lưới

1400 ha

5,61

lưới

kiên cố và bán kiên




cố; 44,1 ha nhà lưới




đơn giản



3. Hệ thống giao

81,2 km

820 km

9,91

thông nội đồng




4. Cơ sở sơ chế

28 cơ sở, trang thiết bị

15 cơ sở hiện đại

< 3,00


thô sơ

300 cơ sở sơ chế




đơn giản


5. Cơ sở chế biến

3 cơ sở quy mô nhỏ

3-5 cơ sở quy mô

< 20,00



lớn; 10-15 cơ sở




quy mô nhỏ


6. Chợ đầu mối

1 chợ đầu mối

6

16,60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

(*): Theo tính toán của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2009

So với yêu cầu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất RAT mới chỉ đạt từ 5,61% đến 38,73%; Cơ sở hạ tầng phục vụ tiêu thụ RAT chỉ đạt từ 3% đến dưới 20%. Rõ ràng với thực trạng như vậy, yếu tố này đã và đang cản trở sự phát triển bền vững RAT ở Hà Nội.


3.4.1 Hệ thống thuỷ lợi

- Hệ thống giếng khoan được sử dụng để cung cấp nước tưới cho rau tại các vùng khó khăn về nguồn nước mặt. Hiện có 2 loại giếng khoan (i) Giếng khoan công suất lớn, đáp ứng tưới thường xuyên cho diện tích 10 - 30 ha rau, có hệ thống lọc và ống tưới khép kín đến các ruộng rau. Hà Nội hiện có 6 cơ sở có hệ thống giếng khoan này; (ii) Loại thứ 2 là giếng khoan nhỏ, phần lớn do người dân tự khoan giếng ngay trên ruộng rau, bơm nước tưới trực tiếp cho rau, không qua hệ thống lọc. Mỗi giếng khoan có thể tưới cho 0,1 - 0,2 ha rau. Số lượng giếng khoan nhỏ hiện có là 17.998 chiếc, có khả năng tưới cho 2.540,3 ha rau. Tổng cộng nguồn nước giếng khoan tưới được cho khoảng 2.670 ha, chiếm khoảng 22,6% diện tích rau hiện có.

- Tổng chiều dài kênh mương bê tông phục vụ dẫn nước tưới rau ở các xã là 481,2 km; có khả năng cung cấp nước tưới cho trên 2.726,4 ha đất sản xuất rau (khoảng 23,4% diện tích sản xuất rau hiện có).

Bảng 3.15. Hthng tưới cho rau ở địa bàn nghiên cu năm 2009



TT


Quận, huyện

Giếng k

hoan nhỏ


Kênh mương bê t

ông

Số lượng (cái)

Khả năng tưới (ha)

Chiều dài (km)

Khả năng tưới (ha)

Chất lượng


Tốt


Đang xuống cấp

I

Hà Nội cũ

1.685

579,0

80,9

1.313,0

56,5

24,4

II

Hà Tây cũ

9.777

1.094,1

353,1

1.263,4

353,1

0


Tổng:

17.998

2.540,3

481,2

2.726,4

456,8

24,4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009


Tóm lại: Hệ thống tưới cho rau hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau: i) Hệ thống giếng khoan có hệ thống lọc chưa được đầu tư rộng


khắp, mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu nước tưới tại các vùng không có nguồn nước mặt bảo đảm chất lượng và ii) Kênh mương bê tông: đã xuống cấp, hoạt động không thường xuyên; không đáp ứng đủ nhu cầu tưới cho rau, đặc biệt là nhu cầu tưới vào mùa khô.

3.4.2 Hệ thống nhà lưới

Trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay có xấp xỉ 78,6 ha nhà lưới sử dụng cho sản xuất RAT; trong đó trên địa bàn Hà Nội (cũ) có 42,7 ha, các địa phương thuộc Hà Tây (cũ) có 34,0 ha và huyện Mê Linh có 1,9 ha nhà lưới. Tổng diện tích nhà lưới kiên cố và bán kiên cố hiện nay là 34,5 ha, tập trung chủ yếu ở quận Hoàng Mai, huyện Đông Anh, Chương Mỹ. Hai loại nhà lưới này khi xây dựng đều có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước từ 70 - 80%. Tổng diện tích nhà lưới đơn giản do nông dân tự đầu tư là 44,1 ha, tập trung chủ yếu ở quận Hoàng Mai và các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng.

Bảng 3.16. Din tích nhà lưới ở địa bàn nghiên cu năm 2009



Quận,

TT

huyện

Diện tích nhà lưới Tình trạng

(m2 ) cht lượng (%)

Kiên cố và Đơn Đã xuống Tổng số Tốt

bán kiên cố giản cấp

Hà Nội (cũ) 322.994 103.85 426.84 70,9 29,1

1 Đông Anh 53.300 21.430 74.730 11,1 88,9

2 Gia Lâm 8.000 4.000 12.000 0 100

3 Thanh Trì 0 13.072 13.072 0 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009


Các nhà lưới kiên cố và bán kiên cố có tác dụng giảm cường độ nắng, mưa, hạn chế tác hại của điều kiện thời tiết bất thuận, hạn chế thoát hơi nước… phục vụ rất tốt cho sản xuất rau ăn lá trái vụ nhưng kinh phí đầu tư cao và tồn tại những hạn chế về mặt kỹ thuật như nhiệt độ bên trong nhà lưới


thường cao hơn bên ngoài, độ thông thoáng kém làm cho mức độ xâm nhiễm các đối tượng bệnh hại như lở cổ rễ, thối, héo xanh ... trong nhà lưới lại có xu hướng gia tăng; Người lao động gặp khó khăn do quá nóng.

Nhà lưới đơn giản chủ yếu cũng có tác dụng hạn chế bất thuận của thời tiết, phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng đầu tư của nông dân, nhưng về hình thức mỹ quan của loại hình nhà lưới này không đạt yêu cầu đối với vùng sản xuất RAT mang tính hiện đại.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, những lợi ích và hạn chế khi sử dụng từng loại nhà lưới trong sản xuất RAT như sau:

Bảng 3.17. Những lợi ích và hạn chế của sản xuất RAT trong nhà lưới


Loại nhà lưới

Lợi ích

Hạn chế

Nhà lưới kiên cố, bán kiên cố

- Hạn chế một phần sự xâm nhập của côn trùng gây hại;

- Hạn chế tác hại của thời tiết bất thuận: mưa lớn; mưa đá, bão…

- Giám thoát hơi nước;

- Hạn chế cỏ dại;

- Phục vụ tốt cho sản xuất rau ăn lá trái vụ.

- Chưa có QTKT sản xuất RAT trong nhà lưới trong khi QTKT sản xuất ngoài đồng ruộng tỏ ra có nhiều điểm chưa phù hợp.

- Nhiệt độ, ẩm độ cao hơn bên ngoài; độ thông thoáng kém nên có xu hướng gia tăng bệnh trên rau vào mùa hè, xuân hè.

- Kinh phí đầu tư ban đầu lớn *

Nhà lưới đơn

- Hạn chế 1 phần tác hại của thời tiết

- Không có tác dụng hạn chế

giản

bất thuận: mưa lớn, mưa đá,

sâu, bệnh, cỏ dại;


bão…thuận lợi cho sản xuất rau ăn lá

- Không có tác dụng tiết kiệm


trái vụ;

nước tưới;


- Độ thông thoáng tốt, mức chênh

- Chưa đạt về mặt mỹ quan đối


lệch nhiệt độ với bên ngoài không

với các vùng sản xuất hiện đại.


cao (< 1,5 0C);



- Có thể áp dụng được QTKT sản



xuất RAT ngoài đồng ruộng để sản



xuất RAT trong nhà lưới đơn giản;



- Kinh phí đầu tư ban đầu thấp **


(*): Kinh phí đầu tư nhà lưới kiên cố, bán kiến cố từ 800 -1.200 triệu/ ha. (**):Kinh phí đầu tư nhà lưới đơn giản từ 160 -200 triệu /ha.

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội.


Như vây, hệ thống nhà lưới đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng RAT cũng như tăng diện tích sản xuất rau trái vụ., nhà lưới đơn giản tỏ ra phù hợp trong điều kiện sản xuất hiện nay. Về mặt kinh tế và kỹ thuật nhà lưới kiên cố có những hạn chế nhất định vì vậy cần cân nhắc khi đầu tư.

3.4.3 Hệ thống giao thông nội đồng

Một số quận, huyện có các xã, phường chuyên rau diện tích lớn đã quan tâm đầu tư xây dựng đường bê tông nội đồng vùng rau (chủ yếu là đường bê tông trục chính) như Đông Anh, Hoàng Mai, Long Biên, Thường Tín, Chương Mỹ. Tổng chiều dài đường bê tông trục chính ở các xã vùng rau đến nay là 81,2 km, đáp ứng khoảng 10% diện tích vùng rau.

Thực tế hệ thống giao thông nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, hiện rất nhiều vùng rau còn khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm rau thu hoạch và ảnh hưởng đến mỹ quan vùng sản xuất RAT.

3.4.4 Cơ sở hạ tầng khác

Đã có 28 cơ sở sơ chế RAT, chủ yếu là nhà cấp 4, có hệ thống cấp nước đủ tiêu chuẩn và các dụng cụ đơn giản để sơ chế rau, gồm: nhà xưởng, bể rửa rau, dụng cụ dán túi nilon để đóng gói sản phẩm, một số có trang bị hệ thống mã vạch... Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ RAT được sơ chế trước khi đưa ra tiêu thị chiếm khoảng 3 - 5% sản lượng RAT.

Trên địa bàn chỉ có 3 cơ sở chế biến RAT hoạt động, mức độ hoạt động phụ thuộc nhiều vào mùa vụ và thị trường, công suất nhỏ, không đáng kể. Các sản phẩm chế biến mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm chính như dưa chuột, cà chua, ngô rau. Công nghệ chế biến đơn giản, thường là các sản phẩm muối hoặc dầm dấm đóng hộp sản phẩm nên chưa phong phú, đa dạng, sản xuất theo mùa vụ; Mặt khác do tập quán tiêu dùng của nhân dân, chưa quen sử dụng rau chế biến nên các cơ sở chế biến hoạt động không ổn định và


khó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở chế biến của HTX Đông Dư

- Gia Lâm: quy mô nhỏ, sản lượng chế biến khoảng 5.000 - 6.000 kg/tháng với các sản phẩm cà pháo, dưa chuột, hành củ, kiệu, ngô bao tử,… được tiêu thụ ở thị trường nội địa và một lượng nhỏ xuất khẩu đi Nga, Tiệp Khắc. Cơ sở chế biến tại xã Minh Khai - Từ Liêm: Sản lượng chế biến trung bình 9.000 -

15.000 kg/tháng với các sản phẩm dưa chuột bao tử, măng ớt, ngô ngọt, cà pháo,…Chủ yếu bán tại các siêu thị lớn như Big C, Metro,… và đưa đi 1 số tỉnh lân cận. Cơ sở chế biến của Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Tân Mai, địa chỉ 389 Trương Định - Hoàng Mai chế biến khá nhiều sản phẩm rau, quả như dưa chuột, vải,...với công suất 20.000 - 30.000 kg/tháng.

Hoạt động sơ chế, chế biến RAT trong thời gian qua chưa thúc đẩy phát triển RAT, chưa góp phần nâng cao giá trị RAT. Hoạt động sơ chế chưa phát triển đồng nghĩa với việc bao gói, dán nhãn không được thực hiện, gây khó khăn trong việc phân biệt RAT và rau thường trên thị trường.

3.5 Thực trạng hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển rau an toàn ở Hà Nội

Công tác hỗ trợ kỹ thuật đã được triển khai nhiều năm qua với nhiều hình thức nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thay đổi được ứng xử của người sản xuất, người kinh doanh với các quy định trong sản xuất - kinh doanh RAT.

Nội dung thực hiện được tuy lớn, đã bước đầu thay đổi nhận thức của người tham gia sản xuất nhưng vẫn còn quá thấp so với yêu cầu và hiệu quả đạt được không cao, theo chúng tôi, nguyên nhân là chưa tìm ra phương pháp và cơ chế hỗ trợ kỹ thuật hợp lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023