Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 90
4.1 Kết luận 90
4.2 Đề nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 106
DANH MỤC BẢNG | ||
Bảng | Tựa bảng | Trang |
1.1 | Một số giống gà Sao được nuôi phổ biến hiện nay | 4 |
1.2 | Khả năng cho thịt của gà Sao | 10 |
1.3 | Khối lượng, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao giai đoạn sinh trưởng | 10 |
1.4 | Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà Sao đẻ ở các nước phát triển | 11 |
1.5 | Một số chỉ tiêu sản xuất của gà Sao mái | 11 |
1.6 | Nhu cầu protein và acid amin của gà Sao | 14 |
1.7 | Nhu cầu cho gà Sao giai đoạn gà giò | 15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long - 1
- Một Số Giống Gà Sao Được Nuôi Phổ Biến Hiện Nay
- Nghiên Cứu Về Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Gà Sao Nhu Cầu Năng Lượng Và Protein
- Các Nguyên Liệu Thức Ăn Chủ Yếu Được Sử Dụng Trong Chăn Nuôi Gà Sao
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
1.8 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cho gà Sao qua các 15 giai đoạn
1.9 Nhu cầu về khoáng của gà Sao 15
1.10 Chỉ tiêu dinh dưỡng nuôi gà Sao nuôi thịt 21
1.11 Khả năng ăn vào thức ăn và khối lượng cơ thể 22
1.12 Thành phần chất dinh dưỡng của môn nước trong các phương 27 pháp xử lý (DM)
2.1 Một số thông số bố trí thí nghiệm 33
2.2 Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm 33
2.3 Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm 38
2.4 Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở 39
2.5 Khẩu phần thí nghiệm 39
2.6 Thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng của các khẩu 40 phần thí nghiệm (tính theo DM)
2.7 Các nghiệm thức của thí nghiệm 45
2.8 Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí 45 nghiệm
2.9 Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm 46
2.10 Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần thí nghiệm 49
2.11 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp và bã bia 49
2.12 Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí 52
nghiệm
2.13 Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thí nghiệm 52 (%DM)
3.1 Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn 54
3.2 Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và năng lượng tổng 56 số của các loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (% DM)
3.3 Giá trị ME và MEN của các khẩu phần thí nghiệm 57
3.4 Giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm 58
3.5 Thành phần chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức 59
ăn thí nghiệm (%, DM)
3.6 Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức 60
ăn thí nghiệm
3.7 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu 62 thức ăn thí nghiệm (%, DM)
3.8 Thức ăn ăn vào, CP ăn vào, tăng trọng và hệ số chuyển hóa 63 thức ăn (FCR) của gà thí nghiệm
3.9 Hiệu quả kinh tế của gà Sao được thay thế bởi các mức phụ 68 phẩm bột cá tra
3.10 Kết quả mổ khảo sát gà Sao qua các nghiệm thức 70
3.11 Thành phần chất dinh dưỡng của thịt ức gà Sao trong thí 72 nghiệm (%, trạng thái tươi)
3.12 Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn thí 74 nghiệm (% DM)
3.13 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 75 5-9 tuần tuổi
3.14 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 76 10-13 tuần tuổi
3.15 Lượng chất khô và các chất dinh dưỡng ăn vào của gà Sao 77 giai đoạn 5-13 tuần tuổi
3.16 Tăng khối lượng, khối lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức 78
ăn của gà Sao giai đoạn 5-13 tuần tuổi
3.17 Hiệu quả kinh tế của nuôi gà Sao bằng khẩu phần giảm thức 80
ăn hỗn hợp và bổ sung bã bia
3.18 Kết quả các chỉ tiêu thân thịt và nội tạng của gà Sao qua các 81 nghiệm thức
3.19 Thành phần dinh dưỡng của thịt ức và thịt đùi gà Sao (%, 82
trạng thái tươi)
3.20 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 83 6-9 tuần tuổi
3.21 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 84 10-13 tuần tuổi
3.22 Thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn 85 của gà Sao thí nghiệm 6-13 tuần tuổi
3.23 Các chỉ tiêu thành phần thân thịt và nội tạng của gà Sao thí 89
nghiệm
DANH MỤC ĐỒ THỊ | ||
Đồ thị | Tựa đồ thị | Trang |
3.1 | Khối lượng đầu và cuối của gà Sao thí nghiệm | 64 |
3.2 | Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm (g/con/ngày) | 64 |
3.3 | FCR của gà Sao thí nghiệm | 65 |
3.4 | DM và CP ăn vào | 66 |
3.5 | CP/Tăng khối lượng (g/kg) | 67 |
3.6 | ME/Tăng khối lượng (MJ/kg) | 68 |
3.7 | Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm (g/con/ngày) | 79 |
3.8 | Khối lượng đầu và khối lượng cuối của gà Sao thí nghiệm | 86 |
3.9 | Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm | 86 |
3.10 | DM ăn vào | 88 |
3.11 | CP/tăng khối lượng | 88 |
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Gà Sao (Numida meleagris) đã được chứng minh là loài vật nuôi có thể mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới [96]. Thịt của gà Sao cũng là đối tượng có tiềm năng thương mại hóa cao. Nahashon và cs. (2004) đã chỉ ra rằng, gà Sao là đối tượng có thể thay thế cho các giống gia cầm nuôi lấy thịt khác [96]. Trước đó, Phillips và Ayensu (1991) cũng cho rằng gà Sao có thể nuôi theo mô hình công nghiệp giống như các giống gia cầm khác mặc dù tốc độ sinh trưởng của giống gà này tương đối chậm so với các giống gà nuôi lấy thịt khác [107]. Ở nhiều nơi trên thế giới, gà Sao được nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương tự như thịt của các loài gia cầm hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷ lệ thịt xẻ cao, trong thịt giàu acid béo thiết yếu, hàm lượng cholesterol thấp, hương vị thơm ngon [28][93].
Ở Việt Nam, gần đây gà Sao đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Gà Sao đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi [2]. Đặc biệt, gà Sao có nhiều ưu điểm như sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn [28]. Gà Sao mới được đưa vào nuôi với quy mô nhỏ ở Việt Nam, đây là giống gia cầm có tiềm năng di truyền tốt do có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt [28]. Gà Sao sẽ là một trong những giống tốt đóng góp cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam phát triển bền vững, đa dạng và phong phú [2].
Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích rộng lớn, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phát triển. Do đó tạo ra một lượng lớn thức ăn và phụ phẩm nông nghiệp có thể nuôi gà. Năm 2012, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 24,6 triệu tấn
lúa/năm [3]. Như vậy ước tính có 2,46 triệu tấn cám gạo hàng năm (nếu tính 10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg cám gạo).
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam [26], năm 2011, Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa khoảng 5,14 nghìn ha mặt nước vào nuôi cá tra, sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn, nhiều nhất tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long. Theo Cục Chế biến thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn cá tra, như vậy ước tính có 700 nghìn tấn phụ phế phẩm cá tra mỗi năm nếu tính 2,6 kg cá nguyên liệu cho 1 kg thành phẩm [8].
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - đầu tư [5], năm 2011 Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Như vậy, có hàng triệu tấn bã bia được sản xuất hàng năm.
Ngoài các loại phụ phẩm kể trên, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù cây môn nước (Colocasia esculenta) rất phát triển. Tuy vậy nông dân thường chỉ thu hoạch củ, phần còn lại của cây (lá và thân cây) rất ít được sử dụng. Một số nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá và thân cây môn nước có thể được sử dụng để nuôi lợn [64].
Như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng nguồn thức ăn để chăn nuôi gà Sao ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất lớn. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng trong nguồn thức ăn sẵn có tại Đồng bằng Sông Cửu Long và việc thiết lập khẩu phần cho gà Sao dựa trên những nguồn thức ăn này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long” đã được tiến hành.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Xác định giá trị dinh dưỡng và khả năng thay thế của một số loại thức ăn ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng, từ đó góp phần sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương để phát triển chăn nuôi gà Sao.
2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) So sánh khả năng sử dụng năng lượng trong thức ăn của gà Sao với một số giống gà khác được nuôi phổ biến hiện nay.
(2) Xác định giá trị dinh dưỡng của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo, cám gạo trích ly khi được sử dụng để nuôi gà Sao.
(3) Xác định khả năng thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.
(4) Xác định khả năng thay thế thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.
(5) Thăm dò khả năng sử dụng môn nước ủ chua trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.
3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Nghiên cứu Gia cầm, Khoa Chăn nuôi - thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế và tại Trại Chăn nuôi Thực nghiệm số 147/18C, Khu vực Bình An, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 01 năm 2013.