Một Số Giống Gà Sao Được Nuôi Phổ Biến Hiện Nay


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1. 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GÀ SAO


1.1.1 Phân loại của gà Sao


Gà Sao (Helmeted Guineafowl) thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasianidae, giống Numididae [28][93]. Gà Sao có tên khoa học là Numida meleagris, có nguồn gốc ở châu Phi [49][58][65] và được người Ai Cập cổ đại thuần hóa [58][103]. Chúng có trên 20 loại hình và màu lông [28]. Năm 1939 tại triển lãm gia cầm Quốc tế ở Cleveland, Ohio, 7 giống gà Sao đã được giới thiệu gồm gà Sao Cilla (hồng nhạt), Fulvette (màu lông bò), Bluette (xanh san hô), Bianca (màu trắng), Bzzurre (xanh da trời), Violette (đỏ tía) và Pearled (xám ngọc trai) [28]. Hiện nay gà Sao đã được thuần hóa và nuôi ở nhiều nơi trên thế giới.

Bảng 1.1: Một số giống gà Sao được nuôi phổ biến hiện nay


Loài Tên phổ biến Phân bố

N.m. meleagris Gà Sao mũi hếch Hồ Char và Sudan

N.m. sabyi Gà Sao cổ dài Morocco

N.m. galeata Gà Sao xám ngực Cameroon, Senegal và Nigeria

N.m. marungensis Gà Sao có mũ sừng DRC và Zambia

N.m. damarensis Gà Sao Namibian Namibia và Đông Botswana

N.m. coronata Gà Sao có mũ sừng RSA và Botswana

N.m. mitrata Gà Sao Mitred Mozambique, Zimbabwe và Zambia

N.m. reichnowi Gà Sao của Reichnowi Uganda, Kenya và Tanzania

(DRC= Democratic Republic of Congo; RSA= Republic of South Africa); N.m: Numida meleagris) Nguồn: Moreki, (2006) [93]


1.1.2 Đặc điểm ngoại hình


Gà Sao trưởng thành có bộ lông màu xám đen điểm những đốm tròn nhỏ màu trắng. Đầu không có lông và mào nhưng có mũ sừng, mũ sừng này tăng


sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mũ sừng cao khoảng 1,5 - 2 cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng, thường có 2 loại là hình lá dẹt áp sát vào cổ và hình lá hoa đá rủ xuống [28]. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Thân có hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp xuống [28]. Lông đuôi ngắn và thường dốc xuống. Gà Sao con có ngoại hình giống chim cút con, lông có những sọc màu nâu đỏ chạy dài từ đầu đến cuối thân [28][106]. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy. Chân gà Sao khô, đặc biệt con trống không có cựa [28]. Một số loài có màu lông thay đổi tím hoàng gia, tím, đá, xanh, san hô, chocolate, trắng, da bò và xám ngọc trai [48].


a b c d Hình 1 a gà Sao mái b gà sao trống c Lỗ huyệt gà Sao mái d lỗ 1a b c d Hình 1 a gà Sao mái b gà sao trống c Lỗ huyệt gà Sao mái d lỗ 2

a b

c d Hình 1 a gà Sao mái b gà sao trống c Lỗ huyệt gà Sao mái d lỗ huyệt 3c d Hình 1 a gà Sao mái b gà sao trống c Lỗ huyệt gà Sao mái d lỗ huyệt 4

c d

Hình 1: (a) gà Sao mái; (b) gà sao trống

(c) Lỗ huyệt gà Sao mái; (d) lỗ huyệt gà Sao trống

Nguồn: Phùng Đức Tiến và cs. (2008) [30]


Rất khó phân biệt giới tính của gà Sao vì con trống và con mái có ngoại hình khá giống nhau. Thông thường, có thể phân biệt giới tính của gà Sao khi được khoảng 2 tháng tuổi qua một số đặc điểm tiếng kêu, mũ sừng, tích và đầu.


Con trống 12 - 15 tuần tuổi có tích lớn, trong khi con mái phải đến 15 - 16 tuần tuổi mới có tích như con trống. Tích của gà trống thường có cạnh dày hơn những con mái [73]. Con trống trưởng thành có mũ sừng, tích lớn hơn con mái và đầu thô hơn. Tiếng kêu của con trống và con mái đều có âm tiết giống như “buckwheat, buck-wheat”, “put-rock, putrock” hoặc "quatrack, qua-track", nhưng con trống chỉ kêu được một tiếng. Khi hưng phấn hay hoảng loạn cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái [62][93]. Để chính xác giới tính của gà Sao khi chọn giống thường phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành [28].

1.1.3 Tập tính của gà Sao


Trong tự nhiên gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, thức ăn chủ yếu là côn trùng và thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng tách ra sống từng đôi trống mái trong tổ. Gà Sao mái có thể đẻ 20 - 30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Thời gian ấp nở khoảng 26 - 28 ngày [93]. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, tỷ lệ gà con sống đến khi trưởng thành chỉ đạt khoảng 25% [28]. Tỷ lệ trống mái trong đàn nuôi sinh sản là 1 trống cho 4 - 5 mái [93]. Trong tự nhiên, gà Sao ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng quan trọng nhất là các hạt cỏ và các loại ngũ cốc. Một số loại thức ăn phổ biến cho gà Sao là hạt ngũ cốc, cỏ, nhện, côn trùng, giun, động vật thân mềm và cả ếch. Một trong những nguồn thức ăn chính của gà Sao là côn trùng, việc sử dụng gà Sao để làm giảm các quần thể côn trùng trong vườn và xung quanh nhà đã trở nên phổ biến. Đặc biệt, chúng không cào bới đất làm thiệt hại đến hoa màu trong vườn. Để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chúng thường ăn thêm sỏi. Ayeni (1983) đã ghi nhận có sự tương quan giữa thức ăn thực vật cứng, cồng kềnh và số lượng sỏi trong dạ dày cơ của gà Sao [52]. Ở một số trang trại ở châu Phi, gà Sao được dùng như con vật trông coi trang trại, vì chúng có tầm nhìn tốt, tiếng kêu lớn khi có tiếng động hoặc kẻ lạ xâm nhập


[86][107]. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để kiểm soát rắn, chuột, bắt ve cho hươu nhằm phòng bệnh Lyme, diệt sâu bọ và cỏ dại [59].

Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với các tiếng động như mưa, gió, sấm, chớp, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt, gà Sao nhỏ rất sợ tối, những lúc tối trời chúng thường nằm chồng lên nhau đến khi có ánh sáng gà mới trở lại hoạt động bình thường. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi gà cần hết sức chú ý để tránh những tác động bất lợi có thể xảy ra [28]. Gà Sao thuộc loài hiếu động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con; ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy và thích ngủ trên cây [48]. Gà Sao không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ [28]. Gà Sao mái bắt đầu đẻ vào mùa xuân và kéo dài khoảng 6 - 9 tháng. Thời gian đẻ cũng có thể được kéo dài bằng cách sử dụng ánh sáng nhân tạo. Gà Sao bay giỏi như chim, chúng biết bay từ sớm, khoảng 2 tuần tuổi gà đã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6 - 12 m, chúng bay rất khỏe nhất là khi hoảng loạn. Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9 - 11 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng [28][48].

1.1.4 Khả năng thích nghi của gà Sao


Gà Sao có khả năng thích nghi tốt với điều kiện kham khổ về nguồn thức ăn, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, không đòi hỏi cao về chuồng trại, khả năng kiếm mồi tốt, ăn vào tất cả các nguồn thức ăn kể cả những loại thường không được sử dụng trong nuôi gà [93]. Gà Sao có sức đề kháng cao với các bệnh thông thường trên gà [59][87]. Gà Sao ít mắc các bệnh như Marek, Gumboro, Leucosis, .... Đặc biệt là những bệnh mà các giống gà khác thường hay bị nhiễm như Mycoplasmosis, Sallmonellosis. Ngay cả bệnh cúm A H5N1 cũng chưa ghi nhận trường hợp nào xảy ra trên gà Sao [28].


1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CHĂN NUÔI GÀ SAO


1.2.1 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao trên thế giới


1.2.1.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của gà Sao


Hughes (1980) đã nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của gà Sao. Gà Sao lúc 12 tuần tuổi, con mái đạt 76,8% và con trống đạt 76,9% khối lượng của con trưởng thành [72]. Trong nghiên cứu gần đây của Nahashon và cs. (2005) khi nuôi gà Sao trong điều kiện tối ưu về CP và ME thì khối lượng lúc 8 tuần tuổi cũng chỉ đạt 70% khối lượng trưởng thành [94]. Chính vì tốc độ sinh trưởng tương đối chậm mà nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu mô hình tối ưu cho sinh trưởng của giống gà này [44][45][50][81][94][95]. Để gà Sao trở thành đối tượng nuôi mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi, đòi hỏi sự hiểu biết về đặc điểm sinh trưởng, nhu cầu thức ăn, chuồng trại, ... Gà Sao được nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương tự như thịt của các loài gia cầm hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷ lệ thịt xẻ cao, trong thịt giàu acid béo thiết yếu [93]. Ở nhiều vùng nông thôn của Ghana, gà Sao đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thịt và trứng. Chăn nuôi gà Sao là nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân thuộc khu vực này, đặc biệt trong mùa khô [78]. Tuy nhiên, chăn nuôi gà Sao ở khu vực nông thôn phải đối mặt với khó khăn về vấn đề quản lý, cho ăn, chuồng trại và dịch bệnh [95]. Ở vùng nông thôn giống gà này chủ yếu được nuôi theo hình thức thả vườn. Vì vậy, tỷ lệ chết của gà rất cao, có thể đến 63 - 80% hoặc thậm chí lên đến 100% [42] [79]. Tỷ lệ chết cao tập trung vào độ tuổi từ 0 - 10 tuần tuổi. Các nguyên nhân gây chết bao gồm điều kiện thời tiết bất lợi, bị con khác ăn thịt, thức ăn nghèo dinh dưỡng và bệnh tật [79].

Gà Sao có nguồn gốc từ loài hoang dã. Tại châu Phi chúng bị săn bắn và sử dụng làm cảnh. Chúng được nhập vào châu Âu để nuôi với mục đích lấy thịt. Ngày nay, gà Sao được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới [93]. Ở các nước Pháp, Bỉ, Canada, Úc và Mỹ, gà Sao được chăn nuôi trên quy mô lớn


[48][65]. Trong khi ở hầu hết các nước châu Phi trong đó bao gồm Nigeria, Malawi và Zimbabwe chúng chỉ được nuôi với quy mô nông hộ [63][85][98]. Gà Sao nuôi ở châu Phi thường được giết thịt lúc 16 tuần tuổi vì đây là thời điểm có khối lượng thân thịt đạt cao [54][65][82]. Ở tuổi này khối lượng sống của gà Sao bản địa chăn thả đạt khoảng 1 kg trong khi nuôi thâm canh đạt khoảng 2 kg [54][65][82]. Giống được cải thiện và nuôi thâm canh như gà Sao có thể giết thịt lúc 12 tuần tuổi đạt khối lượng 1,55 kg [69].

Gà Sao đã được xác định là một loài gia cầm phù hợp để làm tăng sản xuất thịt [87]. Gà Sao có khả năng thích nghi với điều kiện quản lý đơn giản, phù hợp với chăn nuôi quy mô nhỏ [46], khả năng kháng bệnh tốt [115], đặc biệt nó có thể chịu đựng loại thức ăn có chứa aflatoxin tốt hơn các giống gia cầm khác [76]. Thịt của gà Sao chứa hàm lượng protein, các acid amin không thay thế cao hơn; hàm lượng chất béo và hàm lượng cholesterol thấp hơn so với gà thịt khác [55][60] [116]. Như vậy, gà Sao có thể là một đối tượng thay thế tốt và lành mạnh cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà Sao cần chi phí sản xuất cao hơn so với chi phí chăn nuôi gà thịt, chi phí chủ yếu là xây dựng chuồng trại và chi phí thức ăn, đặc biệt là những loại thức ăn giàu protein [55][116].

Agwunobi và Ekpenyong (1990) đã nghiên cứu so sánh khả năng sản xuất của gà Sao với giống gà thịt khác [46]. Kết quả cho thấy gà thịt có tốc độ tăng trưởng cao gấp đôi và chi phí thức ăn giảm 1/2 so với gà Sao (P<0,01). Tuy nhiên, thịt gà Sao có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt của các giống gà thịt khác. Điều này thể hiện ở hàm lượng protein, các chất khoáng, canxi và phospho trong thịt gà Sao cao hơn thịt của các giống gà thịt khác. Hàm lượng mỡ trong thịt của gà Sao thấp hơn rất nhiều so với thịt của giống gà thịt (P<0,05) [46].



Bảng 1.2: Khả năng cho thịt của gà Sao


Chỉ tiêu

Giá trị

Khối lượng cơ thể ở 12 tuần tuổi (g/con)

1209 - 1570

Tỷ lệ nuôi sống (%)

95 - 96

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

2,6 - 2,8

Tỷ lệ thân thịt (%)

73 - 75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

(Nguồn: Viện nghiên cứu Katki, Hungary, 2002) [38]

Theo Batty (2009)[64], khối lượng cơ thể, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao qua các giai đoạn được thể hiện ở bảng 1.3.

Bảng 1.3: Khối lượng, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao giai đoạn sinh trưởng


Tuần tuổi Tăng trọng

Thức ăn

Hệ số chuyển hóa


(g/con/ngày)

ăn vào (g/con)

thức ăn

0 - 4

380

670

1,76

5 - 8

590

1090

2,86

9 - 11

400

1735

4,34

12

110

630

5,73

13

100

635

6,35

0 - 11

1370

4095

2,99

0 - 12

1480

4725

3,19

0 - 13

1580

5360

3,39


1.2.1.2 Nghiên cứu về sinh sản của gà Sao


Hughes và Jones (1980) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ đẻ, số trứng có phôi của gà Sao. Kết quả cho thấy nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ đẻ của giống gà này. Chính vì vậy cần có biện pháp quản lý đàn tốt, duy trì nhiệt độ chuồng nuôi. Với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ nên chọn những trứng gà đẻ vào mùa thu và mùa xuân để tỷ lệ nở cao hơn [72].


Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà Sao đẻ ở các nước phát triển


Chỉ tiêu

Giá trị

Tuổi vào đẻ (tuần)

27

Khối lượng cơ thể (g/con)

2200 - 2300

Năng suất trứng/mái/2 chu kỳ đẻ (quả)

160 - 168

Trứng vào ấp (quả/con)

150 - 157

Tỷ lệ phôi (%)

87 - 88

Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%)

70 - 75

Gà con (con/mái/chu kỳ đẻ)

108 - 114

(Nguồn: Viện nghiên cứu Katki, Hungary, 2002) [38]

Số liệu bảng 1.4 cho thấy khối lượng cơ thể của gà Sao trưởng thành là 2200 - 2300 (g/con) cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2006) có khối lượng cơ thể của gà Sao trưởng thành là 2100 - 2200 (g/con) [28]. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 70 - 75% thì thấp hơn nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2006) có tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 77 - 83% [28].


Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu sản xuất của gà Sao mái


Chỉ tiêu Giá trị

Số trứng/ mái/ năm 100

Khối lượng trứng (g/quả) 40 - 45

Khối lượng trứng/khối lượng cơ thể (%) 2,8

Tỷ lệ có phôi (%) 75-80

Tỷ lệ ấp nở/tổng trứng ấp (%) 75-80

Thời gian ấp nở (ngày) 26 - 28

Khối lượng gà trưởng thành (kg/con) 1,6-1,7

Tuổi thành thục tính dục (ngày) 186

Tăng trọng trung bình (g/con/ngày) 24,62

Nguồn: Fani và cs. (2004) [68]

Nghiên cứu của Fani và cs. (2004) có tỷ lệ ấp nở/tổng trứng ấp là 75 - 80% tương đương với nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2006) có tỷ lệ nở/tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022