Thí Nghiệm 3: Ảnh Hưởng Của Việc Thay Thế Bột Cá Nhạt Bằng Bột Phụ Phẩm Cá Tra Đến Sinh Trưởng Của Gà Sao Giai Đoạn 5 - 13 Tuần Tuổi


2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng của gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi

2.3.1 Đối tượng thí nghiệm


Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 kcal ME/kg, gà trước khi vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm, gà Sao được bố trí vào thí nghiệm vào lúc 5 tuần tuổi.

2.3.2 Chuồng trại thí nghiệm


Chuồng được lợp bằng lá có hai mái, ô chuồng được đóng bằng gỗ tre diện tích 1,5m2. Nền chuồng lót trấu và phía trên chuồng được che phủ bằng lưới nylon. Mỗi ngăn chuồng có diện tích 150 x 100 x 60 cm.

2.3.3 Thức ăn thí nghiệm


Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp tự trộn có 18% CP. Các nguyên liệu thức ăn sử dụng để phối hợp khẩu phần được mua từ một nguồn ổn định gồm ngô, tấm, cám, khô dầu nành, bột cá nhạt và bột phụ phẩm cá tra trong suốt thời gian thí nghiệm.

2.3.4 Bố trí thí nghiệm


Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm 15 đơn vị thí nghiệm. Trong đó khẩu phần cơ bản (BCT - 0) gà được cho ăn 100% bột cá nhạt, 4 khẩu phần còn lại có hàm lượng protein của bột cá nhạt được thay thế bằng hàm lượng protein của phụ phẩm bột cá tra ở các mức độ 25, 50, 75, 100%. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 8 con gà Sao có khối lượng tương đương nhau là 406 ± 5,7 g/con. Có tổng cộng 120 con gà Sao được bố trí vào thí nghiệm.


Bảng 2.7: Các nghiệm thức của thí nghiệm



Nghiệm thức

Bột cá nhạt

Bột phụ phẩm cá tra

BCT - 0

100 % CP bột cá nhạt

-

BCT - 25

75 % CP bột cá nhạt

25% CP bột phụ phẩm cá tra

BCT - 50

50 % CP bột cá nhạt

50% CP bột phụ phẩm cá tra

BCT - 75

25 % CP bột cá nhạt

75% CP bột phụ phẩm cá tra

BCT - 100

-

100% CP bột phụ phẩm cá tra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long - 8


Bảng 2.8: Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí nghiệm



Nguyên liệu

BCT-0

BCT-25

BCT-50

BCT-75

BCT-100

Ngô

36,3

36,6

36,2

36,6

36,4

Tấm

29

28

28

27

26

Cám

8,4

8,4

8,4

8,4

8,4

Khô dầu nành

15

15

15

15

15

Bột cá nhạt

11,1

8,4

5,55

2,8

-

Bột phụ phẩm cá tra

-

3,4

6,65

10

14

Tổng cộng

100

100

100

100

100

Premix vitamin được bổ sung 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm,

Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A,

1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic.

Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin,

20.000 mg choline chloride.


Bảng 2.9: Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm





BCT-0

BCT-25

BCT-50

BCT-75

BCT-100

DM

89,3

89,5

89,6

89,7

89,8

OM

93,8

93,1

92,8

92,6

92,1

CP

18,2

18,1

18,0

18,2

18,1

EE

6,58

7,01

7,14

7,28

7,49

CF

4,00

4,14

4,29

4,51

4,58

NDF

22,7

23,1

23,4

23,7

23,7

Ash

6,25

6,89

7,23

7,42

7,88

ME (MJ/kg)

13,01

13,00

12,98

12,97

12,96

ME(Kcal/kg)

3107

3105

3100

3098

3097

Chỉ tiêu, %

Nghiệm thức


ME: năng lượng trao đổi là kết quả từ thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989) [75].

2.3.5 Thu mẫu và phân tích hóa học


Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi lần cho ăn trong ngày. Sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa. Từ đó tính được mức ăn vào thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF. DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990) [51]. Phân tích CF và NDF được thực hiện theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [120]. Gà thí nghiệm được cân vào mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng trọng.

2.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm


Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: lượng ăn vào trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn.


Lượng thức ăn ăn vào được xác định bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn hàng ngày và lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau để xác định lượng thức ăn ăn vào hàng ngày.

Tăng khối lượng của gà (g/con/ngày) được xác định bằng cách cân khối lượng từng gà khi bố trí thí nghiệm để xác định khối lượng ban đầu, sau đó cân vào cuối mỗi tuần và lúc kết thúc thí nghiệm. Gà thí nghiệm được xác định khối lượng từng con và toàn bộ số gà có trong mỗi đơn vị thí nghiệm lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng khối lượng của gà theo tuần. Tăng khối lượng của gà được tính theo công thức:

Tăng khối lượng (g/con/ngày) = (Khối lượng cuối thí nghiệm - Khối lượng đầu thí nghiệm)/số ngày thí nghiệm

Hệ số chuyển hóa thức ăn được tính bằng cách lấy số lượng thức ăn ăn vào trong giai đoạn chia cho tăng khối lượng theo giai đoạn.

Các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các cơ quan nội tạng được thực hiện bằng cách chọn 4 con gà có khối lượng đại diện trong mỗi đơn vị thí nghiệm để mổ khảo sát và chọn mẫu thịt ức và thịt đùi để phân tích thành phần chất dinh dưỡng của thịt gà Sao.

2.3.7 Xử lý số liệu


Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.


2.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt

2.4.1 Đối tượng thí nghiệm


Gà Sao được nuôi úm từ mới nở đến 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 kcal ME/kg. Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả gà, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm, gà Sao được bố trí vào thí nghiệm ở 5 tuần tuổi.

2.4.2 Chuồng trại thí nghiệm


Trại được lợp bằng lá hai mái, các dãy chuồng lồng được đóng bằng gỗ có diện tích 1,5 m2. Sàn chuồng được lót bằng lưới kẽm cách nền 60 cm, xung quanh mỗi ngăn chuồng được bao kín bằng lưới kẽm và phía trên chuồng được che phủ bằng lưới nylon. Mỗi ngăn chuồng lồng có diện tích 150 x 100 x 60 cm. Dưới đáy chuồng lồng được lắp đặt miếng nhựa plastic để hứng chất thải.

2.4.3 Thức ăn thí nghiệm


Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp tự trộn có 20% CP và 13,8 MJ ME/kg. Các nguyên liệu thức ăn được sử dụng để phối hợp khẩu phần được mua 1 lần từ một nguồn ổn định gồm ngô, tấm, cám, bột đậu nành và bột phụ phẩm cá tra trong suốt thời gian thí nghiệm. Riêng bã bia được mua 1 lần sử dụng cho 2 ngày và được trữ trong thùng có nắp đậy kín, để bảo quản trong điều kiện yếm khí.

2.4.4 Bố trí thí nghiệm


Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần thí nghiệm, là 5 mức độ thức ăn hỗn hợp giảm dần: 100; 80; 60; 40 và 20%, trong khi bã bia được cho ăn tự do, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 10 con gà Sao, có khối lượng tương đương nhau (334 - 352 g/con). Thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần. Tổng số gà thí nghiệm là 150 con.


Bảng 2.10: Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần thí nghiệm


Thành phần nguyên liệu

Tỷ lệ, %

Ngô

39,6

Tấm

28,0

Cám

8,40

Bột đậu nành

12,0

Phụ phẩm bột cá tra

12,0

Tổng cộng

100

Premix khoáng - vitamin được bổ sung ở mức 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm.

Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A,

1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic.

Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.


Bảng 2.11: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp và bã bia


Chỉ tiêu

Thức ăn hỗn hợp

Bã bia

DM (%)

88,4

25,9

OM (%)

95,1

96,4

CP (%)

20,4

29,9

EE (%)

5,4

18,1

CF (%)

2,2

16,3

NDF (%)

18,8

71,7

Ash (%)

5,1

3,6

ME (MJ/kg DM)

13,8

7,4

ME (kcal/kg DM)

3298

1768

ME: năng lượng trao đổi là kết quả từ thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989) [75].


2.4.5 Thu mẫu và phân tích hóa học


Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi lần cho ăn trong ngày, sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa, từ đó tính được mức ăn vào thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị


phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF. DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990) [51]. Phân tích CF và NDF được thực hiện theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [120]. Gà thí nghiệm được cân vào mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng khối lượng.

2.4.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm


Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: lượng ăn vào trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các cơ quan nội tạng.

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên như đã được mô tả trong thí nghiệm 3.

2.4.7 Xử lý số liệu


Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.


2.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của việc cung cấp cám với môn nước ủ chua và bột phụ phẩm cá tra đến tăng khối lượng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi

2.5.1 Đối tượng thí nghiệm


Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 kcal ME/kg. Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả gà, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm, gà Sao được bố trí vào thí nghiệm ở 5 tuần tuổi.

2.5.2 Chuồng trại thí nghiệm


Chuồng được lợp bằng lá hai mái, ô chuồng được đóng bằng gỗ tre diện tích 1,5 m2. Nền chuồng lót trấu và phía trên chuồng được che phủ bằng lưới nylon. Mỗi ngăn chuồng có diện tích 150 x 100 x 60 cm.

2.5.3 Thức ăn thí nghiệm


Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là cám, bột phụ phẩm cá tra và premix - khoáng - vitamin được mua 1 lần từ một nguồn ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Riêng môn nước ủ chua được làm như sau: lá và thân được thái nhỏ (2 - 3 cm) để qua đêm trong nhà cho ráo nước, sau đó đóng gói trong túi nhựa kín không khí trong 10 - 15 ngày (khi môn nước chuyển màu vàng sẫm) thì sử dụng cho gà Sao ăn.

2.5.4 Bố trí thí nghiệm


Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm 12 đơn vị thí nghiệm. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 con gà Sao có khối lượng tương đương nhau với khối lượng trung bình 403 g/con. Có tổng cộng 120 con gà Sao được bố trí vào thí nghiệm. Bốn nghiệm thức của thí nghiệm và công thức khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm được trình bày qua bảng 2.12.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí