ứng của chương trình đào tạo đổi mới | 110 | |
3.26 | So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nhóm đối chứng (khóa 15) và nhóm thực nghiệm (khóa 16) ở thời điểm trước thực nghiệm | Sau trang 115 |
3.27 | So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nhóm đối chứng (khóa 15) và nhóm thực nghiệm (khóa 16) ở thời điểm sau thực nghiệm (3 năm học) | Sau trang 116 |
3.28 | So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nhóm đối chứng (khóa 15) ở thời điểm trước và sau thực nghiệm | Sau trang 118 |
3.29 | So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nhóm thực nghiệm (khóa 16) ở thời điểm trước và sau thực nghiệm | Sau trang 120 |
II | SƠ ĐỒ | |
1.1 | Quy trình đổi mới chương trình giáo dục | 21 |
III | BIỂU ĐỒ | |
3.1 | So sánh kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng qua 6 kỳ học tập | 102 |
3.2 | So sánh kết quả đánh giá chuẩn đầu ra năng lực chuyên môn nhóm đối thực nghiệm và nhóm đối chứng | 106 |
3.3 | So sánh tỷ lệ sinh viên đạt chuẩn đầu ra kỹ năng cứng | Sau trang 109 |
3.4 | So sánh tỷ lệ sinh viên không đạt đạt chuẩn đầu ra kỹ năng cứng | Sau trang 109 |
3.5 | So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước thực nghiệm | Sau trang 115 |
3.6 | So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở thời điểm sau thực nghiệm (3 năm học) | Sau trang 116 |
3.7 | So sánh chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nhóm đối | Sau trang |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ - 1
- Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ - 3
- Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ - 4
- Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ - 5
Xem toàn bộ 287 trang tài liệu này.
chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm | 118 | |
3.8 | So sánh chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau thực nghiệm | Sau trang 120 |
3.9 | So sánh nhịp tăng trưởng của nam sinh viên NĐC và NTN | 122 |
3.10 | sánh nhịp tăng trưởng của nữ sinh viên NĐC và NTN | 123 |
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghi lần thứ tám Ban Chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ: Muốn xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã Hội, trước hết phải đổi mới căn bản, toàn diện công tác Giáo dục và Đào tạo. Quá trình đổi mới đó việc giao cho các cơ sở tự chủ trong đào tạo là một trong những vấn đề trọng tâm. Đối với giáo dục đại học, nghị quyết chỉ rõ mục tiêu là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toàn xã hội theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội. Triển khai cơ chế phối hợp giữa các trường bảo đảm chất lượng, thống nhất chương trình, giáo trình theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo. Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu của người học và chuyển đổi ngành, nghề của xã hội. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW các cơ sở đào tạo trên toàn quốc đã triển khai rất khẩn trương, nghiêm túc, trong đó có trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ [3],[15]
Trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ là trường đại học công lập đa ngành đã hình thành và phát triển liên tục từ năm 2003 đến nay, công tác đào tạo của nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Năm 2012 nhà trường chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo trình độ cử nhân ngành Giáo dục Thể chất. Để công tác đào tạo đạt kết quả cao, đáp ứng với yêu cầu của xã hội, chương trình đào tạo ngành Giáo dục Thể chất luôn được nhà trường cập nhật, đổi mới, tuy nhiên sau gần 10 năm đào tạo cho thấy còn nhiều bất cập về mục tiêu, quy trình, phương pháp đào tạo......Kết quả đào tạo chưa đúng với chuẩn đầu ra,
2
sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội, đặc biệt là đáp ứng với chương trình Giáo dục Thể chất ở phổ thông theo chương trình phổ thông năm 2018 [64]
Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Lê Đức Ngọ (2000); Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012); Trần Vũ Phương (2016)..... đã đề cập đến vấn đề xây dựng, đổi mới, ứng dụng chương trình đào tạo cử nhân ngành GDTC. Tuy nhiên cho tới nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ [43],[53].
Với mục đích theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, giảm tải kiến thức hàn lâm, tăng cường thực hành, thực tế nghề nghiệp, phát triển năng lực và phẩm chất của người học đúng theo tinh thần của Nghị quyết TW8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đồng thời đáp ứng được với những yêu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn mới. Chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ”.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tiến hành đánh giá toàn diện, đầy đủ về thực trạng chất lượng đào tạo trình độ đại học ngành giáo dục thể chất, đồng thời tiến hành rà soát, đổi mới chương trình, đảm bảo phù hợp với năng lực người học, đáp ứng được với những nhu cầu xã hội đặt ra, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài đề ra 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu Thực trạng chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ.
Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu ứng dụng đánh giá chất lượng chương trình đổi mới.
Giả thuyết khoa học
3
Phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ hiện nay còn nhiều bất cập, sản phẩm đào tạo đạt được chuẩn đầu ra ở mức độ thấp, mức độ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động của sinh viên sau tốt nghiệp chưa cao. Nếu nghiên cứu đổi mới được phần kiến thức ngành của chương trình đào tạo theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp, giảm kiến thức hàn lâm, tăng thực hành, thực tế nghề nghiệp, phát triển năng lực và phẩm chất người học thì sản phẩm đào tạo sẽ đáp ứng tốt chuẩn đầu ra và nhu cầu của thị trường lao động. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ.
Ý nghĩa khoa học của luận án:
Hệ thống hóa và hoàn thiện các vấn đề về lý luận liên quan đến các vấn đề về Giáo dục và Đào tạo, về GDTC của Đảng và nhà nước, những yêu cầu cấp bách về đổi mới Giáo dục và Đào tạo ở nước ta hiện nay cũng như đổi mới đào tạo trình độ đại học ngành GDTC. Các quan điểm, mô hình về phát triển và đánh giá chương trình đào tạo trong nước và quốc tế, định hướng đổi mới chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC tại trường đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Đánh giá thực trạng các điều kiện đảm bảo và nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ. Tiến hành đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC của nhà trường. Sử dụng chương trình đổi mới vào đào tạo trình độ đại học ngành GDTC tại trường bước đầu đánh giá nội dung đổi mới của chương trình đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục và đổi mới giáo dục
1.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vai trò của Giáo dục - Đào tạo trong sự nghiệp phát triển đất nước
Giáo dục và đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục, đào tạo đối với sự nghiệp xây dựng đất nước theo mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực quan trọng này. Đại hội XII của Đảng đã xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực là một trong những định hướng lớn để hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quan điểm về giáo dục đào tạo trong văn kiện Đại hội XII của Đảng là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng [4].
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí cho mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống chính trị, xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất [4].
Giáo dục và Đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục và đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng đủ sức đề kháng, chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa [4].
Giáo dục và Đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục cấp trung học cơ sở, trình độ lao động phổ thông còn thấp, ít được đào tạo nghề vẫn còn khoảng 60% lao động nông nghiệp nên hiện mới bước đầu xây dựng nền kinh tế tri thức. Giáo dục và Đào tạo phát huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là điều kiện phấn đấu đến năm 2020
5
Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp đi theo hướng hiện đại [1], [2], [3], [4].
Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng vào phát triển khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định của nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức được hiểu là kinh tế trong đó có sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thưc là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế, làm giàu của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới đều có chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Trong báo cáo “giám sát toàn cầu giáo dục cho con người”, tổ chức UNESCO cũng đã khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục và đào tạo [1], [2], [3], [4].
Trước những đòi hỏi cấp bách về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta khẳng định một trong những nhiệm vụ cốt yếu để phát triển trí tuệ cho nhân dân là nâng cao hiệu quả, chất lượng của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Vì vậy ngay từ nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã coi khoa học, công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đến các đại hôi lần thứ VIII, IX, X, XI Đảng tiếp tục khẳng định đường lối phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, quán triệt quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu [1], [2], [3], [4].
Nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục và Đào tạo đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước nói chung và sự phát triển con người nói riêng, Đảng ta đã và đang chăm lo, quan tâm phát triển một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam” [4]
1.1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội
Đổi mới giáo dục và đào tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm, đặt ra như một trong những yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp phát triển đất nước. Quan điểm đó đã được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ lần thứ IV đến lần thứ XII, cũng như trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo.