Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ - 4

14


1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong xây dựng chương trình đào tạo

Khái niệm chuẩn đầu vào chương trình đào tạo: là những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm mà người học cần có để theo học chương trình đào tạo [18]

Khái niệm chuẩn đầu ra chương trình đào tạo: là yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp [18]

Khái niệm khung chương trình: Là văn bản nhà nước quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các chương trình đào tạo. Khung chương trình xác định sự khác biệt về chương trình tương ứng với các trình độ đào tạo khác nhau [18].

Khái niệm chương trình khung: là văn bản do nhà nước ban hành quy định cho từng ngành đào tạo cụ thể, trong đó quy định cơ cấu, nội dung môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên môn, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Nó bao gồm khung chương trình cộng với nội dung cốt lõi, chuẩn mực tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo của tất cả các trường. Căn cứ vào chương trình khung, các trường xây dựng chương trình đào tạo của trường mình, khác với chương trình khung, chương trình đào tạo có thể hàm chứa kiến thức từ một ngành hoặc một số ngành [18].

Khái niệm chương trình đào tạo: là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với khung trình độ quốc gia Việt Nam [18]

Theo Wentling (1993): chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 287 trang tài liệu này.


chặt chẽ[ 102].

Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ - 4

Theo Tyler (1949) cho rằng, chương trình đào tạo về cấu trúc phải có 4 Phần cơ bản : Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp hay quy trình đào tạo; Cách đánh giá kết quả đào tạo. Như vậy chương trình đào tạo hay chương trình giảng dạy không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tỏ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo[101].

Khái niệm chương trình đào tạo định hướng ứng dụng: là chương trình có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người [18].

Khái niệm chuẩn chương trình đào tạo của một trình độ giáo dục đại học: là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của các ngành (các nhóm ngành, lĩnh vực) ở trình độ đó; bao gồm yêu cầu về mục tiêu, chuẩn đầu ra (hay yêu cầu đầu ra), chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào), khối lượng học tập tối thiểu, cấu trúc và nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, các điều kiện thực hiện chương trình để bảo đảm chất lượng đào tạo [18].

Khái niệm chuẩn chương trình đào tạo của một ngành (hoặc của một nhóm ngành, một lĩnh vực) ở một trình độ: là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của ngành đó (hoặc nhóm ngành, lĩnh vực đó), phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng [18].

Khái niệm giáo dục thể chất (Physical Education) là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người.

Khái niệm môn học, học phần (sau đây gọi chung là học phần): là một tập hợp hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế nhằm thực hiện một số mục tiêu học tập cụ thể, trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng thuộc một phạm vi chuyên môn hẹp trong chương trình đào tạo. Một học phần thông thường được tổ chức giảng dạy, học tập trong một học kỳ [18].

Khái niệm chương trình môn học: là một bản kế hoạch cho nhà trường trong đó thể hiện rõ mục tiêu, thời gian, nội dung, cách thức thực hiện, cách thức kiểm tra đánh

16


giá kết quả học tập trong một môn học cụ thể, được dựa trên chương trình quốc gia, chương trình nhà trường và kế hoạch hoạt động của nhà trường.

Khái niệm phát triển chương trình môn học: là sự xem xét, phân tich, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, cải tiến chương trình để cho chương trình môn học được hoàn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu, sở thích, đặc điểm tâm sinh lý của người học, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Quy trình phát triển chương trình môn học: gồm 4 bước Bước 1: Phân tích tình hình

phân tích nhu cầu về môn học là quá trình phân tích các yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu, cấu trúc, nội dung của chương trình môn học nhằm mục đích nắm được thông tin của các bên liên quan về mức độ cần thiết, ý nghĩa, vai trò của môn học trong chương trình đào tạo của ngành, môn học này còn cần thiết cho ngành đào tạo hay không? Môn học này có giúp cho người học sau khi ra trường hay không?

Phân tích nhu cầu môn học để tìm ra ưu điểm, hạn chế của môn học đó

Nhu cầu xã hội dựa trên sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ của quốc gia, vùng miền để đưa ra chương trình môn học sao cho phù hợp với sự phát triển, nhu cầu của quốc gia, vùng miền.

Bước 2: Thiết kế

Mục tiêu: Dựa vào mục đích của môn học đã được công bố, xác định mục tiêu của môn học. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ phải phù hợp và gắn với nội dung, yêu cầu của môn học, mục tiêu chung của chương trình môn học, ngành đào tạo.

Thời gian: tùy thuộc vào thời lượng học chung mà nhà trường quyết định, nội dung môn học, lớp học, đặc điểm nhận thức và khả năng học tập của người học để phân bổ số tiết học cho phù hợp.

Chuẩn đầu ra: Dựa vào mục tiêu của môn học, cách tiếp cận của nhà trường để đưa ra chuẩn tối thiểu cần đạt được của người học.

Nội dung: việc lựa chọn nội dung cho môn học cần căn cứ vào mục tiêu của môn học đó và các điều kiện thực thi của cơ sở đào tạo, khả năng của người học. Lựa chọn nội dung cho môn học cần tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học.

Phương pháp: các phương pháp truyền thống và hiện đại, chú trọng lấy người

17


học làm trung tâm.

Cách thực hiện: dựa vào kế hoạch học tập đã được thiết kế để lên lớp cho phù hợp với quy định.

Cách đánh giá: đánh giá hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết hợp đánh giá của giáo viên, phụ huynh và người học, đánh giá dựa vào sự tiến bộ của người học.

Bước 3: Thực hiện

Dựa vào bản kế hoạch đã thiết kế người giáo dục triển khai kế hoạch dạy học cho người học theo đúng kế hoạch, trong quá trình đó người dạy quan sát, đánh giá, xem xét, cập nhật, bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp với mục tiêu đề ra.

Bước 4: Đánh giá

Dựa vào quá trình thự hiện và kết quả đầu ra của người học, xem xét chương trình môn học có phù hợp với người học không, có hiệu quả không từ đó rút ra kinh nghiệm và bổ sung, điều chỉnh để chương trình phù hợp hơn.

Khái niệm thành phần của một chương trình đào tạo: là một nhóm học phần và các hoạt động học tập, nghiên cứu khác có đặc điểm chung về chuyên môn; có vai trò rõ nét trong thực hiện một nhóm mục tiêu và yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo. Các thành phần được sử dụng để thiết kế cấu trúc tổng thể của chương trình đào tạo, như giáo dục đại cương, khoa học cơ bản, cơ sở và cốt lõi ngành, thực tập và trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và các thành phần khác [18].

Khái niệm chất lượng của chương trình đào tạo: là sự đáp ứng Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học và của Khung trình độ Quốc gia, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội [18].

Khái niệm chất lượng chương trình đào tạo giáo viên: là sự đáp ứng mục tiêuchung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo viên, đáp ứngcác yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục, Luật giáo dục nghề nghiệp và Khungtrình độ quốc gia Việt Nam, phù hợp với nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương,của ngành giáo dục và xã hội [18].

Khái niệm hiệu quả chương trình đào tạo: là chất lượng đào tạo mang lại cho người học và kết quả tốt đẹp (lợi ích mang lại) của cơ sở đào tạo khi triển khai thực

18


hiện chương trình đào tạo (bao gồm vận hành, tổ chức và công tác hỗ trợ thực hiện CTĐT) và khả năng đóng góp phát huy phát triển ngề nghiệp của bản thân của người học sau khi được đào tạo [18]

Khái niệm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học: là mức độ yêu cầu về những nội dung và Điều kiện mà chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục [19]

Khái niệm tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học: là mức độ yêu cầu và Điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn [19].

Khái niệm đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học: là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; bản mô tả chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của người học; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; đội ngũ nhân viên; người học và hoạt động hỗ trợ người học; cơ sở vật chất và trang thiết bị; nâng cao chất lượng và kết quả đầu ra [19]

1.2.2. Mô hình phát triển chương trình

Mô hình phát triển chương trình là những nhận định, quan điểm của các tác giả trong việc xây dựng, phát triển hay đổi mới chương trình đào tạo sao cho kết quả đào tạo đạt được mục đích của người xây dựng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các mô hình phát triển chương trình sẽ giúp ích rất nhiều cho luận án trong việc tìm ra quy trình đổi mới chương trình đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ đại học ở trường đại học Hùng Vương. Từ mục đích đó, luận án tiến hành nghiên cứu một số mô hình phát triển chương trình có ảnh hưởng nhiều đến các quan điểm phát triển chương trình trên thế giới, gồm: Mô hình phát triển chương trình của Raph Tyler; mô hình phát triển chương trình của Taba; mô hình phát triển chương trình của Hunkins và mô hình phát triển chương trình của Peter F. Oliva [101], [94], [92], [90].

Mô hình phát triển của Raph Tyler: Đây là một trong những mô hình nổi tiếng của việc xây dựng chương trình vì có sự quan tâm đến hoạch định các giai đoạn. Raph Tyler cho rằng việc phát triển chương trình giáo dục cần phải dựa theo 4 nguyên tắc

19


sau: 1) Xác định mục đích chương trình/mục đích nhà trường; 2) Xác định các hoạt động giáo dục gắn với các mục đích đó; 3) Xác định cách tổ chức hoạt động học tập;

4) Xác định cách đánh giá việc đạt các mục đích đã xác định và đề ra. Trên cơ sở 4 nguyên tắc, Raph Tyler đưa ra qui trình xây dựng chương trình gồm 6 bước: 1) Phân tích nhu cầu; 2) Xác định mục tiêu giảng dạy; 3) Lựa chọn nội dung giảng dạy; 4) Sắp xếp nội dung; 5) Thực hiện nội dung; và 6) Đánh giá [101].

Mô hình phát triển chương trình của Taba: Taba đề nghị trình tự 8 bước sau đây cho những người làm chương trình trước khi đưa ra các đơn vị thử nghiệm: 1) Chẩn đoán nhu cầu; 2) Hình thành các mục tiêu; 3) Lựa chọn nội dung; 4) Sắp xếp nội dung; 5) Lựa chọn các phương pháp, chiến lược dạy học; 6) Sắp xếp các hoạt động học tập; 7) Xác định các yếu tố cần đánh giá; 8) Kiểm tra sự cân đối và trình tự (về các nội dung dạy học và các hoạt động học tập). Bước tiếp theo là khâu kiểm tra các chương trình thử nghiệm nhằm xác định tính hiệu lực và tính khả thi có thể áp dụng vào giảng dạy của các chương trình thử nghiệm, xem có đáp ứng yêu cầu của bậc học, ngành học, môn học và các điều kiện môi trường thử nghiệm khác hay không. Trên cơ sở kết quả của khâu kiểm tra này, các chương trình thử nghiệm cần được chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với nhu cầu, khả năng của người học, khả thi với các nguồn lực và các phương pháp giảng dạy khác nhau. Cũng trên cơ sở đó, người làm chương trình nêu ra những nguyên tắc và đưa ra các kiến nghị về việc lựa chọn nội dung, tổ chức các hoạt động dạy học và các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình [94].

Mô hình phát triển chương trình của Hunkins: Hunkins đề xuất một mô hình phát triển chương trình giáo dục gồm 7 bước sau đây: 1) Quan niệm, tính pháp lý của chương trình; 2) Chẩn đoán chương trình; 3) Xác định nội dung chương trình; 4)Lựa chọn các hoạt động; 5) Thực thi chương trình; 6) Đánh giá chương trình; 7) Duy trì chương trình. Điều làm cho mô hình phát triển chương trình của Hunkins khác với mô hình trước đó chính là bước thứ nhất - đưa ra quyết định chương trình: xem xét các quan niệm và tính hợp pháp của chương trình học. Bước này đòi hỏi những người tham gia xây dựng chương trình cần xem xét thảo luận kỹ lưỡng về bản chất của chương trình dự kiến được xây dựng cũng như giá trị của chương trình được xây dựng về mặt chính trị, giáo dục và xã hội; đồng thời, đòi hỏi những người ra quyết định

20


chương trình phải am hiểu về lĩnh vực chương trình, đặc biệt cần am hiểu bản chất và hiệu lực của chương trình [92].

Mô hình phát triển chương trình của Peter F. Oliva: Quan điểm của Peter F. Oliva về thiết kế mô hình xây dựng chương trình học, mô hình cần đảm bảo một số tiêu chí sau: 1) Đơn giản, dễ hiểu; 2) Toàn diện đủ các thành phần; 3) Mối quan hệ giữa các thành phần phải rõ ràng, đảm bảo tính logic và hệ thống; 4) Mối quan hệ giữa chương trình và việc giảng dạy, truyền tải chương trình. Trên cơ sở tiêu chí này, Peter

F. Oliva đề xuất mô hình phát triển chương trình gồm 12 thành phần: 1) Tuyên bố mục đích và triết lý giáo dục; 2) Xác định mục đích chương trình; 3) Xác định mục tiêu chương trình; 4) Xắp xếp nội dung và thực hiện chương trình; 5) Xác định mục đích giảng dạy; 6) Xác định mục tiêu giảng dạy; 7) Lựa chọn các chiến lược giảng dạy; 8) Lựa chọn sơ bộ các kỹ thuật đánh giá; 9) Thực hiện các chiến lược đánh giá; 10) Lựa chọn các kỹ thuật kiểm tra - đánh giá sau cùng; 11) Đánh giá việc giảng dạy; 12) Đánh giá chương trình giảng dạy. Một điểm khác cuả mô hình của Peter F. Oliva với các mô hình phát triển chương trình khác thể hiện ở chỗ có sự lồng gép kết hợp được 2 quá trình: Các thành phần của quá trình xây dựng chương trình và các thành phần hoạt động triển khai truyền tải chương trình tới người học - đó là quá trình giảng dạy. Hai quá trình này không thể tách rời nhau mà luôn phải gắn kết, kết hợp với nhau, nếu chương trình tách rời khỏi hoạt động giảng dạy thì không có ý nghĩa gì [90].

Qua xem xét và phân tích các mô hình phát triển chương trình cho thấy mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng, đều có những điểm giống và khác nhau trong cách phân chia giai đoạn. Song, luận án có cùng một quan điểm chung đó là: Phát triển hay đổi mới chương trình là quá trình xác định và tổ chức toàn bộ các hoạt động được liệt kê để đạt được mục tiêu và mong muốn của đơn vị hay cá nhân xây dựng chương trình đào tạo, dựa trên một thiết kế hoặc một mô hình hiện hành. Quy trình đổi mới chương trình giáo dục bao gồm 5 bước sau: 1) Phân tích tình hình, nhu cầu; 2) Xác định mục đích, mục tiêu; 3) Thiết kế, xây dựng; 4) Thực thi; 5) Đánh giá.

Quá trình Đổi mới chương trình giáo dục cần phải được hiểu như một quá 1

Quá trình Đổi mới chương trình giáo dục cần phải được hiểu như một quá trình liên tục và khép kín, do đó 5 bước nêu trên không phải được sắp xếp thẳng hàng mà phải được xếp theo một vòng tròn đươc thể hiện như sau:

21


Sơ đồ 1.1. Quy trình đổi mới chương trình giáo dục

Cách sắp xếp trên cho thấy rõ, đây là một quá trình liên tục để hoàn thiện và không ngừng phát triển chương trình giáo dục, khâu nọ ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kia, không thể tách rời từng khâu riêng rẽ hoặc không xem xét đến tác động hữu cơ của các khâu khác. Chẳng hạn, khi bắt đầu thiết kế một chương trình giáo dục cho một khóa học nào đó người ta thường phải đánh giá chương trình giáo dục hiện hành (khâu đánh giá chương trình giáo dục), sau đó kết hợp với việc phân tích tình hình cụ thể - các điều kiện dạy và học trong và ngoài trường, nhu cầu đào tạo của người học và của xã hội… (khâu phân tích tình hình) để đưa ra mục tiêu đào tạo của khóa học. Tiếp đến trên cơ sở của mục tiêu đào tạo mới xác định nội dung đào tạo, lựa chọn các phương pháp giảng dạy, phương tiện hỗ trợ giảng dạy, phương pháp kiểm tra, thi thích hợp để đánh giá kết quả học tập. Tiếp đến cần tiến hành thử nghiệm chương trình giáo dục ở qui mô nhỏ xem nó có thực sự đạt yêu cầu hay cần phải điều chỉnh gì thêm nữa. Toàn bộ công đoạn trên được coi như giai đoạn thiết kế chương trình giáo dục. Kết quả của giai đoạn thiết kế chương trình giáo dục sẽ là một bản chương trình giáo dục cụ thể. Nó cho biết mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, các điều kiện và phương tiện hỗ trợ đào tạo, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng như việc phân phối thời gian đào tạo.

Sau khi thiết kế xong chương trình giáo dục có thể đưa nó vào thực thi, tiếp đến là khâu đánh giá. Tuy nhiên, việc đánh giá chương trình đào tạo không phải chỉ chờ

Xem tất cả 287 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí