Một Số Nghiên Cứu Đánh Giá Ban Đầu Về Việc Vận Dụng Phương Pháp Qhsdđ Vào Thực Tiễn Ở Việt Nam



năng đất vùng trung du, (2) Hiện trạng đất vùng trung du và (3) Các kiến nghị về sử dụng đất bền vững.

- Qua nghiên cứu hệ thống Nông nghiệp tại khu vực đồng bằng Sông Hồng, Đào Thế Tuấn (1998) đã phát hiện được nhiều tồn tại, nguyên nhân của nó và đã đề xuất các mục tiêu và giải pháp khắc phục [34].

- Trên cơ sở tổng hợp các luận điểm về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước các tác giả Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Chí Thành và Phạm Đức Viên (1993) đã xây dựng giáo trình hệ thống nông nghiệp. Ngoài phần hệ thống hoá nông nghiệp, các tác giả đã đề xuất chiến lược phát triển, dự kiến cấu trúc và thứ bậc hệ thống nông nghiệp, công trình hỗ trợ đắc lực cho công tác nông nghiệp trên các phương diện về lý luận và thực tiễn [35].

- Về định hướng QHSDĐ cho cả nước đến năm 2000, năm 1994 Tổng cục Địa chính xây dựng định hướng QHSDĐ trên quy mô cả nước giai đoạn 1995 - 2000 [38]. Trong đó việc lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác cũng được đề cập tới. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển đến năm 2000 làm căn cứ để các các ngành, các địa phương thống nhất triển khai công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất [38]. Chương trình tập huấn dự án hỗ trợ LNXH năm 1997 của trường Đại học Lâm nghiệp đã đề cập đến các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân. Các tác giả: Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên và Trần Ngọc Bình (1997) đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước biên soạn

[36] tài liệu với những vấn đề chính như sau: (1) Các khái niệm và phương pháp tiếp cận trong quá trình tham gia; (2) Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân; (3) Tổ chức quá trình đánh giá nông thôn và (4) Thực hành tổng hợp.

- Để làm cơ sở cho chiến lược sử dụng đất hợp lý có hiệu quả theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, trong luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Nguyễn Huy Phồn (1997) [42], đã tiến hành đánh giá các loại hình đất chủ yếu trong Nông - lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm của



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

miền núi Bắc bộ Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá một cách tương đối có hệ thống về đất đai và hiện trạng sử dụng đất Nông - lâm nghiệp vùng trung tâm miền núi Bắc bộ, tác giả đã xây dựng bản đồ thích nghi sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000, đối với một số loại hình sử dụng đất bền vững phục vụ các mục tiêu kinh tế và môi trường cho toàn vùng.

- Tài liệu tập huấn về QHSDĐ và GĐLN có sự tham gia của người dân tác giả Trần Hữu Viên (1997) [54]. Trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp QHSDĐ trong nước và phương pháp QHSDĐ của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đã nêu lên khái niệm, nguyên tắc chỉ đạo, QHSDĐ và giao đất có sự tham gia của người dân.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 3

- Trong tài liệu hướng dẫn công tác QHSDĐ và GĐLN có sự tham gia của người dân, Đoàn Diễm (1997) [18] đã tập trung vào các chủ đề sau: (1) Phương pháp QHSDĐ và GĐLN ở Việt Nam; (2) Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp của dự án GCP/VIE/024/ITA; (3) Những tồn tại của QHSDĐ và GĐLN ở Việt Nam và Quốc tế; (4) Kiến nghị phương pháp đơn giản về QHSDĐ và GĐLN có sự tham gia của người dân.

- Năm 1999, Trần Hữu Viên và Lê Sỹ Việt [55] đã nêu rõ: xã là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất, là đơn vị quản lý và tổ chức sản xuất Lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Công tác quy hoạch cần giải quyết những nội dung sản xuất, các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và xã hội thật chi tiết và cụ thể.

Những tài liệu nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để tiến hành QHSDĐ và giao đất theo phương pháp người dân cùng tham gia ở nước ta.

1.3.2. Một số nghiên cứu đánh giá ban đầu về việc vận dụng phương pháp QHSDĐ vào thực tiễn ở Việt Nam

- Nghiên cứu và thử nghiệm đầu tiên về QHSDĐ và GĐLN cấp xã trong những năm gần đây được tiến hành với quy mô rộng rãi. Những nghiên cứu đầu tiên được tiến hành tại các xã như: Xã Tử Nê, huyện Tân Lạc; xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình vào năm 1993, do Dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp thực hiện [33]. Qua đó, dự án đã tổng hợp những bài học kinh



nghiệm cho thấy công tác QHSDĐ được coi là một nội dung chính cần được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tôn trọng tập quán làm nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập kế hoạch và giao đất, có sự tham gia tích cực của người dân, Già làng, Trưởng bản và chính quyền cấp xã. Cần phải có kế hoạch sử dụng đất chi tiết, tránh được các mâu thuẫn của cộng đồng phát sinh sau khi quy hoạch.

- Trong chương trình phát triển Nông thôn miền núi Việt Nam - Thuỷ Điển giai đoạn 1996 - 2001 trên phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ, Dự án đã tiến hành thử nghiệm trong công tác quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở kế hoạch phát triển cấp thôn bản và hộ gia đình. Theo Bùi Đình Toái [32] và Nguyễn Hải Nam [27] năm 1998, tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA để tiến hành QHSDĐ; tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất 3 cấp đó là xã, thôn và hộ gia đình. Đến năm 1998 trên toàn vùng dự án có 78 thôn bản được QHSDĐ theo phương pháp có người dân tham gia. Công tác QHSDĐ trong giai đoạn này đã căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng đất với cách tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế hoạch có tính khả thi cao hơn. Tuy nhiên, trong khi tiến hành QHSDĐ ở đây chưa tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa chủ trương của Nhà nước với nhu cầu nguyện vọng của nhân dân địa phương. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm ra một phương pháp quy hoạch tại địa phương với sự kết hợp hài hoà giữa ưu tiên của chính phủ và nhu cầu sử dụng đất của cộng đồng dân cư.

- Năm 1996, tác giả Vũ Văn Mễ và Desloges đã thử nghiệm phương pháp QHSDĐ có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh [25] đã đề xuất các nguyên tắc và các bước cơ bản khi QHSDĐ trong đó cấp xã đóng vai trò phát triển trong phương pháp quy hoạch. Khi thử nghiệm phương pháp này cho các tỉnh Thừa Thiên Huế, Gia Lai và Sa Đéc tác giả đã cho rằng QHSDĐ cấp xã phải dựa trên tình trạng sử dụng đất hiện tại, tiềm năng sản xuất của đất, các quy định của Nhà nước và nhu cầu nghĩa vụ của nhân dân. Xem xét mọi vấn đề liên quan đến đất đai và sử dụng tài nguyên cho thấy cách tiếp cận tổng hợp và toàn diện này phù hợp và xu thế chung của thế giới hiện nay về áp dụng các phương pháp quy hoạch tổng hợp [26].



- Năm 1996, Qua tổng kết các kinh nghiệm nhiều nơi Cục kiểm lâm soạn thảo và xuất bản tài liệu hướng dẫn “Nội dung, biện pháp và trình tự tiến hành giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã” [16]. Đây là tài liệu sửa đổi lần thứ 2 có nhiều bổ sung vào tài liệu năm 1994, đã đáp ứng phần nào về những hướng dẫn cơ bản về nội dung và nguyên tắc. Những yêu cầu về chuyên môn và phương pháp trong tài liệu hướng dẫn này còn mang nhiều phương pháp điều tra truyền thống, phù hợp với điều tra rừng trước đây. Bản hướng dẫn này cần hoàn thiện theo hướng dừng lại ở những nguyên tắc và phương pháp cơ bản, không nên có bản hướng dẫn chi tiết cụ thể dẫn đến ngộ nhận rằng quy hoạch lâm nông nghiệp cấp địa phương theo một chu trình cứng.

- Chương trình hợp tác Việt - Đức về phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà

[1] ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp QHSDĐ và GĐLN tại 2 xã thuộc 2 huyện Yên Châu tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Trên cơ sở hướng dẫn trực tiếp của Chi cục kiểm lâm, với cách làm 6 bước lấy cấp thôn bản làm đơn vị quy hoạch và GĐLN để áp dụng cách tiếp cận LNXH đối với cộng đồng dân tộc vùng cao. Sự khác biệt ở đây với chương trình khác là lấy cấp thôn bản làm đơn vị quy hoạch phù hợp với đặc thù vùng cao, phù hợp với kết quả nghiên cứu xã hội và cộng đồng của Donovan và nhiều người khác, năm 1997 [56] ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

- Kết quả nghiên cứu “Đề tài tiến sĩ khoa học Nông nghiệp” của Nguyễn Bá Ngãi [28] cùng với nhóm tư vấn của dự án khu vực Lâm nghiệp Việt nam - ADB đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch và xây dựng tiểu dự án cấp xã. Mục tiêu là đưa ra một phương pháp quy hoạch Lâm - nông nghiệp cấp xã có sự tham gia của người dân.

- Trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề QHSDĐ Nông - lâm nghiệp được nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập tới. ví dụ như Reichenberg, (1992) cho rằng ở Việt Nam chưa có QHSDĐ cấp vi mô, được xây dựng trên cơ sở xem xét các khía cạnh của tất cả các ngành trong tương lai.



- Trong dự án phát triển nông thôn ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc cạn trước đây đã thực hiện các hoạt động QHSDĐ Nông - lâm nghiệp, tăng cường kỹ năng trong Nông lâm kết hợp cho 41 bản, với 1.155 người tham gia, đã tiến hành quản lý trồng trọt và lập kế hoạch phát triển thôn bản, đồng thời phát triển được 612 mô hình ở Bắc Can và 89 mô hình ở Cao Bằng.

- Trong những năm trước đây, các chương trình và dự án Nông lâm nghiệp như dự án PAM, Việt - Đức (KWF) triển khai tại các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Thanh Hoá, Quảng Ninh... do GTZ tài trợ cũng đã sử dụng triệt để phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia người dân. Về mặt lý luận, một số đề tài nghiên cứu của Đinh Văn Đề [19], Nguyễn Hữu Tân [30], Nguyễn Bá Ngãi [28], Nguyễn Phúc Cường [17], Trần Thanh Huyền [21] ... đã tiến hành ở một số địa phương, có những đánh giá và kết quả có ý nghĩa thực thực tiễn nhất định đối với quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp nói riêng và quy hoạch sử dụng đất nói chung có sự tham gia của người dân.

1.3.3. Đánh giá ban đầu về vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam

Đánh giá, phân tích các nghiên cứu và thử nghiệm về QHSDĐ ở Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau:

- Hiện tại ở Việt Nam đã có những nghiên cứu, thử nghiệm liên quan đến QHSDĐ cấp vi mô, nhưng những thử nghiệm này còn nhiều hạn chế, mới chỉ nghiên cứu chủ yếu đối tượng đất phục vụ cho sản xuất mà chưa chỉ ra được vai trò quan trọng của môi trường sinh thái.

- Phương pháp QHSDĐ còn nhiều hạn chế và thiếu sự thống nhất, mỗi dự án sử dụng một phương pháp riêng.

- Phương pháp QHSDĐ có sự tham gia của người dân, đã được áp dụng ở một số địa phương, tuy đã đạt được một số thành công nhưng chưa tổng kết xác định đối tượng cụ thể tham gia nên chưa xây dựng được phương pháp chung nhất cho QHSDĐ.

- Thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành kinh tế trong việc xây dựng phương án QHSDĐ dẫn tới việc lúng túng, chồng chéo trong sử dụng đất ở nhiều địa



phương, nhiều bản quy hoạch phải liên tục bổ sung cập nhật, nên việc chỉ đạo và quản lý gặp nhiều khó khăn.

- Phương pháp quy hoạch dựa trên thuộc tính của đất đai, ít xét đến tiềm năng đất đai, nhu cầu và khả năng của cộng đồng. Công tác quy hoạch thường dựa vào ý kiến chủ quan của các nhà quy hoạch, thiếu sự đóng góp và tham gia ý kiến của người dân. Chính vì vậy không khai thác được kinh nghiệm của người dân địa phương dẫn đến tính khả thi chưa cao.

- Trong công tác QHSDĐ còn thiếu các nghiên cứu cơ bản hỗ trợ cho từng địa phương cụ thể, một số vấn đề cần tiến hành nghiên cứu trước như đánh giá tiềm năng đất đai, nghiên cứu chiến lược thị trường tiêu thụ Lâm nông sản, nghiên cứu tập đoàn cây trồng… dẫn tới tính khả thi của phương án QHSDĐ không cao. Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của người dân đang được chú ý và thí điểm ở một số nơi. Những kết quả đưa ra tuy đạt được một số thành công nhưng chưa được tổng kết, hiệu quả của quy hoạch chưa được khẳng định.

Khắc phục những hạn chế trên, đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản như: phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân trong QHSDĐ, phương pháp đánh giá đất đai, phân tích hệ thống canh tác, lựa chọn cơ cấu tập đoàn cây trồng và tiến hành QHSDĐ trên địa bàn một cách khoa học, bền vững.



Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá làm cơ sở cho chính quyền và nhân dân xã Trung Lý quản lý, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Bổ sung cơ sở khoa học cho quy hoạch, sử dụng các loại đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá.

- Xác định nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước về tổ chức quản lý, sử dụng đất đai khoa học, hiệu quả đối với xã Trung Lý.

- Phân bổ quỹ đất hợp lý để sử dụng đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện bảo vệ đất đai, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững tại xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã;

- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất;

- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành và lĩnh vực;

- Các chính sách, pháp luật liên quan đến Quy hoạch sử dụng đất.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:



2.3.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý

- Nghiên cứu cơ sở khoa học của quy hoạch sửa dụng đất;

- Điều tra, phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Trung Lý;

- Nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng đất qua các thời kỳ tại xã Trung Lý;

- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực xã Trung Lý;

2.3.2. Đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2013 - 2020

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Kế thừa tài liệu có sẵn

- Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm - nông nghiệp của xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá.

- Tình hình sản xuất lâm - nông nghiệp của xã từ năm 2000 đến 2012.

- Bản đồ hiện trạng, bản đồ phân bố sử dụng đất, bản đồ giao đất lâm nghiệp của xã tỷ lệ 1:10.000.

- Số liệu về thời tiết, khí hậu thu thập tại trạm khí tượng thuỷ văn của địa phương.

- Thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm trong địa bàn xã và khu vực giáp ranh từ năm 2000 đến 2012.

- Các số liệu thống kê về đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất lâm - nông nghiệp, thị trường giá cả... được thu thập tại phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mường Lát, BQL khu BTTN Pù Hu, xã Trung Lý.

- Các tài liệu có liên quan: Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể của tỉnh, rà soát, bổ sung quy hoạch nông nghiệp nông thôn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, các loại bản đồ sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp, phương pháp quy hoạch sử dụng đất đã và đang áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa.

- Phương pháp phân 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí