Nghiên cứu đề xuất hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho cửa hàng Sepon 8s - 2

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến 23

Hình 2.1: Trụ sở chính của Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị25 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Công ty 26

Hình 2.3: Giao diện trang chủ của sàn thương mại điện tử Lazada 38

Hình 2.4: Giao diện trang chủ của sàn thương mại điện tử Shopee 40

Hình 2.5: Giao diện trang chủ sàn thương mại điện tử Sendo 43

Hình 2.6: Giao diện trang chủ sàn thương mại điện tử Tiki 45

Hình 2.7: Lượng truy cập Website hàng tháng của các sàn thương mại điện tử 47

Hình 2.8: Top 10 ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

...................................................................................................................................48


Nghiên cứu đề xuất hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho cửa hàng Sepon 8s - 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài


Ngày nay, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành một lĩnh vực có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự phát triển của TMĐT mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc quảng bá, mở rộng thị trường, đặc biệt là các mặt hàng nông sản mang đặc trưng của địa phương. Chính vì vậy, mọi doanh nghiệp trên thế giới nói chung và trên Việt Nam nói riêng đều rất quan tâm đến việc đẩy mạnh phát triển TMĐT. TMĐT vừa là công cụ, vừa là môi trường để phát triển kinh tế, xã hội.

Thương mại điện tử đóng vai trò là kênh truyền thông và công cụ kinh doanh hàng đầu cho mỗi doanh nghiệp, nó mang lại lợi thế không thể phủ nhận trong thế giới Internet. Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng mọi lúc, mọi nơi tại mọi thời điểm. Có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao. Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng mà lại tiết kiệm được chi phí. Có được cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng. Đồng thời, tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước khách hàng; đây cũng là công cụ hiệu quả để thực hiện chiến dịch marketing online. Và đơn giản là nếu doanh nghiệp không áp dụng thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh của mình thì sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Sở dĩ vậy là vì theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020 thì doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam năm 2019 là 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. 42% dân số nước ta tham gia mua sắm trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng đạt 25%. Lượng truy cập mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hiện tăng hơn 150%, số lượng khách hàng truy cập các sàn thương mại điện tử cũng tăng trưởng ấn tượng với khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc top 3 khu vực Đông Nam Á, hoạt động giao dịch trên sàn thương mại điện tử đã và đang diễn ra rất sôi động cũng như phát triển vô cùng nhanh chóng.

Đối với Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị là một doanh nghiệp lâu năm trên thị trường, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như khu nghỉ dưỡng, khách sạn, tour du lịch, chế biến cao su, tinh bột sắn, thức ăn chăn nuôi, phân vi sinh. Đặc biệt là chế biến, kinh doanh các mặt hàng nông sản tỉnh Quảng Trị như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Cùa, gạo huyết rồng, gạo Hải Lăng, Ớt, Cao chè lá vằng, trà gừng, trà gạo lứt. Song, độ bao phủ thị trường của các sản phẩm vẫn còn hạn chế vì công ty vẫn đang duy trì hình thức kinh doanh, bán hàng truyến thống; chủ yếu giới thiệu, quảng bá, bán sản phẩm qua các kênh như phân phối qua đại lý, mở showroom, tham gia hội chợ, gửi hàng ở các siêu thị, trung tâm thương mại… Trong khi đó, việc xuất hàng hóa thông qua kênh TMĐT vẫn “bỏ ngò”.

Do đó, vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm sao để doanh nghiệp có thể áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động bán hàng để có thể thu hút thêm một lượng khách hàng cá nhân tiềm năng và ngoài ra có thể tận dụng thương mại điện tử để quảng bá cho sản phẩm nông sản tỉnh Quảng Trị do công ty chế biến, kinh doanh và phân phối.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “NGHIÊN CỨU

ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THƯƠNG

MẠI ĐIỆN TỬ CHO CỬA HÀNG SEPON 8S” để làm đề tài nghiên cứu.


2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát:

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá và xây dựng thương hiệu và bán hàng trong môi trường trực tuyến đồng thời giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh, tăng lượng khách hàng tiềm năng cũng như ổn định và giữ chân khách hàng truyền thống và ứng dụng thành công thương mại điện tử thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử có sẵn.

Thiết lập kênh bán hàng trực tuyến, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, và công ty đối tác tiềm năng, tạo cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các giao dịch giao dịch điện tử trên mạng

internet. Việc ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp

tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí và mở rộng thị trường ra cả nước.

Đề xuất một số biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển TMĐT cho

doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.

Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu lý thuyết về thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến.

Nghiên cứu ưu điểm và nhược điểm của các sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.

Nghiên cứu và nắm rò cách thức tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Chọn ra sàn thương mại điện tử phù hợp với sản phẩm của cửa hàng.

Đề xuất kế hoạch kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:

o Đề tài tập trung nghiên cứu vào các sàn thương mại điện tử phù hợp với sản phẩm nông sản của công ty cổ phần tổng công ty Thương mại Quảng Trị.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

o Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại cửa hàng SEPON 8S – Đặc sản Quảng Trị của công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị.

o Về thời gian: Dữ liệu thu thập thực tế trong gia đoạn năm 2017-2020.

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu định tính:

Được sử dụng ở thười kỳ đầu của cuộc nghiên cứu nhằm thu thập các tài liệu tham khảo và các thông tin phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Tiếp theo, dùng kỹ thuật thảo luận, nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Giai đoạn được thực hiện thông qua phỏng vấn (thảo luận) nhân viên phụ trách hoạt động bán hàng của công ty về thực trạng bán hàng của công ty.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: chủ động tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu sách liên quan đến đề tài, các sàn thương mại điện tử để đánh giá những ưu và nhược điểm, đồng thời kết hợp với những kiến thức đạt được trong quá trình thực tập để đưa ra lựa chọn sàn thương mại điện tửu nào phù hợp với sản phẩm của công ty.

Thông tin thứ cấp: cung cấp những khái niệm, định hướng những vấn đề cần nghiên cứu trong thực tế.

Thông tin sơ cấp: được thu thập thông qua các hình thức quan sát, thử nghiệm.


Phương pháp phân tích, đánh giá: dựa vào việc quan sát, phân tích, nhìn nhận vấn đề thực tế, áp dụng những kiến thức, công nghệ cần thiết, từ đó hoàn thiện đề tài.

Phương pháp tổng hợp: tổng hợp kiến thức và hoàn thiện khóa luận dựa trên những kiến thức cơ bản đã thu nhận được trong quá trình học tập và những tài liệu, kiến thức tích lũy được trong quá trình chủ dộng tìm kiếm tài liệu, học hỏi.

5. Kết cấu đề tài


Phần I: Đặt vấn đề.

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Nghiên cứu đề xuất hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn

thương mại điện tử cho cửa hàng Sepon 8S

Chương 3: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee.

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận


1.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử


1.1.1.1. Khái niệm Thương mại điện tử


Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực kinh doanh mà khi mới ra đời mang nhiều tên gọi khác nhau do cách hiểu, như: “thương mại trực tuyến/thương mại tại tuyến”, “thương mại điều khiển học”, “kinh doanh điện tử”, “thương mại không có giấy tờ” … Theo thời gian và sự phát triển, thuật ngữ “thương mại điện tử” (electronic commerce) ra đời, trở thành quy ước chung và được đưa vào văn bản pháp luật quốc tế.

Một số khái niệm TMĐT được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín:

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.

Theo Ủy ban TMĐT của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet”. Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ TMĐT.

Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL): “Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương ti”ện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch”.

Thông tin ở đây được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử (số liệu, văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh,… được thiết kế bằng máy tính điện

tử). Và thương mại được hiểu là mọi vấn đề nảy sinh từ mọi quan hệ mang tính chất

thương mại dù có hay không có hợp đồng.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Thương mại điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hóa và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hóa có thể mã hóa bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng”.

Hiệp hội Thương mại điện tử (AEC): “TMĐT là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử”. Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là TMĐT.

Theo Ủy ban Châu Âu: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình)”.

Liên hiệp quốc (UN/UNO): đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TMĐT phù hợp:

Phản ánh các bước TMĐT theo chiều ngang: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”.

Phản ánh góc độ quản lý Nhà nước theo chiều dọc: “TMĐT bao gồm:

+ Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT

+ Thông điệp

+ Các quy tắc cơ bản (Luật)

+ Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (Nghị định)

+ Các ứng dụng (phần mềm)”.

Nhìn chung, TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử.

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu khái niệm TMĐT cơ bản như sau: “Thương

mại điện tử - Electronic Commerce, là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa

trên các công cụ điện tử, đặc biệt là Internet và World Wide Web” (Dương Tố

Dung, 2005, tr.10).


1.1.1.2. Lịch sử hình thành Thương mại điện tử


Về nguồn gốc, TMĐT bắt đầu vào những năm 60, khi dữ liệu được trao đổi lần đầu tiên bằng điện tử, tiền thân của sự hình thành nên TMĐT bắt đầu với EFT (Electronic Fund Transfer: chuyển tiền điện tử) giữa các tổ chức, tiếp theo là EDI (Electronic Data Interchange: trao đổi dữ liệu điện tử) – công nghệ được sử dụng để chuyển tài liệu, sao chép dữ liệu giữa các doanh nghiệp lớn. Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu vào những năm 1970, với việc sử dụng các công nghệ như EDI và EFT, TMĐT được xem là một điều kiện thuận lợi cho các giao dịch được thực hiện nhằm phục vụ cho các hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường.

Trong những năm 90, TMĐT bao gồm các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), khai phá dữ liệu và kho dữ liệu. Tim Berners – Lee đã phát minh ra World Wide Web và chuyển mạng thông tin liên lạc thành một mạng lưới được trải dài toàn cầu gọi là Internet, nhờ vào hệ thống mạng thông tin ngày càng được cải thiện mà các doanh nghiệp đã không ngừng cố gắng, đưa các loại hình thức kinh doanh mới vào hoạt động nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.

Ở Việt Nam, Internet đã được giới thiệu vào năm 1997 và trở nên phổ biến vào năm 2000. Khái niệm TMĐT còn xa lạ và không quen thuộc với nhiều người trong những năm 2000 đến 2003. Kể từ năm 2004, TMĐT đân trở nên phổ biến hơn và người dùng đã có những bước tiếp cận dễ dàng hơn. Đến năm 2006, với những bước nhảy vọt, ngày càng phát triển về TMĐT, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.

1.1.1.3. Đặc điểm của Thương mại điện tử


So với các hoạt dộng thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:

Các bên thực hiện giao dịch trong TMĐT không cần liên hệ, gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp với nhau và không cần phải biết nhau từ trước mà được thực hiện thông qua mạng.

Ngày đăng: 05/07/2022