Mối Quan Hệ Giữa Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững


Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo thời gian. Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản như trước kia, không phải bất cứ cái gì của quá khứ để lại cũng được coi là di sản. Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại.

- Khái niệm “di sản văn hoá”

Theo từ điển Tiếng Việt thì “Di sản văn hoá” theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên” [32].

Trong một vài thập niên gần đây, khái niệm “di sản văn hóa” đã thay đổi một cách đáng kể, một phần do tác động của các văn kiện quốc tế của UNESCO. Di sản văn hóa không chỉ dừng lại ở các đền tháp và các bộ sưu tập hiện vật mà nó còn bao gồm các truyền thống và các biểu đạt sống do cha ông để lại như các truyền thống truyền khẩu, các loại hình nghệ thuật biểu diễn, các phong tục xã hội, các nghi lễ, lễ hội, tri thức và các phong tục tập quán liên quan đến thiên nhiên và vũ trụ, hay các tri thức và kỹ năng để làm ra các sản phẩm thủ công truyền thống.

Theo Luật Di sản văn hoá năm 2002 thì “Di sản văn hoá” bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Theo Công ước di sản thế giới thì Di sản văn hóa gồm:

+ Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điếu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học chất, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

+ Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003 đã bàn thảo và ra Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Công ước đã ghi nhận: Các quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể. Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này. Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội. DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Như vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại

1.1.2.2. Phân loại di sản văn hoá

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 4

Theo quan niệm của UNESCO, DSVH bao gồm hai loại:

- Di sản văn hóa vật thể: Được hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. Di sản văn hóa vật thể vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người. Hay nói cách khác Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử-văn hoá, danh lam-thắng cảnh và di vật.

Di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa; Danh lam thắng cảnh; Di vật; Cổ vật; Bảo vật quốc gia.

- Di sản văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể


hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian: gồm sử thi, ca dao, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru,...; Nghệ thuật trình diễn dân gian: bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; Tập quán xã hội: bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian. Tính đến tháng 12-2015, Việt Nam có 20 Di sản văn hoá được UNESSCO công nhận là Di sản thế giới.

1.1.2.3. Mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch bền vững

Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản văn hóa được xem là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tồn cho các thế hệ tiếp theo. Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên nền tảng các giá trị văn hoá. Nhiều giá trị văn hóa đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một dân tộc, một quốc gia và có ảnh hưởng toàn cầu – đó là di sản văn hóa thế giới.

Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa được xem là nền tảng. Việc phát huy các giá trị văn hoá sẽ có tác dụng làm tăng ý thức, trước hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế đối với trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa. Ngược lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và tạo ra cơ hội có được các giá trị văn hóa để tự hào, để giới thiệu với các quốc gia khác trên thế giới.

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Trên cơ sở những giá trị di sản văn hoá, du lịch khai thác để hình thành nên những sản phẩm bán cho khách.

Ngược lại, du lịch cũng có một vai trò quan trong đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa. Du lịch là một phương thức để phát huy các giá trị văn hóa


có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc tế. Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới. Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng mà còn được hiểu biết thêm về giá trị các di sản văn hóa nơi mình đến. Thông qua hoạt động du lịch, du khách có được những trải nghiệm đặc biệt, sống động, cảm nhận được các giá trị văn hóa trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không phương tiện nào có thể chuyển tải được. Có thể nói, du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và những giá trị của di sản văn hoá tới nhân loại. Bên cạnh đó, du lịch còn tham gia vào hoạt động bảo tồn của chính những giá trị văn hoá. Bởi công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như: thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo…. Trong thực tế, nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá. Sau khi khai thác và trong quá trình vận hành, nguồn kinh phí thu được từ du lịch quay trở lại đầu tư một phần cho di sản như việc tôn tạo, tu bổ, gìn giữ và phát huy thêm những giá trị của di sản văn hoá.

Như vậy, có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa di sản văn hóa với hoạt động phát triển du lịch. Đây là mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

1.1.3. Khái quát về phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An

1.1.3.1. Phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam

Trong Hành trình Di sản miền Trung, Quảng Nam là điểm đến thu hút khách quốc tế cũng như nội địa mạnh nhất. Với nhiều tài nguyên phát triển du lịch phong phú, hoạt động du lịch ở đây diễn ra quanh năm. Không có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, thương mại, lãnh đạo Quảng Nam từ lâu đã xác định phát triển du lịch là một hướng đi tốt để vừa phát triển kinh tế, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường.


Là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, Quảng Nam sở hữu hai di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, cùng với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Quảng Nam còn là vùng đất có bề dày và tính đa dạng về văn hóa do sớm có sự giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa Chăm, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước phương Tây. Sự đa dạng ấy còn được thể hiện qua bản sắc văn hóa của 4 tộc người bản địa cư trú ở vùng miền núi. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên về biển, đảo, sông, hồ, núi rừng với những giá trị đa dạng sinh học đã được ghi nhận; nền tảng văn hóa này là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Nam phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân. Quảng Nam còn có lợi thế là điểm kết nối giữa 2 địa phương của Hành trình Di sản miền Trung: Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng, một tuyến điểm du lịch nổi bật, hút khách nhất trong vài năm trở lại đây.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng lao động, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch, tăng cường đầu tư sản phẩm du lịch, tạo dựng được thương hiệu du lịch Quảng Nam góp phần thu hút khách du lịch đến với tỉnh. Tuy nhiên, để tạo được số lượng khách bền vững, lưu giữ du khách ở lại lâu dài Quảng Nam đang triển khai các giải pháp nhằm tạo môi trương du lịch thân thiện, chuyên nghiệp. Trong đó, để thu hút khách du lịch, tỉnh Quảng Nam sẽ đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch gắn liền với việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài các điểm du lịch nổi tiếng như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, đảo Cù Lao Chàm… Quảng Nam đang đẩy mạnh khai thác các điểm đến chưa được phổ biến như Làng hoa trái Đại Bường, Làng trống Lâm Yên, Du lịch sinh thái Thuận Tình…đặc biệt, tận dụng lợi thế vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đang khai thác phát triển du lịch vùng này theo hướng đi riêng.

Kết quả, doanh thu từ du lịch cũng như từ những dịch vụ hỗ trợ đã thực sự cải thiện cuộc sống của người dân Quảng Nam nói riêng và làm tươi sáng diện mạo kinh tế - xã hội của địa phương nói chung. Trong 5 năm gần đây 2009 - 2014, Quảng Nam tiếp tục nhận được nhiều dự án hỗ trợ phát triển du lịch, dựa vào khai thác văn hóa địa phương để phát triển du lịch bền vững, qua đó cải thiện sinh kế cho cư dân khu vực nông thôn, miền núi. Đó là những trợ giúp về xây dựng chiến lược, phát triển loại hình du lịch cộng đồng, xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Đồng thời,


chiến lược phát triển du lịch Quảng Nam trở nên rõ ràng hơn nhờ sự giúp sức của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO. UBND tỉnh Quảng Nam mới đây đã thông qua đề án hỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, với tổng nguồn vốn hơn 160 tỷ đồng. Theo đó, sẽ có khoảng 40 điểm, khu du lịch được hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình hạ tầng du lịch như: nhà đón tiếp, bãi đỗ xe, cầu tàu, nhà vệ sinh công cộng…

Gắn với phát triển du lịch, các sản phẩm thủ công địa phương được xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường. Người dân ở nông thôn, miền núi bắt đầu hưởng lợi từ du lịch thông qua mô hình du lịch cộng đồng tại Zara, Bhờ Hồông, Đhrồông, Mỹ Sơn, Trà Nhiêu, Triêm Tây… Nhờ đó, lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng hơn 12 lần trong giai đoạn 1999 - 2014, từ hơn 300.000 lượt khách vào năm 1999 lên hơn 3.680.000 lượt khách năm 2014 [13]. Đặc biệt trong năm 2015, tuy lượng khách du lịch đến các tỉnh, thành phố trong khu vực giảm, nhưng lượng khách đến tham quan Quảng Nam vẫn tăng nhẹ. Theo số liệu cập nhật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2015, tổng lượt khách tham quan, lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt gần 3,9 triệu lượt, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,9 triệu lượt, tăng 6,67%; khách nội địa đạt khoảng 1,96 triệu lượt, tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước. Tại TP Hội An trong năm 2015, có hơn 2,1 triệu lượt khách đến tham quan khu phố cổ và Cù Lao Chàm. Ở Khu di tích Mỹ Sơn, kế hoạch đầu năm đưa ra sẽ đón 250 nghìn lượt khách, nhưng trong năm 2015 đã đón 270 nghìn lượt khách. Điều đáng ghi nhận nữa là, lượng khách lưu trú đạt 1,22 triệu lượt, tăng gần 5% so với năm 2014; góp phần đưa doanh thu du lịch toàn tỉnh lên khoảng 2.570 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2014, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt hơn sáu nghìn tỷ đồng. Nhờ mạng lưới du lịch ngày càng phát triển, lượng khách đến tham quan ngày càng tăng, đã góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, tỷ trọng du lịch-dịch vụ chiếm 42%, công nghiệp chiếm 42% và nông nghiệp giảm xuống còn 16% trong GRDP [38].

Quảng Nam cũng nhận được nhiều giải thưởng về du lịch và môi trường, tiêu biểu năm 2013, Tạp chí du lịch nổi tiếng Conde Nast Traveler của Mỹ bình chọn Hội An là điểm du lịch yêu thích thứ hai ở Châu Á (sau thành phố Kyoto - Nhật Bản ), Tạp chí


Huffington Post (Mỹ) cũng giới thiêu Hội An là 1 trong 7 điểm đến đặc sắc và thu hút

khách du lịch nhất khi tới Việt Nam, Tổ chức Định cư con người Liên Hiệp Quốc tại châu Á (UN Habitat) bình chọn Hội An là thành phố cảnh quan châu Á…

1.1.3.2. Phát triển du lịch tại Hội An

Hội An một vùng đất lịch sử lâu đời nằm ở miền Trung Việt Nam. Từ khi Hội An trở thành Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999 cho đến nay, hoạt động du lịch của thành phố đã có nhiều khởi sắc và phát triển. Hội An đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Hội An một thành phố cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) khoảng 55 km về phía Đông Bắc. Phía đông nối với biển Đông qua cửa Đại, phía tây giáp hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía bắc giáp huyện Điện Bàn, đều thuộc tỉnh Quảng Nam.

Địa hình Hội An đa dạng và phức tạp, có nhiều sông ngòi, mương lạch, cồn nổi, rừng dừa nước ngập mặn, cửa sông, cửa biển, biển đảo, núi rừng. Kết quả nghiên cứu địa chất cho biết các cồn cát cổ nhất của khu vực Hội An được tạo thành cách đây 10.000 năm [22, tr. 54]. Môi trường tự nhiên đã ưu đãi cho Hội An các nguồn tài nguyên như: các loại hải sản như tôm, cá tươi ngon nổi tiếng từ biển Cửa Đại; rừng Cù Lao Chàm có nhiều lâm sản, dược liệu, động vật quý, đặc biệt có yến sào – một loại thực phẩm và dược liệu quý; đất đai phù sa ven sông màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Phía đông Hội An là biển Đông, bờ biển dài 7 km có cửa sông sâu, ngư trường rộng lớn, có đảo Cù Lao Chàm cung cấp nhiều tài nguyên quý hiếm và là bức bình phong trên biển che chắn sóng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền cập bến. Ngày nay đảo Cù Lao Chàm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, Hội An có diện tích 6.068km2, dân số

82.850 người, chia thành 9 phường và 4 xã. Các phường gồm: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà. Các xã gồm: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm) [11, tr. 13].

Bên cạnh đó, Hội An còn lưu giữ các di sản văn hóa vật thể (hệ thống nhà cổ, hội quán, đình, đền, chùa, nhà thờ tộc...) và phi vật thể (nghề làm đèn lồng, nghề mộc Kim Bồng, hát bả chạo, hát bài chòi...) có giá trị và là thành phố tiêu biểu tổ chức nhiều hoạt


động bảo vệ môi trường du lịch như: “Ngày đi bộ vì môi trường”, “Ngày không khói xe”, “Ngày không túi nylon”. Mỗi năm, Hội An thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Riêng năm 2014, thành phố đã đón 1,7 triệu lượt khách quốc tế.

Tất cả những tiềm năng vô giá cho sự phát triển du lịch Hội An đã được chính quyền và nhân dân Hội An giữ gìn, nâng niu và bảo tồn gần như nguyên vẹn. Hội An là vùng đất vừa hội nhân, hội thuỷ, vừa cận thị, vừa cận giang [59, tr. 53]. Nhờ sự nỗ lực lớn trong bảo tồn khu phố cổ Hội An, đặc biệt là kiến trúc khu phố cổ, nên ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới. Năm 2008, Hội An lại được vinh hạnh được trở thành thành phố trực thuộc tỉnh – Thành phố Hội An. Năm 2009, Cù Lao Chàm

– Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế giới. Hội An đã được nhận rất nhiều giải thưởng cao quý của các tổ chức quốc tế trao tặng, như: “Giải thưởng kiệt xuất về bảo tồn di sản”, “Giải vàng về phát triển du lịch”,“tốp 10 thành phố hấp dẫn nhất thế giới”, “Thành phố quyến rũ nhất Việt Nam”…

Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Hội An trong những năm qua là đã xây dựng và phát triển được uy tín thương hiệu Hội An - một điểm đến an toàn, thân thiện. Hội An cũng đã tập trung phát triển du lịch Cù Lao Chàm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, được du khách yêu thích, tiếp tục được các tổ chức du lịch quốc tế bình chọn là thành phố hấp dẫn ở Châu Á [6].

Thành phố Hội An vừa được trang mạng du lịch www.touropia.com xếp thứ 4 trong top 10 thành phố kênh đào nổi tiếng thế giới, chỉ sau Venice - Italia, Amsterdam - Hà Lan và Bruges - Bỉ. Đồng thời Hội An còn đã được một tạp chí du lịch của Ấn Độ bình chọn là một trong 9 thành phố lãng mạn nhất thế giới. Với danh hiệu này, Hội An đã 3 lần được truyền thông thế giới vinh danh chỉ trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2014. Trước đó, Hội An lọt vào Top Những thành phố rẻ nhất cho du lịch bụi ở châu Á (trang Price of Travel) và là một trong Những Điểm đến không nên bỏ qua tại Việt Nam dành cho khách du lịch theo bình chọn của mạng thông tin du lịch quốc tế Touropia.

Có thể nói Di sản Văn hóa Hội An đã trở thành thương hiệu du lịch, điểm đến hấp dẫn đối với du khách và thật sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội, góp

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí