• Đồ thị chuỗi thời gian,
• Hồ sơ kịch bản
• Mặt cắt đường ống theo địa hình.
EPANET cung cấp, mở rộng giai đoạn gói phân tích thủy lực trang bị đầy đủ, có thể:
• Mô phỏng hệ thống của bất kỳ kích cỡ mạng lưới
• Tính ma sát mất đầu bằng cách sử dụng phương pháp Hazen-Williams, Darcy Weisbach, hoặc Chezy-Manning
• Bao gồm các tổn thất lưu lượng và áp lực tại côn, điểm uốn ống, và các điểm đấu nối khác.
• Mô hình hóa theo tốc độ bơm cố định và biến tần.
• Tính năng lượng và chi phí của bơm.
• Mô hình theo loại van: van ngắt, van kiểm tra, van điều chỉnh áp lực, và van kiểm soát dòng chảy
• Áp dụng cho bất kỳ loại hình bể chứa (ví dụ, diện tích bề mặt có thể thay đổi theo chiều cao)
• Thể hiện nhiều nhu cầu sử dụng nước tại các nút thay đổi theo thời gian.
• Tính toán áp lực và lưu lượng đường ống theo nhu cầu họng phun nước hoặc trụ cứu hỏa.
• Hoạt động nguyên lý cơ bản của bể chứa, điều khiển hẹn giờ hoặc điều khiển dựa trên cả hai nguyên lý.
Ngoài ra, phân tích chất lượng nước của EPANET có thể:
• Phân tích hóa chất chuyển động trong ống không phản ứng hóa học thông qua mạng theo thời gian.
47
• Phân tích hóa chất chuyển động và phản ứng trong ống (ví dụ, một hóa chất phụ khử trùng, hoặc phân hủy (ví dụ, clo dư) theo thời gian).
• Phân tích mẫu tuổi nước thông trên mạng.
• Theo dõi tỷ lệ phần trăm của dòng chảy từ một nút cho đến tất cả các nút khác theo thời gian.
• Phân tích phản ứng hóa chất nước chảy trong ống và ở thành ống.
• Phân tích phản ứng phát tán hóa chất dựa trên nồng độ giới hạn.
• Sử dụng hệ số tốc độ phản ứng toàn cục có thể được sửa đổi trên cơ sở theo vật liệu ống và hệ số nhám của đường ống
• Phân tích khối lượng châm bổ sung hóa chất khử trùng tại một vị trí trên mạng lưới.
• Mô hình hóa trộn giữa các bể chứa, dòng chảy ngõ vào và ngõ ra hoặc cả hai.
c. Ứng dụng phần mềm Epanet mô phỏng thủy lực huyện Mỹ Tú
48
EPANET giúp Trung tâm cấp nước duy trì và nâng cao chất lượng nước cung cấp cho người tiêu dùng. Nó có thể được sử dụng để:
• Các chương trình lấy mẫu thiết kế,
• Nghiên cứu thất thoát nước và cấu thành nước thương phẩm.
• Đánh giá chất lượng nước đến người tiêu dùng.
• Đánh giá các chiến lược thay thế để cải thiện chất lượng nước, chẳng hạn như thay đổi sử dụng nguồn trong hệ thống đa nguồn,
• Sửa đổi bơm và bể chứa đầy / trống theo lịch trình để giảm tuổi nước,
• Trạm khử trùng sử dụng tăng cường tại các địa điểm quan trọng để duy trì dư mục tiêu chất lượng nước.
• Các chương trình có hiệu quả kế hoạch làm sạch đường ống hoặc thay thế.
• Kế hoạch và cải thiện hiệu suất thủy lực của hệ thống,
• Các định lựa chọn vị trí lắp đặt và kích thước ống, bơm, van.
• Giảm thiểu năng lượng,
• Phân tích dòng cứu hỏa,
• Các nghiên cứu dễ bị tổn thương, và đào tạo người vận hành.
Tổng chiều dài tuyến ống 13.630 m (Chi tiết tính toán thủy lực-Phụ lục 1).
49
Bảng 12: Chiều dài tuyến ống truyền dẫn nước sạch
DN | Llượng | PN | Dầy | ĐK trong | Tổng hợp chiều dài ống cấp nước | Ống phụ | Mối nối ống | Đai khởi thủy đấu vào hộ dân | ||
2 | 32 | 0,00 | 0,00 | PN8 | 3,6 | 25 | - | 201 | - | 27 |
3 | 40 | 1,30 | 1,30 | PN8 | 4,5 | 31 | - | 2.970 | - | 164 |
4 | 50 | 3,39 | 3,39 | PN8 | 3 | 44 | - | 1.825 | - | 300 |
5 | 63 | 7,04 | 7,04 | PN8 | 3,8 | 55 | - | - | - | - |
6 | 75 | 1,37 | 1,37 | PN8 | 4,5 | 66 | 7.051,9 | - | 141 | 110 |
7 | 90 | 2,22 | 2,22 | PN8 | 5,4 | 79 | - | - | - | - |
8 | 110 | 4,05 | 4,05 | PN8 | 6,6 | 97 | - | - | - | |
9 | 125 | 0,00 | 0,00 | PN8 | 7,4 | 110 | - | - | - | |
10 | 140 | 0,00 | 0,00 | PN8 | 8,3 | 123 | - | - | - | |
11 | 160 | 10,93 | 10,93 | PN8 | 9,5 | 141 | 1.144,5 | - | 10 | |
12 | 180 | 0,00 | 0,00 | PN8 | 10,7 | 159 | - | - | - | |
13 | 200 | 0,00 | 0,00 | PN8 | 11,9 | 176 | - | - | - | |
14 | 225 | 46,28 | 46,28 | PN8 | 13,4 | 198 | 4.276,6 | - | 51 | |
15 | 250 | 57,23 | 57,23 | PN8 | 14,8 | 220 | 425,3 | - | - | |
16 | 280 | 71,76 | 71,76 | PN8 | 16,6 | 246,8 | 150,0 | - | - | |
17 | 315 | 90,79 | 90,79 | PN8 | 18,7 | 277,6 | - | - | - | |
18 | 355 | 115,27 | 115,27 | PN8 | 21,1 | 312,8 | 205,7 | - | - | |
19 | 400 | 146,47 | 146,47 | PN8 | 23,7 | 352,6 | - | - | - | |
20 | 450 | 185,30 | 185,30 | PN8 | 26,7 | 396,6 | 375,9 | - | - | |
21 | 500 | 228,70 | 228,70 | PN8 | 29,7 | 440,6 | - | - | - | |
13.629,9 | 4.996 | 662 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Một Hệ Thống Cấp Nước
- Tổng Quan Về Công Tác Quản Lý Công Trình Cấp Nước
- Đề Xuất Các Giải Pháp Về Vận Chuyển Và Phân Phối Nước
- Cập Nhật Quy Hoạch Và Công Tác Bảo Trì, Sửa Chữa Công Trình
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn - 9
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn - 10
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
d. Tính giá tiêu thụ nước sinh hoạt
Trên cơ sở công suất trạm xử lý, chiều dài tuyến ống và theo Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/12/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn nguyên tắc,
50
phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn, Luận văn tính toán được giá tiêu thụ nước sạch cho sinh hoạt là 5.800 đ/m3 (Chi tiết tại Phụ lục 4).
3.2Đề xuất các giải phi công trình
3.2.1 Giải pháp truyền thông
- Thống nhất với chính quyền địa phương đểcó cách tiếp cận với người dân truyền thông về lợi ích sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước.
- Lên kế hoạch tuyên truyền vận động trên các phương tiện truyền thông của huyện, xã về hiện trạng nguồn nước dân đang sử dụng và đưa thông tin về kế hoạch cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung.
- Tuyên truyền về lợi ích khi sử dụng nước sạch. Thông qua cuộc họp tại thôn, xóm để tuyên truyền đến người dân; phát tờ rơi đến mỗi hộ dân về ưu điểm sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.
- Tuyên truyền về kế hoạch đấu nối sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước, những cam kết của Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh đối với khách hàng khi sử dụng nước sạch từ hệ thống về giá tiêu thụ nước sạch theo đúng khung quy định của Nhà nước, cấp nước đảm bảo an toàn chất lượng cả về dịch vụ và sản phẩm.
- Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện tốt các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông. Tập trung vào mục tiêu truyền thông từ nâng cao nhận thức sang mục tiêu thay đổi hành vi của cộng đồng người dân nông thôn thông qua các hoạt động truyền thông, nhất là truyền thông trực tiếp.
- Phát triển tài liệu truyền thông, đào tạo, phổ biến các loại hình cấp nước sạch phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
- Phổ biến và cung cấp các chế độ chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn, nhất là chính sách xã hội hóa.
- Một vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ đấu nối thấp so với dự kiến sau khi đã hoàn thành xây dựng. Để tăng tỷ lệ đấu nối cần đẩy mạnh công tác truyền thông trước khi xây dựng công trình để nông dân nhiệt tình tham gia đấu nối, ngân
51
hàng chính sách cũng tập trung cho vay vào những khu vực đang đầu tư hệ thống cấp nước tập trung, Chính sách giá nước cũng nên thấp trong một vài năm đầu để kích thích tiêu dùng và sau cùng là Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong đầu tư ban đầu.
3.2.2 Đề xuất các giải pháp về công tác quản lý, vận hành
Đề xuất giải pháp về công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Tú gồm 02 nội dung: (i) Quản lý tổ chức; (ii) Vận hành và bảo dưỡng công trình;
a. Công tác quản lý vận hành mạng lưới cấp nước
* Quản lý kỹ thuật:
- Quản lý hiện trạng mạng cấp nước trên bản đồ. Bao gồm cập nhật thường xuyên những thay đổi trên mạng lưới và thống kê các tài sản trên mạng lưới.
-Lập kế hoạch phân chia mạng lưới để quản lý thất thoát thất thu.
- Phối hợp với các đơn vị có công trình ngầm để việc triển khai dự án đảm bảo an toàn cho mạng cấp nước.
* Quản lý áp lực: Thu thập và cập nhật hàng ngày áp lực nước trên mạng cấp nước.
* Quản lý lưu lượng: Thu thập và cập nhật hàng ngày lưu lượng nước trên mạng cấp nước.
* Quản lý đường ống và các thiết bị trên mạng:
- Lập kế hoạch kiểm tra các tuyến ống và thiết bị miệng khóa van, van, hố ga, đồng hồ.
- Kiểm tra hàng ngày tài sản, tình trạng hoạt động các đường ống và thiết bị trên mạng cấp nước. Phát hiện và sửa chữa phòng ngừa các sự cố.
* Vận hành mạng:
- Đề xuất phương án vận hành dựa trên các số liệu về áp lực, lưu lượng.
52
- Vận hành theo đúng phương án được duyệt.
- Cập nhật phương án vận hành trên hồ sơ.
* Quản lý chất lượng nước:
- Trên tuyến truyền dẫn: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước các điểm đấu từ mạng truyền dẫn xuống mạng phân phối cấp nước, nơi cuối nguồn cấp nước của các nhà máy hoặc nơi tuyến sát với công trình thoát nước dễ bị ô nhiễm.
- Trên tuyến phân phối và mạng dịch vụ: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước tại điểm cuối nguồn, khu vực cốt cao, khu vực cấp nước theo giờ, hoặc tại nhà khách hàng.
*Quản lý mạng lưới
- Đối với các mạng lưới ống của huyện nhỏ hơn 100km chỉ cần tổ chức 1 đội quản lý chung.
- Phân vùng quản lý dựa trên cơ sở sau:
+ Khoảng cách giữa 2 điểm xa nhất của vùng không quá 8 - 10 km
+ Chiều dài ống mỗi vùng không quá 60 - 80 km
- Đội quản lý ống có nhiệm vụ:
+ Bảo quản mạng lưới làm việc tốt.
+ Nghiên cứu chế độ làm việc của từng vùng, toàn mạng lưới và dự kiến các điểm cần phát triển.
+ Phát hiện những chỗ cần sửa chữa hoặc thay thế.
+ Giám sát công tác xây dựng các đoạn ống mới và tiếp nhận chúng vào quản lý.
+ Bắt các đường ống vào nhà.
+ Thống kê các công trình thiết bị trên mạng.
53
+ Trong trường hợp đặc biệt phụ trách bảo quản cả hệ thống ống trong nhà hoặc từng khu riêng.
- Đội quản lý chia ra các tổ quản lý và tổ sửa chữa với số lượng công nhân tùy theo khối lượng công tác được giao.
- Tổ quản lý có nhiệm vụ bảo quản tốt mạng lưới ống để không ngừng cấp nước cho nơi tiêu thụ. Số người trong mỗi tổ ít nhất là 3, trong đó có 1 tổ trưởng và 2 thợ nguội.
- Tổ quản lý phải thường xuyên đi kiểm tra các đoạn đường đã vạch sẵn trong kế hoạch quản lý mạng lưới, có tính đến khối lượng và đặc tính công tác của từng ngày.
- Tổ quản lý phải có các tài liệu kỹ thuật cần thiết như sơ đồ mạng lưới, sơ đồ hành trình, sổ nhật ký,… và các phương tiện làm việc cần thiết như bơm nước, dụng cụ làm việc, phương tiện chuyên chở nhanh, gọn …
- Sau khi hoàn thành xong công việc phải ghi biên bản và lưu trong hồ sơ mạng lưới ống.
- Tổ sửa chữa có nhiệm vụ phát hiện và nhanh chóng xử lý các hư hỏng trên mạng lưới.
- Theo yêu cầu của điều độ viên trực ban, tổ sửa chữa phải có phương tiện vận chuyển nhanh và kịp thời khai triển công việc. Phải có nhóm trực ban cả ngày lẫn đêm, kể cả những ngày nghỉ.
- Khi có những công việc sửa chữa lớn phức tạp đội trưởng đội quản lý có thể điều động tập trung nhân lực cho tổ sửa chữa.
- Bản đồ sơ đồ mạng lưới ống phân cho từng tổ quản lý phải có tỉ lệ từ 1:200 đến 1:500 ghi đường kính, chiều dài ống, độ sâu chôn ống, vật liệu làm ống, vật liệu xăm ống và ngày đặt ống, ngoài ra cũng phải ghi vị trí đặc điểm của các chỗ ống dẫn vào nhà, các hố van v.v…
54