+ Ngăn chứa phân: có hai ngăn chứa phân (ngăn chứa và ngăn ủ) được xây nổi trên mặt đất; mặt sau của ngăn chứa phân, mỗi ngăn có bố trì một cửa lấy phân.
+ Nắp ngăn chứa phân (tấm sàn NT): có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ hoặc có thể đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó mỗi bên có một lỗ tiêu và rãnh thu nước tiểu.
+ Phần NT bao che phìa trên: có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương tranh tre, nứa, lá (lá dừa, lá dứa…).
- Nguyên lý hoạt động: NT hai ngăn sinh thái có hai ngăn, một ngăn sử dụng, một ngăn ủ phân, thay đổi nhau khi đầy, có máng dẫn nước tiểu ra ngoài để tránh ẩm ướt. Có nắp đậy lỗ tiêu để tránh ruồi muỗi, vật nuôi chui vào ngăn chứa phân; có ống thông hơi để tránh mùi hôi thối khi đang sử dụng. Sau mỗi lần đi tiêu, chất độn phải luôn được đổ phủ kìn bãi phân, giúp hút bớt nước để làm khô phân, tránh bốc mùi hôi thối thu hút ruồi nhặng. Khi phân trong ngăn thứ nhất đầy cách miệng hố phân khoảng 50mm thí dừng sử dụng, đổ thêm chất độn và đóng kìn nắp lỗ tiêu để ủ. Đồng thời, chuyển sang dùng ngăn thứ hai.
b. Bản vẽ thiết kế: (xem Phụ lục). c. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm của loại hính NT này là có thể tiêu diệt được mầm bệnh một cách hiệu quả nếu sử dụng và bảo quản đúng quy cách, khô ráo, sạch sẽ, không phải dùng nước để dội, chi phì đầu tư không cao, kỹ thuật xây dựng và vận hành đơn giản; có khả năng ứng dụng khi cải tạo các nhà vệ sinh đã có; phù hợp với tập quán sử dụng phân trong nông nghiệp.
Nhược điểm của loại hình NT này là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tuổi thọ công trính ngắn, luôn phải đảm bảo đủ chất độn, chỉ áp dụng được chủ yếu ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở những nơi người dân có nhu cầu sử dụng phân.
d. Điều kiện áp dụng
Địa điểm xây dựng NT hai ngăn sinh thái phải đảm bảo:
- Nền đất cao, không bị ngập lụt khi mưa to.
- Phải cách nguồn nước ìt nhất 10m.
- Cách mực nước ngầm không dưới 1,5m.
e. Hướng dẫn xây dựng
- Ngăn chứa phân: Kìch thước ngoài (bao gồm cả tường): dài 1930mm, rộng 1220mm, cao 840mm. Nền ngăn chứa phân phải đảm bảo chắc chắn, không nứt, lún để giữ cho khô ráo, giòi bọ không thể đục khoét hoặc chui vào được. Có thể dùng gạch vỡ, đá dăm nhỏ 50-70mm trộn đều với cát, đầm kỹ. Loại nền này chắc chắn, áp dụng ở những nơi ẩm thấp hoặc định xây dựng kiên cố. Nếu nền đất tốt, thí đầm kỹ nền đất rồi lát gạch chỉ như lát nền nhà; miết mạch kỹ bằng vữa xi măng cát mác 75. Nền ngăn chứa cao hơn mặt đất tối thiểu 70mm để tránh nước mưa tràn vào và dễ lấy phân ra. Thành ngăn chứa phân là kết cấu chịu lực chủ yếu của NT nên phải đạt yêu cầu vững chắc, không nứt, không thấm nước. Thành ngăn chứa xây bằng gạch nung tốt (loại 1), dùng vữa xi măng cát mác 75 và trát phẳng dày 10mm. Khi xây tường ngăn giữa hai ngăn chứa, hàng gạch trên cùng có chừa lại một lỗ (khoảng ½ viên gạch) để hai ngăn thông nhau và chỉ cần một ống thông hơi chung cho cả hai ngăn.
+ Cửa lấy phân: Một ngăn chứa phân có cửa lấy phân ở phìa sau hoặc hai bên hông nhà vệ sinh, kìch thước 250x300mm. Cửa lấy phân phải có gờ để đậy nắp được dễ dàng. Gờ được tạo bằng cách dùng ½ viên gạch lỗ, đặt đứng theo tường bể chứa, chừa lại khe bằng độ dày tấm cửa. Đổ tấm cửa lấy phân bằng xi măng lưới thép, dày khoảng 30mm, đầu trên có móc sắt để rút ra, đưa vào cho dễ. Nhất thiết phải xây bậc lên xuống NT, mỗi bậc không cao quá 210mm, kìch thước trước và sau tối thiểu 250mm.
+ Tấm đan bệ xì
Kìch thước: dài 1930mm, rộng 1220mm; và được đổ bằng bê tông cốt thép mác 250.
Nắp ngăn chứa phân được đúc bê tông cốt thép dày 60mm mác 250, lưới kìch thước mỗi ô 150x150mm. Khi đúc nhớ chừa hai lỗ tiêu hính côn đường kình
160mm; khoảng cách từ tâm lỗ tiêu đến mặt tường sau là 350mm, đến mặt tường bên tối thiểu là 500mm. Sau khi tấm đan sàn NT đã đảm bảo độ cứng chắc, nó sẽ được gắn khìt với thành ngăn chứa bằng xi măng cát vàng mác 75. Bề mặt sẽ được láng vữa xi măng và tạo rãnh thu nước tiểu.
+ Nắp lỗ tiêu: có thể được làm bằng gỗ hoặc bê tông hính tròn hoặc hính vuông tùy theo hính dáng của lỗ tiêu, nên có cấu tạo hính côn để khi đậy kìn khít tránh mùi hôi và ruồi nhặng.
+ Chỗ để chân: thường được làm bằng 2 viên gạch chỉ, được đặt theo hính chữ V; khoảng cách giữa 2 viên gạch ở phìa sau là 140mm và phìa trước là 210mm và cách tâm lỗ tiêu khoảng 120mm.
+ Rãnh thu nước tiểu: là rãnh lõm có chiều rộng 100mm. Rãnh thu nước tiểu được đánh bóng bằng xi măng và độ dốc vừa đủ để nước tiểu thoát nhanh không đọng lại lại tại máng bốc mùi khai và chảy vào ngăn chứa phân làm nhão phân. Có ống dẫn nước tiểu vào dụng cụ chứa có nắp đậy ở ngoài NT.
- Thân NT
+ Tường của thân NT dày 110cm được xây bằng gạch, trát 2 mặt trong và ngoài bằng vữa mác 75. Chiều cao tối thiểu 2200mm. Trên đầu tường, sát mái, chừa những ô thông gió 220x220mm để không gian bên trong được thoáng mát.
+ Cửa NT: là cửa 1 cánh có hướng mở sao cho thuận tiện cho người sử dụng, kìch thước 1800x600mm; có thể tận dụng bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tấm phên, gỗ, cót ép hoặc tôn, nhựa có chốt cài bên trong và bên ngoài.
+ Bậc bước lên NT: gồm nhiều bậc, mỗi bậc có kìch thước 250x700, cao không quá 210mm được xây bằng gạch, tô trát bên ngoài. Không nên xây cao, khó khăn cho người già và trẻ em.
+ Mái NT: có thể là một hoặc hai mái nhưng phải đảm bảo che được mưa nắng. Mái NT có thể được làm bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tranh, lá dứa, lá dừa, rạ, giấy dầu, tôn, fibro xi măng… và có độ dốc đảm bảo cho việc thoát
nước mưa. Chú ý phần mái trước nhô ra khỏi thân NT ìt nhất 400mm để che mưa hắt, phần mái sau và hai bên nhô ra ìt nhất 200mm.
- Ống thông hơi
Có thể dùng ống nứa, bương hoặc ống nhựa uPVC có đường kình tối thiểu 90mm, cao hơn mái NT tối thiểu 400mm để thoát được hơi nóng và mùi hôi ở hố chứa phân khi sử dụng. Đối với ống nứa, ống bương phải chọc thủng mắt và không làm vỡ, dập ống. Một đầu ống được đặt ngay dưới sàn NT, đưa sâu vào không gian hố chứa phân khoảng 50-70mm; đầu trên đưa cao lên trên mái nhà, đầu ống được lắp cút hính chữ T hoặc hính chóp nón để chắn nước mưa và có lưới chắn ruồi để chặn ruồi bay ra từ hố chứa.
f. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
- Không được dùng đồng thời hai ngăn một lúc, mà chỉ được sử dụng một ngăn, ngăn còn lại để ủ phân. NT phải đảm bảo luôn luôn kìn, khô, sạch. Phải vệ sinh thùng đựng nước tiểu thường xuyên.
- Trước khi sử dụng NT, đổ xuống đáy một lớp tro hay vôi bột dày 5-7cm đều khắp mặt đáy của ngăn sẽ sử dụng để hút ẩm và tránh phân bị dình xuống nền khi lấy ra. Trát kìn hai cửa lấy phân và lỗ tiêu không sử dụng bằng đất sét hoặc vữa vôi, cát.
- Trong khi sử dụng:
+ Đổ chất độn phủ kìn bãi phân sau mỗi lần đi tiêu. Chất độn có thể sử dụng là đất bột khô, tro bếp, mùn cưa...
+ Giấy chùi, nếu là giấy tự tiêu có thể bỏ vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu, còn giấy không tự tiêu sau khi sử dụng phải bỏ vào dụng cụ chứa có nắp đậy và được đốt bỏ mỗi ngày, quét tro vào lỗ tiêu.
+ Khi phân dình vào miệng lỗ tiêu phải rắc tro lên rồi quét sạch.
+ Không cho nước tiêu chảy vào lỗ tiêu.
+ Lỗ tiêu luôn được đậy nắp kìn.
+ Cửa lấy phân luôn được trát kìn.
+ Không sử dụng đồng thời hai ngăn.
+ Khi một ngăn đầy, đổ thêm tro cho đầy, lèn chặt, đậy nắp và trát kìn lỗ tiêu; ghi rõ ngày bắt đầu ủ và chuyển sang dùng ngăn thứ hai.
+ Dụng cụ chứa nước tiểu phải có nắp đậy để tránh nước mưa và hạn chế thu hút ruồi nhặng, tránh là nơi muỗi đẻ trứng...
+ Nắp ngăn ủ luôn luôn được đậy kìn.
+ Thường xuyên làm vệ sinh sàn NT.
+ Tuyệt đối không lấy phân ra dùng khi chưa đủ thời gian ủ tối thiểu (6 tháng).
3.4.2. Nhà tiêu với bể tự hoại
NT có bể tự hoại là loại NT phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Bể tự hoại đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư Fosse Mouras phát minh ra. Cho đến nay, loại công trính xử lý nước thải tại chỗ này đã được phổ cập trên toàn Thế giới. Bể tự hoại có thể phục vụ cho một khu vệ sinh, một HGĐ hay nhóm HGĐ, cho các đối tượng thải nước khác như bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc, các cơ sở chăn nuôi và chế biến nông sản, thực phẩm, vv... Bể tự hoại được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi bởi có nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dòng nước thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ìt diện tìch, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản, nên dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của công trính xử lý nước thải tại chỗ này, cần thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt và quản lý vận hành, bảo dưỡng bể tự hoại đúng, nhất là với điều kiện ở nước ta hiện nay, khi phần lớn nước thải, sau khi xử lý sơ bộ ở bể tự hoại, còn xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.
Hình 7. Bể tự hoại hai ngăn
a. Cấu tạo
- Bể tự hoại: Bể xử lý có loại 3 ngăn hoặc 2 ngăn; Bể tự hoại 2 ngăn gồm: ngăn chứa có kìch thước lớn nhất, chiếm tối thiểu 2/3 dung tìch bể; ngăn lắng chiếm 1/3 dung tìch bể. Bể tự hoại 3 ngăn gồm: ngăn chứa có dung tìch tối thiểu ½ dung tìch bể; 2 ngăn lắng, mỗi ngăn chiếm ¼ dung tìch bể.
- Bệ tiêu: có thể là bệ tiêu bệt hoặc bệ tiêu xổm, được làm bằng các vật liệu như sứ tráng men hoặc granite xi măng lưới thép. Bệ tiêu được làm thật nhẵn để dễ cọ rửa và đẩy trôi phân dễ dàng. Bệ tiêu được nối liền với ống dẫn phân và được cấu tạo sao cho luôn luôn có nút nước kìn. Nút nước này là chi tiết kỹ thuật quan trọng của NT tự hoại, có tác dụng ngăn mùi hôi từ bể chứa phân thoát ra ngoài, đồng thời ngăn ruồi, nhặng và các côn trùng khác không tới sinh đẻ trong bể chứa phân.
- Thân NT: có thể được xây bằng gạch và lợp bằng tre, nứa, lá hoặc đổ mái bằng nhưng phải đảm bảo tác dụng che mưa nắng và kìn đáo cho người sử dụng.
b. Nguyên lý hoạt động
Trong bể tự hoại diễn ra quá trính lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ khì cặn lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là các Hydrocacbon, đạm, béo, ... được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khì và các loại nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tìch. Chất không tan chuyển thành chất tan và chất khì (chủ yếu là CH4, CO2, H2S, NH3, ...). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ phân huỷ bùn cặn trong bể tự hoại: nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác; lưu lượng dòng thải và thời gian lưu nước tương ứng;
tải trọng chất bẩn (rất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người sử dụng bể hay loại nước thải nói chung); hệ số không điều hoà và lưu lượng tối đa; các thông số thiết kế và cấu tạo bể: số ngăn bể, chiều cao, phương pháp bố trì đường ống dẫn nước vào và ra khỏi bể, qua các vách ngăn, ...Bể tự hoại được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bính 50 - 70% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp phụ lên cặn và lắng xuống, hoặc chết đi do thời gian lưu bùn và nước trong bể lớn, do môi trường sống không thìch hợp. Cũng chình ví vậy, trong phân bùn bể tự hoại chứa một lượng rất lớn các mầm bệnh có nguồn gốc từ phân và cần được thu gom lưu giữ, vận chuyển, xử lý đúng quy cách. Bể tự hoại có thể tiếp nhận và xử lý cả hai loại nước thải trong HGĐ: nước đen và nước xám. Nước thải sau bể tự hoại được dẫn tới các công trính xử lý tại chỗ (bãi lọc ngầm, bể sinh học hiếu khì, vv...) hay tập trung, theo cụm...
c.Bản vẽ thiết kế (Xem Phụ lục)
d. Các ưu, nhược điểm
Ưu điểm loại hính NT này là hiệu suất xử lý ổn định, khoảng làm việc dao động lớn, chiếm ìt diện tìch; quản lý đơn giản, sạch sẽ, hợp vệ sinh, dễ cọ rửa, kiểm soát được ruồi, muỗi; thuận tiện cho người sử dụng; có thể xây dựng ngay trong nhà.
Nhược điểm là chi phì xây dựng cao; chỉ sử dụng được ở những nơi có nhiều nước; không tận dụng được nguồn phân.
e. Điều kiện áp dụng
NT có bể tự hoại hai hoặc ba ngăn thường được xây dựng gần nhà hoặc trong nhà để tiện sử dụng.
NT có bể tự hoại hai hoặc ba ngăn chỉ thìch hợp cho những nơi có nhiều nước, không tận dụng nguồn phân để làm phân bón cho cây trồng.
Cần lưu ý rằng bể tự hoại đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải, nhất là nước đen từ nhà vệ sinh, tránh làm tắc cống
thoát nước, nhưng nước thải sau bể tự hoại chưa đủ điều kiện để thải ra ngoài môi trường. Sau bể tự hoại, nước thải cần tiếp tục được xử lý trong các công trính xử lý tại chỗ khác, hay được thu gom và xử lý tập trung trước khi xả ra ngoài môi trường hoặc tái sử dụng.
f. Hướng dẫn xây dựng
- Bể xử lý
Bể tự hoại thường có hính chữ nhật, vuông hay tròn trên mặt bằng, được xây dựng bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc chất dẻo. Kìch thước tối thiểu của bể tự hoại tiếp nhận nước đen từ khu vệ sinh cho một HGĐ là 1,5m3, của bể tự hoại tiếp nhận nước đen và nước xám là 3,0m3. Tuy nhiên, các gia đính thường xây dựng bể có dung tìch lớn, để tăng hiệu quả xử lý và kéo dài chu kỳ hút cặn. Thể tìch của bể tự hoại cho một gia đính có từ 5 đến 7 người thường là 3 đến 5m3.
Các kìch thước tối thiểu của bể xử lý hỗn hợp nước đen và nước xám được nêu trong bảng 9, và bể chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh được nêu trong bảng 3.2. Có thể sử dụng các bảng tra cứu này khi thiết kế, lựa chọn kìch thước bể.
Bảng 121. Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám theo số người sử dụng
Chiều cao lớp nước Hư, m | Chiều rộng bể B, m | Chiều dài ngăn thứ nhất L1, m | Chiều dài ngăn thứ hai L2, m | Dung tích ướt Vư, m3 | Dung tích đơn vị, m3/người | |
5 | 1,2 | 0,8 | 2,1 | 1,0 | 3,0 | 0,60 |
10 | 1,2 | 1,0 | 2,1 | 1,0 | 3,7 | 0,37 |
15 | 1,2 | 1,2 | 2,6 | 1,0 | 5,1 | 0,34 |
20 | 1,4 | 1,2 | 3,1 | 1,0 | 6,8 | 0,34 |
Có thể bạn quan tâm!
- Địa Điểm, Thời Gian, Đối Tượng Nghiên Cứu
- Thực Trạng Nhà Tiêu Tại Xã Chân Sơn, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang
- Đánh Giá Sự Cần Thiết Có Nhà Tiêu Hợp Vệ Sinh
- Kích Thước Tối Thiểu Của Bể Tự Hoại Xử Lý Nước Đen Theo Số Người Sử Dụng
- Bảng Tham Khảo Mức Giá Loại Nhà Tiêu Và Bộ Phận Nhà Tiêu
- Cải Thiện Môi Trường Thể Chế Và Các Hoạt Động