tập trung thực hiện các giải pháp. Ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, từng bước giảm khai thác nguồn nước ngầm quy mô vừa và lớn đối với các khu vực có nguồn nước mặt thuận lợi hoặc có hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh. Đối với nguồn nước mưa cần xây dựng công trình để lưu trữ, kết hợp với hệ thống thủy lợi xây dựng hồ trữ nước quy mô, đa mục tiêu cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
Về giải pháp dài hạn, thời gian tới phải hoàn thành xây dựng các nhà máy nước. Song song với các giải pháp này, tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Mỹ Tú nói riêng cũng cần phải chú trọng đến các giải pháp về công nghệ. Theo đó, đối với các nhà máy xử lý nước quy mô vùng liên tỉnh, công suất lớn cần phải sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường; đối với các nhà máy có quy mô nhỏ, ứng dụng công nghệ xử lý nước truyền thống, từng bước cải tiến phù hợp với năng lực quản lý vận hành của đơn vị cấp nước.
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý nước lợ, nước mặn cấp nước cho khu vực dân cư có nguồn nước bị nhiễm mặn hoặc không có khả năng kết nối với nhà máy nước vùng liên tỉnh.Bảo đảm khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, ngập lũ, nước biển dâng và xâm nhập mặn, hạn chế sử dụng, khai thác nước ngầm quy mô lớn.
Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao điều kiện sống của người dân.
Quản lý và phát triển cấp nước ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cấp nước.
Công nghệ xử lý nước sạch được áp dụng phải phù hợp với quy mô công suất nhà máy nước, thành phần và tính chất của nguồn nước thô; chất lượng nước sau xử lý bảo đảm đạt quy chuẩn chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và người dân về BĐKH và các thách thức đang đặt ra đối với ĐBSCL và tỉnh Sóc Trăng; chủ động trong thích ứng với BĐKH và các tác động
khác từ thượng nguồn; kêu gọi, huy động nguồn lực nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng, nhất là hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, ven sông.
Giải pháp cụ thể để xử lý nước nhiễm mặn cho khu vực huyện Mỹ Tú:
Do đặc thù khu vực nghiên cứu luận văn là vùng trũng với hệ thống sông ngòi dày đặc, mật độ 0,32 km2/ha. Do vậy đây là vùng có tài nguyên nước mặt phong phú. Vị trí đề xuất xây dựng Trạm cấp nước tại Kênh 8 Thước là một trong những hệ thống kênh lớn trong khu vực, bề mặt 36 mét chiều rộng, đáy 22 mét, mực nước có độ sâu trung bình 1,8 mét, cao nhất là 2,5 mét. Chất lượng nước đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Với điều kiện trên đáp ứng được việc xây dựng Trạm cấp nước với công suất 14.900 m3/ ngày đêm, phục vụ cho 19.000 hộ dân.
Trong tình huống nước mặt bị xâm nhập mặn vào những tháng mùa khô, độ mặn lớn nhất 10,7‰ theo kết quả đo của Trạm thủy nông thị xã Ngã Năm, điểm đo tại Kênh Năm Kiệu, độ mặn phổ biến ở mức 2‰ trên các nhánh kênh khu vực huyện Mỹ Tú. Triển khai giải pháp xử lý nước mặn cho người dân và hệ thống các Trạm cấp nước hiện có bằng công nghệ RO.
- Đối với hộ dân cư phân tán: hướng dẫn cho hộ dân sử dụng máy lọc nươc RO với các thương hiệu phổ biến như Kagaroo, Karofi, Omega... với khả năng lọc được độ mặn nhỏ hơn 2‰ với công suất 10 lít/giờ, giá thành phổ biến từ 4-6 triệu đồng/máy với chất lượng nước đầu ra theo QCVN01:2009/BYT, lưu lượng trên đảm bảo nhu cầu ăn uống trong suất mùa khô.
- Đối với công trình cấp nước tập trung hiện có do Trung tâm quản lý: sử dụng hệ thống RO dạng công nghiệp với công suất từ 10-20 m3/h. Loại hình này đã được thí điểm tại Trạm cấp nước Tổng Cáng xã Liêu Tú huyện Trần Đề, với công suất hiện tại 10 m3/h đáp ứng cấp nước sạch cho 300-400 hộ dân. Giá thành 600 triệu đồng.
Với những giải pháp sử dụng công nghệ RO có thể xử lý được việc xâm nhập mặn của nước ngầm (phổ biến 1‰) và ứng phó với xâm nhập mặn nước mặt tối đa 2‰. Bằng các
giải pháp xử lý mặn theo nghiên cứu đề xuất trên đối phó được diễn biến bất thường của xâm nhập mặn trong vùng luận văn nghiên cứu.
3.1.2 Đề xuất các giải pháp về vận chuyển và phân phối nước
Biến đổi khí hậu đang diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước trên địa bàn nói riêng và trên toàn cầu nói chung, để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cần quan tâm đặc biệt đến nguồn nước khai thác, cần được khảo sát, đánh giá bền vững và thực hiện khai thác, quản lý hợp lý. Trên cơ sở đánh giá tài nguyên nước trên địa bàn, luận văn đề xuất xây dựng một hệ thống cấp nước chung cho toàn huyệnkhai thác nguồn nước mặt từ sông Hậu qua Kênh 8 Thước.
Luận văn đề xuất hòa nhập mạng lưới của các trạm cấp nước nhỏ trên địa bàn huyện thành mạng lưới cấp nước tập trung quy mô huyện, cấp toàn bộ cho vùng nông thôn huyện.
Đây là phương án đảm bảo giám sát tốt chất lượng nước, nguồn nước khai thác, công tác quản lý vận hành phù hợp xu hướng phát triển trong thời đại công nghệ 4.0, dễ áp dụng công nghệ xử lý nước, công nghệ trong công tác quản lý vận hành, quản trị hệ thống, giảm chi phí suất đầu tư,...
3.1.3Phân vùng tách mạng, sử dụng các tuyến ống truyền tải riêng biệt đến từng khu vực cấp nước trên địa bàn huyện
a. Tính toán công suất và chạy thủy lực đường ống cấp nước cho hệ thống toàn huyện Mỹ Tú:[1]
Trên cơ sở dân số vùng nông thôn huyện Mỹ Tú năm 2018, tỷ lệ tăng dân số trên địa bàn và mục tiêu cấp nước sạch đến năm 2025, Luận văn tính toán nhu cầu sử
dụng nước, công suất trạm xử lý là 14.900 m3/ngàyđêm.
Bảng 9: Dự báo dân số khu vực đến năm 2025
Dân số hiện tại năm 2017 (người) | Tỷ lệ tăng dân số | Dự báo dân số năm 2025 (người) | |
Xã Hưng Phú | 11.576 | 1,39% | 13.107 |
Xã Mỹ Tú | 9.982 | 1,45% | 11.363 |
Xã Thuận Hưng | 12.256 | 1,22% | 13.669 |
Xã Mỹ Hương | 9.857 | 1,52% | 11.290 |
Xã Long Hưng | 12.828 | 1,17% | 14.244 |
Xã Mỹ Thuận | 8.878 | 1,58% | 10.223 |
Xã Mỹ Phước | 16.575 | 1,21% | 18.470 |
Xã Phú Mỹ | 12.664 | 1,18% | 14.074 |
Tổng dân số của xã | 94.616 | 106.440 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Của Người Dân Và Đến Hệ Thống Cấp Nước Tập Trung Của Chi Nhánh Cấp Nước
- Các Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Một Hệ Thống Cấp Nước
- Tổng Quan Về Công Tác Quản Lý Công Trình Cấp Nước
- Đề Xuất Các Giải Pháp Về Công Tác Quản Lý, Vận Hành
- Cập Nhật Quy Hoạch Và Công Tác Bảo Trì, Sửa Chữa Công Trình
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn - 9
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Bảng 10: Tổng hợp nhu cầu dùng nước vùng nông thôn huyện Mỹ Tú
Đối tượng dùng nước | Đơn vị | Đến năm 2025 | |
1 | - Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt QSH | m3/ngđ | 7983 |
2 | - Nhu cầu nước cho Công trình công cộng, dịch vụ (q1): | m3/ngđ | 798 |
3 | - Nhu cầu nước cho hao hụt, rò rỉ (q2): | m3/ngđ | 878 |
4 | - Nhu cầu nước cho bản thân TXL (q3): | m3/ngđ | 966 |
5 | - Tổng nhu cầu dùng nước trong ngày (Qtb) | 10625 | |
6 | - Hệ số dùng nước không điều hòa ngày Kngày.max | 1 | |
7 | -Tổng lưu lượng nước tính toán trong ngày dùng nước nhiều nhất Qngày.max(m3/ngđ) | m3/ngđ | 14876 |
8 | Làm tròn | 14900 | |
9 | - Số giờ làm việc trong ngày | 24 | |
10 | - Công suất trạm xử lý QTXL | m3/h | 621 |
Bảng11: Tính toán nhu cầu sử dụng nước huyện Mỹ Tú
Nội dung công việc | Đơn vị | Năm 2025 | |||||||||
Xã Phú Hưng | Xã Mỹ Tú | Xã Thuận Hưng | Xã Mỹ Hương | Xã Long Hưng | Xã Mỹ Thuận | Xã Mỹ Phước | Xã Phú Mỹ | Tổng cộng | |||
I | Dân số | 13.853 100 | 10.556 100 | 79.830 7.983 798 878 966 10.625 | |||||||
- Dân số dự kiến được cấp nước | Người | 9.830 | 8.522 | 10.252 | 8.468 | 10.683 | 7.667 | ||||
II | Tiêu chuẩn cấp nước | ||||||||||
1 | - Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt | l/ng/ngđ | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |||
2 | - Tiêu chuẩn cấp nước cho Công trình công cộng, dịch vụ: %QSH | % | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | |
3 | - Tiêu chuẩn cấp nước cho hao hụt, rò rỉ: %(QSH+q1) | % | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | |
4 | - Tiêu chuẩn cấp nước cho bản thân TXL: %(QSH+q1+q2) | % | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | 10% | |
III | Nhu cầu sử dụng nước | ||||||||||
1 | - Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt QSH | m3/ngđ | 983 | 852 | 1.025 | 847 | 1.068 | 767 | 1.385 | 1.056 | |
2 | - Nhu cầu nước cho Công trình công cộng, dịch vụ (q1): | m3/ngđ | 98,3 | 85,2 | 102,5 | 84,7 | 106,8 | 76,7 | 138,5 | 105,6 | |
3 | - Nhu cầu nước cho hao hụt, rò rỉ (q2): | m3/ngđ | 108,1 | 93,7 | 112,8 | 93,1 | 117,5 | 84,3 | 152,4 | 116,1 | |
4 | - Nhu cầu nước cho bản thân TXL (q3): | m3/ngđ | 118,9 | 103,1 | 124,0 | 102,5 | 129,3 | 92,8 | 167,6 | 127,7 | |
5 | - Tổng nhu cầu dùng nước trong ngày (Qtb) | 1.308 | 1.134 | 1.365 | 1.127 | 1.422 | 1.021 | 1.844 | 1.405 | ||
6 | - Hệ số dùng nước không điều hòa ngày Kngày.max | 1,4 | 1,4 | 1,4 | 1,4 | 1,4 | 1,4 | 1,4 | 1,4 |
Nội dung công việc | Đơn vị | Năm 2025 | |||||||||
7 | -Tổng lưu lượng nước tính toán trong ngày dùng nước nhiều nhất Qngày.max(m3/ngđ) | m3/ngđ | 1.832 | 1.588 | 1.910 | 1.578 | 1.991 | 1.429 | 2.581 | 1.967 | 14.876 |
8 | Làm tròn | 1.832 | 1.588 | 1.910 | 1.578 | 1.991 | 1.429 | 2.581 | 1.967 | 14.900 | |
9 | - Số giờ làm việc trong ngày | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 | 621 | |
10 | - Công suất trạm xử lý QTXL | m3/h | 76 | 66 | 80 | 66 | 83 | 60 | 108 | 82 | |
- Hệ số dùng nước không điều hòa giờ Kgiờ.max | 1,56 | 1,56 | 1,56 | 1,56 | 1,56 | 1,56 | 1,56 | 1,56 | |||
+ Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình: max | 1,3 | 1,3 | 1,3 | 1,3 | 1,3 | 1,3 | 1,3 | 1,3 | |||
+ Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư:max | 1,2 | 1,2 | 1,2 | 1,2 | 1,2 | 1,2 | 1,2 | 1,2 |
b. Ứng dụng phần mềm Epanet mô phỏng thủy lực huyện Mỹ Tú, đề xuất giải pháp từ kêt quả thủy lực và lựa chọn công nghệ phù hợp cho tương lai cấp nước của huyện
Chương trình EPANET được thiểt kế như là một công cụ nghiên cứu nhằm cải thiện sự hiểu biết của chúng ta vể chuyển động và số phần của các thành phần chất trong nước sinh hoạt trong các mạng lưới phân phối nước. Mô đun chất lượng nước cuà chương trình EPANET được trang bị để mô hình các hiện tượng như phản ứng trong dòng chảy, phản ứng ở thành ống và trao đổi chất giữa dòng chảy và thành ống.
Hình 3: Mô phỏng Phần mềm Epanet 2.0
Chương trình có thể tính đồng thời một lời giải cho cả hai điểu kiện thủy lưc và chất lương nước. Hoặc nó có thể chỉ tính thủy lực mạng lưới và lưu kết quả này vào bể, hoặc dùng một file thủy lực đã lưu trước đó để tiến hành mô phỏng chất lương nước.
45
Hình 4: Mô phỏng mạng lưới cấp nước bằng phần mềm Epanet
Giao diện hỗ trợ người dùng EPANET là WinForm, cung cấp một trình soạn thảo mạng trực quan đơn giản hoá quá trình xây dựng mô hình hệ thống đường ống và chỉnh sửa các thuộc tính và dữ liệu theo người dùng. EPANET cung cấp một môi trường tích hợp để chỉnh sửa dữ liệu đầu vào. Báo cáo dữ liệu và trực quan bằng các công cụ khác nhau được sử dụng để hỗ trợ diễn giải kết quả phân tích mạng. Chúng bao gồm:
• Bản đồ mạng bằng màu sắc,
• Bảng dữ liệu,
• Sử dụng năng lượng,
• Phản ứng,
• Hiệu chuẩn
46