Giếng đào: Giếng thu nước ngầm tầng nông thường được gọi là giếng đào hay giếng khơi. Đây là loại hình cấp nước phổ biến và áp dụng rộng rãi ở vùng đồng bằng, trung du, núi thấp nơi có nước ngầm mạch nông.
Ưu điểm: Thuận tiện, dễ sử dụng; Có thể sử dụng vật liệu và sức lao động địa phương nên tiết kiệm được chi phí xây dựng; Phù hợp với điều kiện kinh tế tự nhiên ở vùng nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Nhược điểm:Không phù hợp với vùng lũ lụt; Nguồn nước giếng đào thường dễ bị ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi, hộ gia đình ngấm xuống nguồn nước.
c. Giếng khoan hộ gia đình
Là giếng thu nước ngầm tầng nông hoặc tầng sâu thường được khoan bằng tay hoặc bằng máy; Áp dụng ở những vùng có tầng nước ngầm có chất lượng nước đảm bảo cho ăn uống và sinh hoạt.
Ưu điểm: Dễ sử dụng, nước sạch, hợp vệ sinh; Giá thành thấp, một giếng khoan có thể cấp nước cho nhiều hộ gia đình; Ổn định nước cả vào vùa khô; Công trình gọn, chiếm ít diện tích.
Nhược điểm: Khi xây dựng đòi hỏi phải có chuyên môn.
2.2.2 Hệ thống cấp nước tự chảy
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước bền vững huyện Mỹ Tú trong điều kiện xâm nhập mặn - 2
- Đánh Giá Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Của Người Dân Và Đến Hệ Thống Cấp Nước Tập Trung Của Chi Nhánh Cấp Nước
- Các Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Một Hệ Thống Cấp Nước
- Đề Xuất Các Giải Pháp Về Vận Chuyển Và Phân Phối Nước
- Đề Xuất Các Giải Pháp Về Công Tác Quản Lý, Vận Hành
- Cập Nhật Quy Hoạch Và Công Tác Bảo Trì, Sửa Chữa Công Trình
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình, nước từ suối hoặc mạch lộ qua khâu xử lý rồi đưa đến các hộ sử dụng nước do sự chênh lệch về độ cao. Thường được áp dụng ở miền núi, nơi tập trung dân cư và có nguồn nước suối hoặc mạch lộ chênh cao hơn khu vực dân cư.
Ưu điểm: Chất lượng nước tương đối đảm bảo; Đơn giản, thuận tiện, rẻ tiền; Rất phù hợp với vùng núi;Không cần năng lượng để vận hành công trình.
Nhược điểm: Công tác vận hành, bảo dưỡng công trình đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật; Quá trình cấp nước có thể bị gián đoạn khi nguồn nước có sự thay đổi (mùa khô sang mùa mưa hàm lượng phù sa trong nước tăng).
2.2.3Hệ thống cấp nước tập trung
a. Hệ thống cấp nước tập trung bơm dẫn sử dụng nguồn nước mặt
Là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình, nước được bơm từ sông, suối, hồ qua khâu xử lý rồi đưa đến các hộ sử dụng nước. Thường được áp dụng ở vùng
dân cư tập trung và có nguồn nước ngầm hạn chế hoặc không sử dụng được cho mục đích ăn uống.
Ưu điểm: Quản lý công trình được tập trung; Chất lượng nước và khối lượng nước được đảm bảo ổn định, thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng; Là cách khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước hợp lý nhất.
Nhược điểm: Công tác vận hành và bảo dưỡng công trình đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật; Chi phí cho xử lý nước cao, đặc biệt khi nguồn nước có sự thay đổi (mùa khô sang mùa mưa hàm lượng phù sau trong nước tăng); Chi phí quản lý, vận hành, bảo dưỡng cao; Ý thức và sự quan tâm đóng góp của mọi người luôn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trì sự hoạt động lâu dài của hệ thống; Phải bảo vệ khu vực nguồn nước thật tốt.
b. Hệ thống cấp nước tập trung bơm dẫn sử dụng nguồn nước ngầm
Là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình, nước được bơm từ giếng khoan qua khâu xử lý rồi đưa đến các hộ sử dụng nước. Thường được áp dụng
ở vùng tập trung dân cư và có nguồn nước ngầm dồi dào, chất lượng nước sử dụng tốt, sử dụng được cho mục đích ăn uống và sinh hoạt.
Ưu điểm: Quản lý công trình được tập trung; Chất lượng nước đảm bảo ổn định, thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng; Là cách khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước hợp lý nhất.
Nhược điểm: Công tác vận hành và bảo dưỡng công trình đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật; Chi phí quản lý, vận hành, bảo dưỡng cao.
2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Tổng quan về công tác quản lý công trình cấp nước
2.3.1.1 Mục đích của việc quản lý vận hành công trình cấp nước
Đảm bảo công trình hoạt động ổn định, an toàn về mặt kỹ thuật, hiệu quả về mặt kinh tế.
2.3.1.2 Nhiệm vụ của người quản lý công trình cấp nước:
Nhiệm vụ chung:
- Đảm bảo vận hành các công trình cấp nước an toàn và liên tục, đúng quy trình kỹ thuật, hiệu quả về mặt kinh tế.
- Lập kế hoạch, dự trù kinh phí mua sắm vật tư, thiết bị, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị;
- Lập kế hoạch và thực hiện đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân vận hành.
- Nhận xét, đánh giá nhân viên.
Nhiệm vụ hàng ngày:
- Theo dõi, kiểm tra các công nhân vận hành để đảm bảo việc vận hành được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, an toàn;
- Phân công công việc cho nhân viên;
Kiểm tra việc ghi chép số liệu vào nhật ký sản xuất theo quy định; Lưu trữ số liệu ghi chép;
- Quyết định việc điều chỉnh, xác định liều lượng hóa chất;
- Đề xuất/quyết định sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận máy móc, thiết bị.
- Duy trì môi trường làm việc thân thiện, có văn hóa, khích lệ động viên nhân viên, xử lý các vi phạm của nhân viên trong quyền hạn của mình;
2.3.1.3 Đơn vị quản lý vận hành
a. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm được ban hành theo Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 09/07/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng gồm: Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn được cấp thẩm quyền phê duyệt; thực hiện các hoạt động sản xuất dịch vụ chuyên ngành về cấp nước và vệ sinh môi trường gồm: Công tác xây lắp, xét nghiệm chất lượng nước, chuyển giao công nghệ, cung
ứng vật tư – thiết bị và quản lý vận hành, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh.
Ngoài ra, Trung tâm được UBND tỉnh giao nhiệm vụ là Văn phòng Cơ quan thường trực Ban Điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh.
b. Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực
- Giai đoạn 2018-2020, tổ chức bộ máy Trung tâm gồm có: Ban Giám đốc; 7 Phòng nghiệp vụ: Tổ chức – Hành chính, Kế toán – Tài vụ, Kế hoạch – Truyền thông, Quản lý Cấp nước, Kỹ thuật, Kinh doanh – Hợp tác quốc tế, Kiểm nghiệm chất lượng nước. c. Nguồn kinh phí hoạt động
Hiện nay, Trung tâm thực hiện cơ chế tự chủ đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trung tâm thực hiện chế độ kế toán theo Quyết định số 19/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và thực hiện các quy định về Luật kế toán, Luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, các Luật thuế khác và các văn bản hướng dẫn dưới Luật,...
Nguồn tài chính đảm bảo hoạt động của Trung tâm từ nguồn thu của các hoạt động sản xuất- dịch vụ như: Cấp nước, xây lắp, tư vấn, bán hàng và các hoạt động khác.
2.4 Giớithiệuphầnmềm Epanetđểmôphỏngthủylựccấpnước HuyệnMỹ Tú
Trong công tác thiết kế mạng lưới cấp nước, việc quan trọng nhất là xác định được đường kính kinh tế nhất và tổn thất cột nước tối ưu cho tất cả các hoạt động của hệ thống cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của đối tượng dùng nước. Muốn làm được điều đó thì cần phải biết rõ hơn sự chuyển động và sự biến đổi của nước trong hệ thống phân phối nước kể từ khi nước đi từ lưu lượng chảy qua các đoạn ống, đồng thời cũng xác định các tổn thất thủy lực trên từng đoạn ống. Trước đây, việc giải bài toán thủy lực cho mạng lưới cấp nước thường được thực hiện bằng thủ công nên rất tốn kém thời gian và công sức. Ngày nay, nhờ có công cụ
máy tính nên việc giải bài toàn này thường được thực hiện nhanh chóng nhờ các chương trình tính toán lập sẵn, trong đó có chương trình EPANET.
2.4.1 Khái niệm EPANET
EPANET là chương trình tính toán mạng lưới cấp nước, có khả năng mô phỏng thủy lực và chất lượng nước theo thời gian. EPANET mô phỏng mạng lưới cấp nước bao gồm các đoạn ống, các nút, các máy bơm, các van, các bể chứa và đài nước, tính được lưu lượng trên mỗi đoạn ống, áp suất tại các nút, chiều cao nước ở từng bể chứa, đài nước, nồng độ của các chất trên mạng theo thời gian làm việc mô phỏng của mạng lưới.
EPANET là chương trình tính toán mạng lưới cấp nước, có khả năng mô phỏng thủy lực và chất lượng nước có xét đến yếu tố thời gian. Chạy trên nền Windows, EPANET tạo được một môi trường hòa hợp cho việc nhập và xuất dữ liệu của mạng lươi, chạy mô hình mô phỏng quá trình thủy lực và chất lượng nước, quan sát kết quả theo nhiều cách khác nhau.
EPANET là một phần mềm được phát triển bởi kho cung cấp nước và nguồn nước thuộc tổ chức Bảo vệ môi trường của Mỹ (US EPA) nhằm mục tiêu thực hiện các mô phỏng tính chất thủy lực và chất lượng nước đối với mạng lưới đường ống dùng áp.
2.4.2 Khả năng mô phỏng thủy lực
Mô hình mô phỏng thủy lực chính xác là điều kiện tiên quyết cho sự mô phỏng chất lượng nước một cách hiệu quả. EPANET chứa các công cụ phân tích thủy lực rất mạnh, có các khả năng sau:
- Có thể phân tích được mạng lưới cấp nước không giới hạn về quy mô.
- Tính toán tổn thất ma sát thủy lực theo cả ba công thức: Hazen – Williams, hoặc Darcy – Weisbach, hoặc Chezy – Manning.
- Tính được cả tổn thất cục bộ ở các đoạn cong, đoạn ống nối,…
- Mô hình hóa máy bơm với số vòng quay cố định hoặc thay đổi.
- Tính được năng lực bơm và giá thành bơm nước.
- Mô phỏng các loại van khác nhau như van đóng, van kiểm tra, van điều chỉnh áp suất, và van điều chỉnh lưu lượng
- Cho phép mô phỏng bể chứa nước có nhiều hình dạng khác nhau (đường kính có thể thay đổi theo chiều cao).
- Tính đến sự biến đổi nhu cầu nước tại các nút, mỗi nút có thể có một biểu đồ dùng nước riêng.
- Mô hình hóa lưu lượng dòng chảy phụ thuộc áp suất từ các nút theo kiểu vòi phun.
- Có thể cho hệ thống làm việc khi mực nước trong các bể ứng với các trường hợp: không biến đổi, thay đổi theo thời gian, hoặc điều khiển theo quy tắc phức tạp.
Việc giới thiệu phần mềm Epanet để mô phỏng thủy lực cấp nước cho huyện Mỹ Tú.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BỀN VỮNG CHO HUYỆN MỸ TÚ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂM NHẬP MẶN
3.1 Giải pháp kỹ thuật
3.1.1 Đề xuất các giải pháp về khai thác và xử lý nước
Cùng với việc đầu tư xây dựng, cải tạo các nhà máy xử lý nước cấp, thường xuyên duy tu, sửa chữa và thay thế các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Sóc Trăng nên tập trung đầu tư cho công tác quản lý chất lượng nước để luôn đảm bảo nước cấp đạt quy chuẩn của Bộ Y Tế.
Có phòng thí nghiệm chất lượng nước để thực hiện phân tích phần lớn các chỉ tiêu nhóm A (các chỉ tiêu phân tích hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) và nhóm B (các chỉ tiêu phân tích năm, 2 lần/năm) theo quy chuẩn của Bộ Y Tế về nước sinh hoạt. Hàng ngày các cán bộ vận hành tại các trạm sử dụng các thiết bị kiểm tra nhanh để theo dõi chất lượng nước cấp tại hiện trường và định kỳ gửi mẫu nước nguồn về phòng thí nghiệm chất lượng nước của Trung tâm để kiểm tra chất lượng nước từ nguồn, qua các công đoạn xử lý đến mạng cấp, điều chỉnh các biện pháp xử lý kịp thời, nhằm mục đích đảm bảo chất lượng nước cấp luôn đạt quy chuẩn quy định, phân tích về hoá lý, vi sinh.
Phòng Quản lý chất lượng nước của Trung tâm đáp ứng cơ bản nhu cầu phân tích, xét nghiệm, đánh giá chất lượng nước, đáp ứng mục tiêu cấp nước an toàn. Phòng đã xây dựng và thực hiện tốt quy trình kiểm soát chất lượng từ nguồn, qua các công đoạn xử lý, đến mạng cấp, với mỗi công đoạn đã xây dựng tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. Các chỉ tiêu giám sát và tần suất giám sát nước nguồn, nước thành phẩm và trên mạng lưới cấp nước tuân theo quy chuẩn của Bộ Y Tế, đảm bảo cấp nước an toàn.
Đối với nguồn nước: Nên tiến hành khảo sát và lập bản đồ quản lý các nguồn gâyô nhiễm chính trong khu vực cung cấp nước cho các nhà máy. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng nước tại các nguồn thải trong khu vực. Phối hợp với chính quyền các địa phương ở trong lưu vực thượng nguồn để bảo vệ
nguồn nước, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Phân tích đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng nước, với tần suất theo QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 09:2008/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nguồn nước hiện Công trình khai thác để cấp nước. Chú trọng giám sát liên tục một số chỉ tiêu biến động, nhất là chỉ tiêu pH, độ đục.
Đối với nhà máy: Giám sát chặt chẽ quy trình xử lý nước và kiểm tra chất lượng nước từ nguồn, qua các công đoạn xử lý keo tụ, lắng, lọc, khử khuẩn, đến mạng cấp. Sử dụng các thiết bị đo các chỉ tiêu pH, độ đục, clo dư của nước nguồn, nước sau lắng, sau lọc, nước thành phẩm tại nhà máy. Các chỉ tiêu chất lượng nước thành phẩm tại các nhà máy đều được phân tích với tần suất theo đúng quy định của Bộ Y Tế.
Đối với mạng cấp: Giám sát chặt chẽ chất lượng nước trên mạng cấp theo Quy định của Bộ Y Tế. Thường xuyên tổng kiểm tra đánh giá chất lượng nước trên từng tuyến ống. Định kỳ lấy mẫu phân tích và đánh giá 2 chỉ tiêu cơ bản (đô đục và clo dư). Lập bản đồ chất lượng nước trên mạng. Kiểm tra, xử lý kịp thời các yêu cầu của khách hàng về chất lượng nước. Trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị phân tích hiện trường (Testkit).
Để phản ánh tính khách quan về chất lượng nước cấp của trạm xử lý, hàng tháng, đơn vị quản lý sẽ định kỳ lấy mẫu nước đi xét nghiệm tại một đơn vị độc lập đối chiếu với kết quả xét nghiệm của Trung tâm. Kết quả xét nghiệm này được công khai đối với khách hàng sử dụng nước và các cơ quan, đơn vị kiểm tra về chất lượng nước cấp.
Huyện Mỹ Tú là một trong các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, hạn hán xâm nhập mặn trong những năm gần đây. Với mục tiêu lâu dài là nâng cao hiệu quả quản lý, mở rộng quy mô quản lý mạng lưới cấp nước cho chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú, trong thời gian tới cần thiết phải từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, từng bước hiện đại hóa.
Hạn hán xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến đến việc cấp nước sinh hoạt cho khu vực, nhất là các vùng chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Như vậy, để khắcphục tình trạng xâm nhập mặn, các đơn vị cấp nước trong địa phương cần phải