Mất Nguồn Thu Nhập Từ Thủy Sản Do Ô Nhiễm Chất Lượng Nước

Các loại hình dịch vụ, du lịch cũng như sự xuất hiện của hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ; sự xuất hiện của con người thường xuyên cùng với các loại phương tiện giao thông đã gây ra tiếng ồn liên tục (đặc biệt là hoạt động giao thông trên các đường nhỏ quanh hồ với số lượng và mật độ rất đông với loại hình chủ yếu là xe máy và các ô tô con …), tiếng ồn và ánh sáng với quy mô và thời gian lâu nên đã tác động tới sự yên tĩnh cũng như môi trường sống của các loài động vật (chim nước, sâm cầm…..và các loài cá…). Hiện tại khu vực giáp ranh với các tuyến đường giao thông, các khu vực nhà hàng khách sạn không còn thấy các loài động vật xuất hiện. Cụ thể các hoạt động như sau:

+ Hoạt động du lịch, dịch vụ gây ô nhiễm chất thải ảnh hưởng tới sinh cảnh của các loài sinh vật: Các hoạt động của các nhà hàng xung quanh hồ hàng ngày thải ra một lượng đáng kể nước thải và được thải trực tiếp (không qua xử lý) xuống môi trường hồ Tây làm ảnh hưởng tới chất nước trong hồ.

+ Hoạt động giao thông gây ô nhiễm ồn và chất thải nguy hại: Hoạt động của tàu thuyền trên hồ, các nhà hàng, hoạt động giao thông trên các tuyến đường giao thông ven hồ diễn ra trong suốt thời gian trong ngày, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. với lưu lượng giao thông lớn, lượng chất thải như bụi, chất thải, dầu mỡ từ xe cộ trên đường khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bị kéo và đổ thẳng vào môi trường nước hồ Tây gây nên sự ô nhiễm chất thải nguyhại.

+ Sự ô nhiễm ánh sáng: Xung quanh hồ Tây là các nhà hàng, khách sạn, các hoạt động du lịch, dịch vụ. Sự xuất hiện cùng với việc sử dụng các loại đèn chiếu, đèn nhiều màu cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động của những loài động vật nhạy cảm về ban đêm.

Lợi nhuận từ các loại hình dịch vụ đã gián tiếp gây ô nhiễm lên hồ Tây. Tràn lan các loại hình dịch vụ và không được quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng (cấp giấy phép kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh).

3.4.4 Suy giảm chất lượng nước bởi chất thải


Lượng chất thải gây ô nhiễm nước hồ Tây bao gồm nước thải và chất thải khác. Trong đó nước thải là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu.

Xung quanh hồ là hệ thống các cống thải, lượng nước thải này làm ảnh hưởng tới môi trường sống và làm ảnh hưởng các loài động vật, thực vật dưới nước. Trước tháng 9 năm 2013 , hàng ngày hồ Tây phải tiếp nhận một lượng nước thải rất lớn mà không qua xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ (hố lắng tạm thời). Bên cạnh đó lượng nước thải từ các hộ dân, nhà hàng nổi, khách sạn ven hồ cũng thải xuống hồ qua các cống thoát qua các cống nhỏ xung quanh. Hiện tượng xả thẳng nước thải, thức ăn thừa, rác thải… xuống thẳng hồ vẫn thường xuyên diễn ra. Do nước ô nhiễm sẵn nên chỉ cần thay đổi thời tiết mưa nhiều nắng lên là cá chết hàng loạt (Hình 3.8).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Hình 3 8 Cá chết trôi nổi ở hồ Tây Nguồn Như Ý 2012 Tháng 4 2015 UBND thành 1


Hình 3.8. Cá chết trôi nổi ở hồ Tây


Nguồn: [Như Ý, 2012]


Tháng 4/2015 UBND thành phố đã ký quyết định bổ sung 312 tỷ đồng để mở rộng cống thu gom nước thải giai đoạn 2, đảm bảo công suất cho Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây. Trước năm 2013 khi chưa xây dựng Nhà máy xử lý nước thải thì mỗi ngày hồ phải tiếp nhận 15.348 - 89.751m3/ngày đêm. Khi xây dựng xong Nhà

máy xử lý nước thải giai đoạn 1 thì lượng nước thải xả trực tiếp từ các cống xuống hồ giảm đáng kể. Hiện giờ, nước thải xả trực tiếp xuống hồ chủ yếu từ các nhà hàng nổi, khách sạn, hàng quán kinh doanh ven hồ.

Rác thải ở hồ Tây chủ yếu là chai, lọ nhựa giải khát được thải ra từ khách đến thăm quan, du lịch, từ các hàng quán kinh doanh ven hồ. Ngoài ra còn có bát hương, họ hoa, tượng phật từ các di tích lịch sử xung quanh làm ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan danh lam thắng cảnh.


3.4.5 Ô nhiễm từ hoạt động tâm linh, tín ngưỡng


Theo phong tục của người Việt, vào mỗi mùa Vu Lan hay Tết Ông Công Ông Táo người dân thường phóng sinh, đốt vàng mã báo hiếu ông bà, tổ tiên. Rác rưởi sau khi đốt vàng mã, bát hương, nilon ngập ngụa trên các hồ đặc biệt là hồ Tây nơi có 64 di tích văn hóa- lịch sử xung quanh hồ. Rác rưởi sau lễ cúng ở chùa, đền được xả bừa bãi bên hồ, bát hương vứt trôi nổi. Vốn là nét đẹp văn hóa của người Việt, thế nhưng vài năm trở lại đây nét đẹp này đang làm xấu đi vẻ đẹp của thủ đô cũng như vẻ đẹp của hồ Tây (Hình 3.9).


Hình 3 9 Ngập rác mùa Vu Lan Nguồn Lê Anh Dũng 2015 3 4 6 Sự xuất hiện của 2


Hình 3.9. Ngập rác mùa Vu Lan


Nguồn: [Lê Anh Dũng, 2015]

3.4.6 Sự xuất hiện của các động vật ngoại lai


Trong những năm gần đây, tại khu vực hồ Tây, bên cạnh sự suy giảm về chất lượng và số lượng các loài cá truyền thống, còn có sự xuất hiện của một số loài mới mà điển hình là ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cá chép không vảy, tôm lai có hình thù khá lạ. Các loài cá,… xuất hiện tuy chưa phải quá lo lắng nhưng nếu để sinh sôi nảy nở với số lượng lớn có thể sẽ là nguy cơ đe dọa tới sự phát triển của các loài truyền thống do các loài này cạnh tranh thức ăn với các loài khác, hoặc có thể trực tiếp ăn các loài khác trong hồ (Hình 3.10, hình 3.11).


Hình 3 10 Rùa tai đỏ Nguồn Đỗ Hồng Đức 2015 Hình 3 11 Trứng ốc bươu 3


Hình 3.10. Rùa tai đỏ


Nguồn: [Đỗ Hồng Đức, 2015]


Hình 3 11 Trứng ốc bươu vàng Nguồn Lê Minh 2009 3 4 7 Mất nguồn thu nhập từ 4


Hình 3.11. Trứng ốc bươu vàng


Nguồn: [Lê Minh, 2009]

3.4.7 Mất nguồn thu nhập từ thủy sản do ô nhiễm chất lượng nước


Trong những năm gần đây, sản lượng thủy sản ở hồ Tây đang có sự suy giảm về số lượng loài, chất lượng các loài thủy sản. Nguyên nhân chính là do sự ô nhiễm môi trường từ nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại.

Theo Báo cáo tổng hợp thực hiện đề án Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái hồ Tây, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý” của BQL hồ Tây năm 2014 thì sản lượng khai thác tôm càng tự nhiên vào các năm 1959-1960 đạt tới 30-50 tấn, chiếm 32-38% sản lượng thủy sản hồ Tây vào thời gian này. Tuy nhiên, sản lượng tôm đã suy giảm nhanh chóng. Vào những năm 1971-1975, sản lượng tôm còn 12-15 tấn/năm, về sau càng giảm mạnh, đến nay thì chỉ còn rất ít. Nguyên nhân suy giảm sản lượng, một phần do khai thác quá mức, nhưng phần quan trọng khác còn do điều kiện môi trường nước và nền đáy hồ bị ô nhiễm. Sinh khối động vật đáy cũng biến động lớn, thời kỳ 1981-1990 chỉ bằng 1/3-1/5 sinh khối các năm 1960, 1965, 1975. Do có các chính sách kịp thời từ các ban ngành, sản lượng thủy sản của hồ Tây đã có sự tăng nhẹ trở lại vào những năm 2011-2014.

Nhóm động vật đáy thân mềm (gồm trai, ốc, hến) sản lượng khai thác năm 1982 là 300-600 tấn. Trước năm 2000, mỗi ngày có khoảng vài chục thuyền khai thác trai, ốc, hến, sản lượng mỗi thuyền là 60-70kg. Từ sau năm 2000 trở lại đây, sản lượng trai, ốc, hến gần như cạn kiệt. Năm 1982, trong thành phần động vật đáy, nhóm ốc vặn, ốc đá chiếm ưu thế, sản lượng ốc khai thác hằng ngày đạt 1-3 tấn, hiện nay, sản lượng nhóm ốc này là không đáng kể.

Thành phần khu hệ cá hồ Tây gồm 46 loài thuộc 16 họ và 6 bộ, trong đó họ cá chép chiếm ưu thế gồm 28 loài thuộc 22 giống, bằng 60,8% tổng số loài cá sinh sống tại đây. Có 14 loài cá tự nhiên, chiếm 30,5% tổng số loài cá hồ Tây. Cũng theo báo cáo của Viện ST&TNSV, từ năm 1988 trở về trước, trung bình mỗi năm ở Hồ Tây khai thác được từ 250 đến 380 tấn cá (cả cá thả và cá sống tự nhiên). Trong đó

nhiều nhất là năm 1974 được 483 tấn, ít nhất là năm 1981 khoảng 225 tấn; riêng loại cá trắm đen bình quân mỗi năm khoảng 10 tấn, năm nhiều nhất tới 15 tấn .

Khu hệ thủy sinh vật hồ Tây khá đa dạng với 72 loài thực vật nổi, 47 loài tảo bám đáy, 37 loài động vật nổi, 29 loài động vật đáy (thuộc nhóm tôm, cua, trai, ốc, hến), 12 loài giáp xác. Tuy nhiên, hệ thủy sinh vật ngày càng suy giảm, nguyên nhân chủ yếu do khai thác quá mức và nguồn nước, nền đáy bị ô nhiễm.

3.5 Các động lực, áp lực, tác động và phản hồi trong quản lý, bảo tồn hồ Tây


3.5.1 Động lực


Khu vực hồ Tây là một danh lam thắng cảnh đặc thù mang đậm dấu ấn của ngàn năm xây dựng và phát triển Thủ đô mà hiếm thấy đô thị nào trên thế giới có được. Nơi đây có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với các công trình di tích lịch sử- văn hóa- kiến trúc và làng nghề truyền thống. Khu vực này còn có các giá trị khoa học về địa chất, thủy văn, điều kiện khí hậu cùng với hệ thống sinh vật đa dạng, hệ sinh thái đặc thù.

Lịch sử phát triển Thăng Long-Hà Nội dù ở thời kỳ nào cũng luôn lấy hồ Tây để khai thác lợi thế, tạo điểm nhấn cho không gian đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị khu vực hồ Tây thời gian qua vẫn còn những tồn tại cần được xem xét để khu vực này xứng tầm với giá trị vốn có của nó.


3.5.2 Áp lực


Tuy đã có nhiều cố gắng từ UBND thành phố Hà Nội nhưng đa dạng sinh học cũng như hệ sinh thái tự nhiên của hồ Tây vẫn bị nhiều áo lực, đó là:

- Lấn chiếm, phân cắt hồ thành các khu vực phục vụ các mục đích khác nhau (làm nhà ở, khách sạn, kè bờ, làm đường…).

- Ô nhiễm bởi các nguồn chất thải từ vùng lưu vực của các hoạt động du lịch trên Hồ, kể các các chất thải rắn

- Thu dọn hết các thực vật thủy sinh vốn có (dọn sạch hồ, nạo vét lòng hồ).


- Tiếp tục nuôi cá ở hồ Tây gây áp lực đối với các loài cá bản địa


- Cô lập hồ với các khu vực nước xung quanh (xây kè bờ làm hạn chế sự trao đổi với các khu vực khác, ngoài ra còn làm hạn chế khả năng thẩm thấu làm cho các chất ô nhiễm chảy thẳng vào hồ.

- Hiện nay, thành phố chỉ bảo vệ hồ Tây theo hướng bảo vệ cảnh quan, khai thác hồ, chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá…, nhưng chưa có hướng bảo tồn đa dạng sinh học/ hệ sinh thái tự nhiên.

- Nếu cộng cả hai hướng tác động của BĐKH và hoạt động của con người thì ĐDSH/HST tự nhiên của hồ Tây rủi ro bị tiêu diệt là rất lớn.


3.5.3 Tác động


Mặc dù, được xác định là “lá phổi xanh” của thành phố, nhưng với tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, với các loại hình kinh doanh buôn bán đa dạng… Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ chỉ còn là một thủy vực chết, một ao lớn nuôi cá hoặc là một bể chứa nước cỡ lớn chống úng trong vài chục năm nữa. Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý đã làm hồ Tây bị ô nhiễm nặng nề như hiện nay. Tình trạng đánh bắt cá trái phép (Hình 3.[12]và ô nhiễm từ các dịch vụ kinh doanh ven hồ đã làm cho các loài quý hiếm, các loài đặc hữu nhanh chóng bị tiêu diệt. Thay vào đó là các loài ngoại lai như rùa tai đỏ, ốc bươu vàng sẽ tranh giành thức ăn, thậm chí tiêu diệt cả các loài bản địa.

Tác động của đô thị hóa, cơn sốt “kinh doanh bất động sản càng” làm cho hồ Tây trở thành miếng bánh lý tưởng để các nhà đầu tư xâu xé. Đây là nguyên nhân chính giải thích cho việc xây dựng bừa bãi khách sạn, nhà hàng , trụ sở kinh doanh, biệt thự liền kề, các tòa nhà chung cư mọc ngay sát bờ hồ Tây.


Hình 3 12 Đánh bắt cá trái phép tại hồ Tây Nguồn Tác giả 2015 Hình 3 13 5


Hình 3.12. Đánh bắt cá trái phép tại hồ Tây


Nguồn: [Tác giả, 2015].


Hình 3 13 Các tòa nhà chung cư mọc sát hồ Tây Nguồn Tác giả 2015 3 5 4 Phản 6


Hình 3.13. Các tòa nhà chung cư mọc sát hồ Tây


Nguồn: [Tác giả, 2015]


3.5.4 Phản hồi


Trước thực trạng hồ Tây đang bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải, chất thải từ khu dân cư và các đơn vị kinh doanh dịch vụ ven hồ Tây, làm ảnh hưởng đến các loài động thực vật sinh sống trong lòng hồ cũng như ảnh hưởng tới cảnh quan của hồ Tây.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí