Sơ Đồ Du Lịch Tại Khu Vực Đền Thờ Bác Hồ Và Đỉnh Tản Viên


Sơn Tinh, vị thánh đứng đầu Tứ bất tử trong tâm thức người Việt. Để ghi nhớ công lao trị thủy của Đức Thánh Tản Viên, nhân dân lập Đền thờ Ngài trên đỉnh núi Tản Viên, tục gọi là Đền Thượng. Đền Thượng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào tháng 2/2008. Ngoài những giá trị lịch sử, du khách sẽ có dịp tìm hiểu thêm về nền văn hóa Văn Lang đời Vua Hùng thứ 18 và cảm nhận sâu sắc hơn về mối tình giữa chàng Sơn Tinh với nàng công chúa Ngọc Hoa.

Trên đỉnh Vua là Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa Thế giới. Ngôi đền nằm giữa không gian huyền ảo, lẫn trong mây trắng bồng bềnh và tiếng chim rừng lảnh lót dưới những tán cây cao.

Ở độ cao 600 m là điểm di tích lịch sử cách mạng ghi dấu trận đánh dũng cảm giữa bộ đội ta với thực dân Pháp trong chiến dịch Hòa Bình năm 1952. Đến thăm nơi này, du khách như sống lại quá khứ hào hùng, được trải lòng với hồn thiêng núi Tản sông Đà.

Du lịch nghỉ ngơi tại Ao Vua, Suối Mơ, Khoang Xanh, Suối Hai: Thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng, khí hậu núi Ba Vì trong lành mát mẻ, từ năm 1932 thực dân Pháp đã chọn núi Ba Vì là nơi nghỉ mát lý tưởng ở đồng bằng Bắc Bộ, giống như Sa Pa ở Tây Bắc và Đà Lạt ở Tây Nguyên.

Ngoài các hình thức du lịch trên VQG Ba Vì còn xây dựng các tuyến du lịch cho khách, kết hợp các điểm du lịch tạo cho khách du lịch có chuyến du lịch đầy ý nghĩa.

Nhìn chung, hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại VQG Ba Vì vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của Vườn. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn khách du lịch thì có tới 70% du khách tới VQG Ba Vì chưa biết hết các địa điểm du lịch tại VQG Ba Vì. Điều này cho thấy việc quảng bá hình ảnh và giới thiệu các địa điểm du lịch tại VQG còn chưa thực sự có hiệu quả. Đây


cũng là những bất cập của nhiều VQG chủ yếu là đi trong ngày hoặc kết hợp tham quan, không có sự gắn kết giữa cộng đồng với khách du lịch. Rõ ràng hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Ba Vì cần có kế hoạch cụ thể nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Vườn một cách bền vững và hiệu quả gắn với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


Hình 3.17. Sơ đồ du lịch tại khu vực VQG Ba Vì

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 10



Hình 3.18. Sơ đồ du lịch tại khu vực đền thờ Bác Hồ và đỉnh Tản Viên

3.2.4 Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở VQG Ba Vì

Vườn quốc gia ba vì đã tổ chức hoạt động du lịch nhiều năm. Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch được thể hiện rõ trong đề án phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2016 - 2020.

- Đầu tư phát triển DLST là một nhiệm vụ hoạt động của VQG Ba Vì mà

lợi ích do nó mang lại sẽ thoả mãn theo thứ tự ưu tiên: cho bảo tồn thiên nhiên,

cho bảo vệ môi trường và đóng góp cho ngân sách.

Trong nguyên tắc này thể hiện rõ tính ưu tiên của các hoạt động du lịch. Bảo tồn thiên nhiên là mục tiêu cốt lõi, là quan điểm xuyên suốt của hoạt động du lịch. Với nguyên tắc chỉ đạo này toàn bộ các nội dung từ quy hoạch, đến tổ


chức triển khai, giám sát đánh giá, từ thiết kế hoạt động đến vận hành đều đặt mục tiêu bảo tồn rừng và bảo tồn thiên nhiên lên hàng đầu. Các dịch vụ du lịch từ lưu trú, ẩm thực, mua sắm, giáo dục, thăm quan, thưởng ngoạn, giải trí, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội nghị hội thảo đều được hướng dẫn, điều hành, giám sát sao cho đảm bảo đúng nguyên tắc bảo tồn và phát triển rừng là ưu tiên hàng đầu.

- Các loại hình và sản phẩm du lịch được bố trí sẽ không gây tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái tự nhiên của VQG Ba Vì.

- Phát triển DLST để khai thác các tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và sự đa dạng về tài nguyên tự nhiên của hệ sinh thái rừng như một hoạt động góp phần vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của VQG Ba Vì.

- Tuyên truyền, giáo dục cho cả du khách và người dân địa phương về giá trị của VQG Ba Vì, môi trường trên mặt đất và môi trường văn hoá của nó.

Giáo dục môi trường và hướng dẫn du lịch được xem là hoạt động quan trọng của vườn quốc gia Ba Vì. Nội dung giáo dục để du khách và cộng đồng địa phương nhận thức được giá trị của vườn quốc gia, để trở thành người có trách nhiệm trong tham gia du lịch từ người tổ chức hướng dẫn đến người hưởng lợi là du khách.

- Tự cân đối một phần nguồn chi của ngân sách nhà nước; tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương; góp phần cải thiện đời sống cán bộ, viên chức và người lao động của VQG.

Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương và các đối tác được thực hiện qua những hợp đồng liên doanh, liên kết trong tổ chức hoạt động du lịch, từ quảng bá đến triển khai vận hành các hoạt động du lịch đều có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Nhờ đó tăng cường sự thấu hiểu, chia sẻ và đóng góp của các bên vào phát triển du lịch như một nhân tố tích cực cho bảo tồn và phát triển rừng, bảo tồn và phát triển văn hóa bản sắc của địa phương.


- Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia Ba Vì cũng được thể hiện trong định hướng tổ chức triển khai hoạt động du lịch của vườn quốc gia như sau:

+ Huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 cho phát triển du lịch tại VQG.

Trên cơ sở các đề án, dự án thuê môi trường rừng, liên kết, nhận khoán kinh doanh dịch vụ du lịch, các cá nhân, tổ chức đầu tư các công trình làm phong phú, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, nhà hàng, hội trường, khu vui chơi cho thanh thiếu niên, bể bơi, các tiểu cảnh hấp dẫn du khách...

+ Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:

Hiện tại cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các sản phẩm du lịch tại VQG Ba Vì còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên của du khách. Vì vậy việc đầu tư phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ phải tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc của Vườn để giới thiệu và thu hút du khách:

+ Xây dựng trung tâm thông tin: Qua các hiện vật được trưng bày là các tiêu bản động thực vật, đất, đá, các bản đồ, sơ đồ, sa bàn mô tả hệ sinh thái và nhiều thông tin, tài liệu trưng bày khác để giới thiệu cho du khách thấy được sự đa dạng sinh học và ý nghĩa của việc thành lập VQG.

+ Xây dựng thêm các tuyến đường mòn thiên nhiên có các biển báo chỉ dẫn, diễn giải môi trường dọc tuyến để du khách có thể trải nghiệm, khám phá các HST rừng tự nhiên, các động, thác nước, các di tích và phế tích lịch sử.

+ Xây dựng thêm các tuyến tham quan các Vườn thực vật để du khách có thể tham quan, học tập, đây còn là nơi triển khai hoạt động giáo dục môi trường cho du khách.


+ Xây dựng thêm các điểm dừng quan sát, bãi cắm trại và một số điểm DLST mới.

+ Liên kết phát triển các sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp trong khu vực.

+ Phối hợp với các công ty du lịch lữ hành xây dựng các tour du lịch chuyên đề như giáo dục môi trường, khám phá thiên nhiên,....cho học sinh, sinh viên.

+ Xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng dịch vụ ăn uống, trong đó kết hợp bán các đặc sản của địa phương như măng khô, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa, các cửa hàng bán quà lưu niệm, cửa hàng bán thuốc nam do người Dao quản lý.

+ Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch:

Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc:

+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển DLST

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học để cải tạo phục hồi rừng nghèo bằng các loài cây bản địa, nghiên cứu bảo tồn các loài cây dược liệu để phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng để giới thiệu cho du khách về công tác bảo tồn và giá trị đa dạng sinh học.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị để áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra, giám sát, theo dõi diễn biến đa dạng sinh học phục vụ diễn giải môi trường trong DLST.

Đầu tư trang thiết bị quản lý lượng du khách đến và đi để đánh giá được sức chứa. Việc quan tâm đến sức chứa là rất quan trọng và phải chú ý tới nó


trong các hoạt động du lịch nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của du khách đến khu bảo thồn thiên nhiên.

Quản lý rác thải dựa trên nguyên tắc giảm thải rác, tái sử dụng nếu có thể. Giám sát thường xuyên lượng rác thải ra, bố trí các thùng rác có dán tên khác nhau ở những vị trí hợp lý để du khách và nhân viên có thể vứt rác đúng chỗ để trong quá trình thu gom và phân loại rác được dễ dàng hơn. Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được chi phí, mang lại lợi ích từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến từ rác hữu cơ được ủ trong đất rất có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường, giảm thiểu tổng lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

3.2.5. Những thuận lợi trong hoạt động phát triển du lịch và khai thác bền vững sản phẩm từ rừng

VQG Ba Vì có ưu thế lớn nhất là mức độ đa dạng sinh học cao, có rất nhiều loài động thực vật quí hiếm, được coi là hạt nhân để tạo nên cảnh quan sinh thái cả vùng vốn có nhiều phong cảnh đẹp với các thác nước, hồ, hệ sinh thái còn được bảo tồn. Ba Vì còn có các làng nông nghiệp, trang trại, làng nghề truyền thống lâu đời như:các trang trại nuôi Bò sữa, nuôi Đà điểu, Dê, Thỏ; làng thảo dược của người Dao với hơn 300 loài cây cỏ được sưu tầm trên núi Ba Vì. Ngoài ra ở đây còn có suối nước khoáng nóng, đêm lại giá trị du lịch cao, thu hút được nhiều khách du lịch.

Vườn quốc gia Ba Vì có nguồn tài nguyên du lịch độc đáo bởi hệ tính đa dạng sinh học, đa dạng cảnh quan và đa dạng văn hóa cao. Nhiều loài động thực vật quý hiếm, nhiều cây cổ thụ tầm di sản quốc gia, nên văn hóa đa sắc tộc, những nghề nghiệp và sản phẩm phong phú đã làm cho du lịch Ba Vì có sức hấp dẫn cao với du khách. Người ta sẵn lòng chi phí cho du lịch Ba Vì một


phần để được trải nghiệm, để được thưởng ngoạn cảnh đẹp hữu tình của một vùng đất địa linh của đất nước và cũng một phần để góp phần vào bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học như một tài nguyên quý của quốc gia.

VQG Ba Vì không chỉ có nguồn tài nguyên tự nhiên vô cùng phong phú, mà tài nguyên nhân văn của vùng cũng rất có giá trị, sức sống ngàn năm của vùng núi Tản Viên còn thể hiện ở sự quy tụ của một vùng non xanh với số lượng di tích lịch sử dày đặc. Quanh núi Ba Vì, nhiều tên đất, tên làng, dòng sông, khe suối, đình, đền, miếu mạo…vừa gắn liền với tên tuổi thần Đức Thánh Tản cũng vừa là những dấu tích kết nối truyền thống xưa và nay. Bên cạnh đó là các loại hình tín ngưỡng dân gian đặc trưng của các tộc người nơi đây, và một số phong tục tập quán sinh hoạt văn hóa cộng đồng như cồng chiêng, hát ru, ném còn, Sắc Bùa…của dân tộc Mường; Múa chuông, lễ hội Tết Nhảy của đồng bào người Dao… Đó là nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng to lớn để VQG Ba Vì đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa - lễ hội, sinh thái - nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa - tâm linh.

Vườn quốc gia Ba Vì tổ chức nhiều loại hình và sản phẩm du lịch khác nhau, trong đó có du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch trải nghiệm khám phá, du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch hội nghị, du lịch cộng đồng v.v...

VQG Ba Vì có nguồn lao động dồi dào, tinh thần và trách nhiệm trong công việc của đội ngũ lao động cao. Thường xuyên được tập huấn về hướng dẫn du khách, cung cấp các dịch vụ du lịch tốt nhất đến với du khách.

Cộng đồng người dân địa phương ở VQG Ba Vì tích cực tham gia vào việc phát triển du lịch, tạo điều kiện cho VQG và các doanh nghiệp xây dựng, quy hoạch, cải tạo lại các điểm nghỉ chân, giúp khách du lịch cảm thấy thoải mái, và phục vụ tốt các nhu cầu cầu của du khách.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí