Tiềm Năng Khai Thác Kiến Thức Bản Địa Liên Quan Để Thỏa Mãn Nhu Cầu Trải Nghiệm Nghề Rừng


Một số cảnh quan tuyệt đẹp của VQG Ba Vì:


Hình 3.14. Cây bách Xanh tại độ cao 1200m

Hình 3.15. Cây Trường Vân ở độ cao 1100m


3.1.6. Tiềm năng khai thác kiến thức bản địa liên quan để thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm nghề rừng

Nhận thức về giá trị của kiến thức bản địa, đặc biệt là khả năng đóng góp của nó vào phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo, đang dần được nâng cao ngay tại thời điểm mà những kiến thức này đang trong tình trạng bị đe doạ ở mức chưa từng có từ trước đến nay.

Những kiến thức bản địa là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất hiếm khi được ghi chép lại.

Hệ thống kiến thức bản địa cần phải được duy trì, gìn giữ vì những tư tưởng phương Tây đang có xu thế thống trị hầu hết những quan điểm về chính sách phát triển. Đồng thời, cần phải ngăn chặn tình trạng tư tưởng phương Tây cản trở cộng đồng địa phương tham gia vào công cuộc phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế đang diễn ra tình trạng “phát triển” chỉ được định nghĩa bằng những khái niệm xa lạ, thậm chí đôi khi còn không phù hợp của phương Tây.

* Kiến thức dưới dạng thông tin: Những hiểu biết của người dân về các loài lâm sản ngoài gỗ, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, thời vụ khai thác, cách thức khai thác, các hiểu biết về điều kiện môi trường xung quanh, v.v… được xếp vào dạng kiến thức thông tin. Trong số đó, thông tin về đối tượng lâm sản được khai thác sử dụng là tương đối đồng nhất; nhưng hiểu biết về môi trường xung quanh của các lâm sản đó lại có sự khác biệt lớn và chỉ một vài cá nhân có được bởi vì những hiểu biết này phụ thuộc vào thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế.


* Kiến thức bản địa khi đi rừng: Đồng bào dân tộc sinh sống tại VQG Ba Vì có những biện pháp phòng chống hoặc chữa trị đối với loài vắt cắn khi đi trong rừng.

3.2. Đánh giá thực trạng khai thác các sản phẩm du lịch từ rừng

3.2.1. Mục đích của khách du lịch đến với VQG Ba Vì

Đề tài nghiên cứu đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 20 khách du lịch về mục đích của du khách đến với VQG Ba Vì, và kết quả như sau:

Bảng 3.18. Thống kê mục đích của du khách đến với VQG Ba Vì

* Kiến thức dưới dạng văn hóa: Trong đời sống văn hóa, kiến thức loại này của đồng bào dân tộc cũng thể hiện sự phong phú. Có nhiều loại nhạc cụ truyền thống của người dân tộc được làm từ một số loại cây rừng. Các loại nhạc cụ này được sử dụng vào những dịp lễ hội khác nhau.


TT‌‌

Mục đích của du khách đến VQG

Số người sử dụng

1

Tham quan trong rừng

7

2

Đi dạo trong rừng

15

3

Ăn uống sản phẩm từ rừng

14

4

Mua sắm sản phẩm từ rừng

8

5

Giải trí trong rừng

2

6

Nghỉ dưỡng trong rừng

1

7

Khám phá trong rừng

8

8

Thể thao trong rừng

1

9

Du lịch tâm linh trong rừng

18

10

Sinh hoạt cộng đồng trong rừng

17

11

Nghiên cứu, học tập trong rừng

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 9


Tính theo tỷ lệ phần trăm số người sử dụng các dịch vụ được thể hiện ở hình sau:


Hình 3.16. Mục đích của khách du lịch đến VQG Ba Vì

Phân tích số liệu cho thấy một số điểm sau:

Sản phẩm du lịch quan trọng bậc nhất là du lịch văn hóa lịch sử tâm linh. Sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử tâm linh được sử dụng nhiều nhất có đến 90% du khách tham gia. Đây cũng là một trong những đặc điểm du lịch ở Thủ đô. Người ta nhận thấy khi cuộc sống càng bận rộn với nhiều áp lực, nhu cầu thăm thú, du lịch ở các địa điểm tâm linh để tìm sự thư giãn và cân bằng cho tâm hồn ngày càng trở nên phổ biến.

Sinh hoạt cộng đồng là một trong những sản phẩm được nhiều du khách tham gia nhất. Số người tham gia du lịch cộng đồng có tới 85%. Điều đó chứng tỏ du khách chủ yếu đi theo nhóm, theo đoàn. Mong muốn những hoạt động du lịch như một cơ hội làm tăng cố kết cộng đồng. Trong cuộc sống thường ngày mỗi người một việc, một quan tâm riêng, những liên kết cộng đồng trở lên sơ cứng. Nó làm đời sống tinh thần của con người trở lên nghèo nàn. Du lịch theo


nhóm, theo đoàn của những người cùng cơ quan, cùng làng xóm, cùng lứa tuổi, cùng lớp học, cùng sở thích... như một cách làm tăng tình đoàn kết, tình thương, trách nhiệm, thấu hiểu và chia sẻ. Qua đó làm giàu tình cảm và cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân. Làm cho con người trở lên có trách nhiệm hơn, có tình yêu thương nhiều hơn, dễ vượt qua những khó khăn hơn.

Đi dạo trong rừng là một hoạt động ưa thích của du khách. Có đến 75% du khách có nhu cầu đi dạo trong rừng. Đi dạo trong rừng dưới những tán cây trong môi trường an lành, tâm hồn con người như thư thái hơn, thánh thiện hơn. Đi dạo trong rừng trở thành nhu cầu của nhiều du khách. Khi đó họ được thả hồn vào cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng, cuộc sống trở lên lãng mạn hơn, đáng yêu hơn, tình cảm trở lên trong sáng, những khó khăn thường nhật như được gột bỏ.

Ăn uống các sản phẩm từ rừng là một trong những hoạt động yêu thích của du khách. Rau rừng bao gồm cả các loại măng tre trúc, mầm cỏ và nấm hoang dã trong rừng hoặc trảng cỏ. Rau rừng thường được sử dụng trong thực phẩm ăn chay của Phật giáo, chúng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng và các tác dụng phòng chữa bệnh liên quan. Ngoài rau rừng thì thực phẩm từ rừng thường được sử dụng là các loại cá suối. Cá được đánh bắt tự nhiên, được chiên ròn hoặc nấu măng trở thành món đặc sản của núi rừng. Nhiều người ăn một lần đã nghiện. Mỗi khi có dịp đến vùng núi đều mong được thưởng thức món cá suối,thịt săn chắc và có vị ngọt đậm của thiên nhiên. Trong số những món ăn ngon từ rừng, nhiều người thích thưởng thức thịt thú rừng, trong đó có thịt dúi, thịt lợn rừng. Những món ăn ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên thịt thú thường không đủ cung cấp cho nhu cầu của du khách.

Mua sắm sản phẩm từ rừng là một hoạt động yêu thích của du khách đến với các hệ sinh thái rừng. Các sản phẩm từ rừng được mua sắm nhiều là những loại rau rừng và dược thảo. Thực phẩm không chỉ được du khách sử dụng tại điểm du lịch mà người ta còn mua về vì thời gian du lịch ngắn không đủ để


thưởng thức các món ngon hoặc về nhà sẽ có điều kiện chế biến tốt hơn. Mặt khác cũng để chia sẻ những món ngon với bạn bè, người thân không có điều kiện đi cùng. Dược thảo cũng được nhiều người chọn mua. Người ta tin đó là những vị thuốc có hiệu quả chữa bệnh tốt mà an toàn, ít tác dụng phụ. Nhiều vị thuốc còn mới lấy từ rừng về không qua bảo quản, hoàn toàn thiên nhiên. Người ta mua với tâm lý hy vọng gặp thầy gặp thuốc.

Tham quan và khám phá trong rừng là những hoạt động được nhiều người tham gia. Đây là những hoạt động quan trọng để du khách có những trải nghiệm với môi trường và cảnh sắc thiên nhiên lộng lẫy trong các hệ sinh thái rừng. Đây cũng là những hấp dẫn với du khách mà chỉ các hệ sinh thái rừng mới có được.

3.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về hoạt động du lịch tại VQG Ba Vì – Hà Nội

Theo kết quả điều tra thực tế, lấy ý kiến của khách du lịch cho thấy mức độ hài lòng của du khách đối với một số yếu tố khi đến VQG Ba Vì được thể hiện ở Bảng 3.2

Bảng 3.19. Mức độ hài lòng của khách du lịch về VQG Ba Vì



TT


Tiêu chí

Rất hài lòng (%)

Hài lòng

(%)

Chưa hài lòng

(%)

1

Chất lượng môi trường

100

0

0

2

Cảnh quan thiên nhiên

95

5

0

3

Cơ sở hạ tầng

55

40

5

4

Dịch vụ du lịch

40

45

15

5

Đội ngũ cán bộ du lịch (tính chuyên

nghiệp cao)

5

45

50

6

Giá vé du lịch

40

30

30


Một trong những yếu tố cạnh tranh trong du lịch là yếu tố “độc đáo”. VQG Ba Vì được đánh giá cao về chất lượng môi trường và cảnh quan thiên nhiên do có hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, chưa bị tác động nhiều do con người và được bảo vệ tương đối tốt, 100% du khách rất hài lòng về chất lượng môi trường và 95% rất hài lòng về cảnh quan thiên nhiên. Đây cũng chính là lý do quan trọng khiến du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Bằng chứng là lượng khách du lịch tăng mạnh trong những năm gần đây.

Ngoài ra, trong những năm qua, VQG Ba Vì được Nhà Nước đầu tư, về cơ bản đã hoàn thành cơ sở hạ tầng, đảm bảo cho các hoạt động. Đây cũng là cơ sở quan trọng để du lịch ở đây phát triển. Bên cạnh đó, cần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch nhưng không làm tổn hại đến hệ sinh thái rừng, có tới 95% du khách hài lòng và rất hài lòng về cơ sở hạ tầng. Đồng thời, xây dựng và cải thiện dịch vụ du lịch khi mà dịch vụ du lịch tại VQG Ba Vì hiện nay được du khách đánh giá là tương đối nghèo nàn và vẫn chỉ dừng lại ở ngắm cảnh, thiếu các hoạt động du lịch sinh thái hấp dẫn, có tới 15 % du khách cảm thấy chưa hài lòng.

Về đội ngũ cán bộ du lịch: yếu tố thái độ phục vụ của những cán bộ làm việc tại VQG Ba Vì đối với khách du lịch rất quan trọng, nó quyết định một phần đến việc khách du lịch quay lại với VQG. Kết quả điều tra phỏng vấn du khách cho thấy, có 50% khách du lịch đánh giá là hài lòng và rất hài lòng với tính chuyên nghiệp của cán bộ du lịch tại VQG. Mặt khác có 50% khách du lịch đánh giá chưa hài lòng về tính chuyên nghiệp của cán bộ du lịch. Như vậy cho thấy trong việc hướng dẫn du khách tham quan và sử dụng các dịch vụ tại VQG còn rất thấp, nguyên nhân là do trình độ của nhân việc còn thấp chưa thực sự nghiên cứu, sáng tạo để thu hút khách du lịch, để lại ấn tượng sâu sắc.

Về giá vé du lịch: kết quả điều tra đạt được là 70% khách du lịch được phỏng vấn hài lòng và rất hài lòng với giá vé du lịch và có tới 30% khách du lịch


chưa hài lòng với giá vé. Điều này cho thấy yếu tố giá vé du lịch cũng quyết định đến việc quay lại với VQG của du khách. Vì vậy, Ban quản lý VQG cần nghiên cứu giá vé phù hợp với chất lượng du lịch để thu hút được nhiều du khách quay lại VQG.

3.2.3. Các hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì

VQG Ba Vì là một trong các VQG nổi tiếng của Việt Nam, cách trung tâm Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc, VQG có đặc trưng cơ bản của một nền văn hóa dân tộc, đến với VQG Ba Vì du khách sẽ có ấn tượng về nền văn hóa dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo. Với tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú các di tích lịch sử của nền văn hóa các dân tộc tận dụng các thế mạnh hiện có Ban quản lý VQG Ba Vì đã tổ chức nhiều hoạt động du lịch tại VQG cụ thể như sau:

- Du lịch sinh thái và tìm hiểu thiên nhiên tại VQG, làng cò Ngọc Nhị: VQG Ba Vì có hệ thực vật và động vật rất đa dạng và phong phú, du khách tham quan VQG sẽ có nhiều ấn tượng với thiên nhiên nơi đây, đi vòng theo các con đường mòn trong rừng, du khách sẽ được tìm hiểu về thiên nhiên, khu rừng tại VQG có rất nhiều loại cây quý và có từ lâu đời. Với một khu rừng phong phú, đa dạng là nơi trú của rất nhiều loài động vật, đến với VQG Ba Vì một điểm du lịch được nhiều du khách tham quan là làng Ngọc Nhị. Với khu rừng rộng khoảng 3 ha, nhiều cây xanh làm nơi cư trú cho đàn cò, đến nơi đây vào buổi sáng và buổi chiều tối sẽ bắt gặp những đàn cò số lượng hàng ngàn con cò với nhiều loại màu khác nhau. Vườn cò Ngọc Nhị trở thành đảo chim khổng lồ giữa một vùng đồng bằng tạo nên một khung cảnh nên thơ, một điểm du lịch hấp dẫn khách hàng. Nằm gần Suối Hai, đồi cò Ngọc Nhị cùng với rừng nguyên sinh Bằng Tạ 17,5 ha và Đầm Long đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

- Du lịch văn hóa tại đền thời Sơn Tinh, khu di tích Hồ Chí Minh, làng Đường Lâm. Núi Ba Vì tương truyền là nơi hóa thân của Đức Thánh Tản Viên

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí