Một Buổi Kiểm Tra An Toàn Của Nhà Thầu Thi Công Tại Dự Án The Matrix One, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hn


3.1.2. Chính sách quản lý An toàn sức khỏe nghề nhiệp

Chính sách AT&SKNN xác định các mục tiêu về công tác ATVSLĐ tại nơi làm việc và các hoạt động thúc đẩy năng lực làm việc của người lao động. Chính sách này mô tả các trách nhiệm về AT&SKNN cũng như cách xây dựng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Xây dựng chính sách AT&SKNN phải đáp ứng được các quy định của pháp luật cũng như đảm bảo việc ngăn ngừa các mối nguy hiểm về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Chính sách AT&SKNN phải được truyền đạt đến toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp để mọi người hiểu chính sách này có liên quan đến công việc của mình như thế nào. Chính sách AT&SKNN đã được đưa ra trong chương 2 của luân văn này, tuy nhiên chưa phù hợp và hiệu quả. Do vậy, cần cải tiến, bổ sung đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay đạt được những mục tiêu đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động nhất là trong quá trình cạnh tranh trên thị trường bất động sản hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách AT&SKNN phải đảm bảo các nội dung sau:

3.1.2.1. Sự Phù hợp

Mặc dù điều kiện thi công xây dựng bao giờ cũng có nhiều yếu tố nguy hiểm và tương đối phức tạp cũng như các điều kiện thi công không ổn định, tuy nhiên, CĐT chỉ chấp nhận những rủi ro nằm trong tầm kiểm soát..Điều kiện về xã hội, văn hóa, địa lý đặc thù của Việt Nam cũng là những yếu tố được cân nhắc trong việc thực thi chính sách AT&SKNN.

3.1.2.2. Cam kết

Trong bất cứ dự án nào của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK group Việt Nam, các nhà thầu phải thi công một cách an toàn và hiệu quả tại tất cả các công trình. AT&SKNN được xem là điều kiện tiên quyết cho toàn bộ hoạt động tại các dự án của Công ty. Không để bất cứ một người lao động nào bị bắt buộc phải làm việc trong điều kiện, môi trường không an toàn.


3.1.2.3. Liên tục cải tiến

Chính sách AT&SKNN luôn được cải tiến thường xuyên liên tục để đáp ứng được tình hình thực tế cũng như đáp ứng các yêu cầu của văn bản pháp luật, sử đổi bổ sung hiện hành. Mỗi người lao động đều coi là chủ sở hữu của hệ thống AT&SKNN và mong muốn áp dụng hiệu quả hệ thống này.

3.1.2.4. Các yêu cầu về pháp lý

An toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong các hoạt động của các dự án được triển khai đồng bộ bằng việc chú trọng biện pháp thi công, sử dụng các thiết bị chủ yếu và bằng cách tạo động lực cũng như huấn luyện liên tục toàn bộ nhân viên. An toàn sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường tại tất cả các nơi làm việc được thực hiện thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn và phối hợp với khách hàng và các bên liên quan để áp dụng các quy trình thi công thích hợp, khắt khe hơn các quy định của nhà nước Việt Nam.

3.1.2.5. Các mục tiêu

AT&SKNN là trách nhiệm của tất cả mọi người. Tuy nhiên tiêu chuẩn sẽ được toàn bộ thành viên Ban lãnh đạo thiết lập để tạo ra một môi trường làm việc an toàn. Các vấn đề về AT&SKNN khi thực thi sẽ có tính chất thiết thực, hiệu quả và có tính cưỡng chế.

Nguồn nhân lực trong tổ chức củaCông ty Cổ phần Tập đoàn MIK group Việt Nam cũng như các nhà thầu thi công phải được xem là tài sản quý giá nhất. Luôn đặt vấn đề an toàn sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường vào vị trí ưu tiên cao nhất và xem đây là trách nhiệm chung trong việc đảm bảo rằng các điều kiện làm việc sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người lao động và không gây nguy hại cho môi trường.

3.1.2.6. Văn bản

Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường phải được lập thành văn bản, áp dụng và duy trì thực hiện áp dụng cho toàn bộ nhà thầu thi công tại các dự án của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK group Việt Nam làm chủ đầu tư. Việc áp dụng tại nơi làm việc của các nhà thầu chủ yếu


được thực hiện bằng việc sử dụng bộ biểu mẫu tiêu chuẩn, biện pháp thi công, quy trình kiểm tra và huấn luyện.

3.1.2.7. Thông tin

Tài liệu chính sách AT&SKNN phải được đăng tải trên website và dán trên bảng thông tin tại tất cả các dự án để các nahf thầu thi công tuân thủ thực hiện.

3.1.2.8. Soát xét, cải tiến

Các thủ tục an toàn và môi trường liên tục được soát xét, cập nhật và cải tiến theo tinh hình thực tế của mỗi dự án thi công cho phù hợp và các văn bản pháp luật của nhà nước Việt Nam hiện hành.

3.1.3. Công tác kiểm tra, giám sát

Việc kiểm tra, giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai phạm trong quá trình thi công, nếu không làm thường xuyên sẽ dấn đến thiếu ý thức trách nhiệm và ý thức thực hiện các yêu cầu về công tác an toàn hay các sai phạm không phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố gây tai nạn lao động. Công tác kiểm tra, giám sát được nêu trong phần thực trạng tại chương 2, tuy nhiên công tác kiểm tra chưa được thực hiện theo kế hoạch, phần lớn chưa có sự phối hợp giữa cán bộ kỹ thuật và cán bộ an toàn, sự phối hợp kiểm tra giữa chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công. Việc kiểm tra ATVSLĐ yêu cầu phải thực hiện theo kế hoạch và các nội dung dưới đây:

- Kiểm tra hàng ngày: Dựa trên tiến độ hoạt động trên công trường, hàng ngày kiểm tra an toàn các hoạt động trên công trường là cần thiết. Kiểm tra các hoạt động liên quan đến người lao động thực hành các công việc trên công trường, việc tuân thủ chấp hành các nội quy quy định ATVSLĐ. Cán bộ an toàn nhà thầu có trách nhiệm.

- Kiểm traATVSLĐ hàng tuần: Cán bộ an toàn dự án sẽ chủ trì với sự tham gia của Trưởng đoàn, cán bộ TVGS, chỉ huy trưởng, cán bộ an toàn nhà thầu. Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn đã được phê duyệt, kiểm tra sự tuân thủ các khu vực nguy hiểm khi làm việc trên cao, sử dụng xe máy


xây dựng, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, kiểm tra mép biên, lỗ thông tầng, hộp kỹ thuật...

- Kiểm tra ATVSLĐ hàng tháng: đây là buổi kiểm tra đánh giá tổng thể công tác ATVSLĐ, PCCN và môi trường toàn dự án. Thành phần tham gia của các lãnh đạo công ty và các phòng ban liên quan của Chủ đầu tư, TVGS và nhà thầu thi công. Nội dung được đánh giá và tham gia đóng góp ý kiến của các bên nhằm cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cũng như bổ sung cập nhật bổ sung hồ sơ pháp lý an toàn theo quy định của luật pháp.

- Ngoài công tác kiểm tra như trên dự án còn phải tổ chức kiểm tra chuyên đề theo công việc cụ thể như: Công tác an toàn điện, an toàn làm việc trên cao, an toàn điện, an toàn sử dụng giàn giáo, vận hành cần trục tháp, vận thăng, công tác môi trường, PCCN, kiểm tra sau mưa bão, kiểm tra sau kỳ nghỉ Lễ Tết dài ngày...

Hình 3 2 Một buổi kiểm tra an toàn của nhà thầu thi công tại dự án The Matrix 1

Hình 3.2: Một buổi kiểm tra an toàn của nhà thầu thi công tại dự án The Matrix One, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, HN


3.1.4. Họp an toàn

Để công tác quản lý ATVSLĐ tại các dự án hoạt động có hiệu quả hơn, việc họp an toàn cần có sự trao đổi thông tin giữa các bên và có sự tham gia của người có trách nhiệm đại diện cho chủ đầu tư, TVGS và nhà thầu thi công tại dự án trong cuộc họp khởi đầu và họp an toàn phối hợp với họp giao ban về kỹ thuật. Các cuộc họp sẽ được tiến hành với số lượng tối thiểu dựa theo bảng sau:

Bảng 3.1: Quy định về họp an toàn


Nội dung

Tần suất

Thành phần tham dự

Cuộc họp khởi đầu

1

Đại diện TVGS, đại diện Nhà thầu và CBAT của BQLDA.

Họp an toàn phối hợp với họp giao ban kỹ thuật


1 tuần/lần

Đại diện TVGS, đại diện Nhà thầu và BQLDA

Họp chuyên đề HSE

1 tuần/lần

CBAT của BQLDA, TVGS,

các nhà thầu.

Họp phân tích an toàn theo công việc

Theo công việc

Tất cả những người tham gia thi công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Nguồn: Đề xuất của tác giả

- Cuộc họp khởi đầu: gồm tất cả các nhà thầu chuẩn bị vào thi công, nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà cung cấp vật tư, vật liệu để đảm bảo rằng họ hiểu những yêu cầu về kế hoạch AT&SKNN của dự án. Chỉ huy trưởng công trường của nhà thầu, CBAT của Nhà thầu , cán bộ y tế, sơ cứu phải tham gia cuộc họp này. Nội dung cho cuộc họp khởi đầu bao gồm:

+ Kế hoạch AT&SKNN của dự án;

+ Tổ chức quản lý công tác an toàn của dự án;

+ Giải đáp các câu hỏi của nhà thầu, nhà cung cấp;

+ Các vấn đề phát sinh của nhà thầu.

- Cuộc họp phối hợp với họp giao ban kỹ thuật:

+ Thành phần tham dự gồm nhà thầu, TVGS và đại diện BQLDA.


+ Tổ chức họp theo định kỳ, bên cạnh các vấn đề của dự án, các vấn đề về ATVSLĐ, PCCN, môi trường sẽ được thảo luận.

+ Nhà thầu giải trình các nội dung còn tồn đọng từ cuộc họp trước, đưa ra các vấn đề quan trọng đã được thảo luận.

+ Báo cáo tai nạn, sự cố, thống kê, đánh giá,

+ Xem xét việc thực hiện kế hoạch AT&SKNN và những công việc đang tiến hành.

+ Lên kế hoạch AT&SKNN và những công việc đang tiến hành.

- Họp chuyên đề về HSE:Các cuộc họp sẽ được tổ chức định kỳ ít nhất mối tuần 1 lần.Cán bộ an toàn Ban QLDA, TVGS và nhà thầu thi công sẽ tham gia cuộc họp này. Các nội dung cần thảo luận như sau:

+ Trả lời những câu hỏi còn tồn đọng từ cuộc họp lần trước,

+ Báo cáo tai nạn, tai nạn tiềm ẩn, thống kê và phân tích,

+ Kiểm tra việc triển khai kế hoạch AT&SKNN

+ Kế hoạch AT&SKNN liên quan tới công việc hiện tại,

- Họp phân tích an toàn theo công công việc: Các cuộc họp này phải được tổ chức trước khi bắt đầu công việc nhằm trao đổi, cung cấp những thông tin từ kết quả việc đánh giá rủi ro của công việc sắp thực hiện. Thành phần tham dự là người lao động, giám sát kỹ thuật, cán bộ an toàn nhà thầu. Mục tiêu của cuộc họp nhằm đảm bảo:

+ Hiểu đầy đủ biện pháp tiến hành công việc,

+ Các rủi ro liên đới tới công việc được đánh giá và thực hiện những giải pháp đã được nêu ra,

+ Tuân thủ các quy trình,

+ Luôn kiểm soát và giám sát đầy đủ.



Hình 3 3 Một buổi họp phân tích an toàn theo công việc 3 1 5 Cải thiện công tác 2

Hình 3.3: Một buổi họp phân tích an toàn theo công việc

3.1.5. Cải thiện công tác tự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại các dự án

Huấn luyện ATVSLĐ là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở. Vì vậy, đối với các dự án xây dựng chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu cam kết cung cấp đào tạo/hướng dẫn người lao động để thi công các công việc của dự án một cách an toàn, hiệu quả.Nhà thầu phải sắp xếp ít nhất một phòng đủ rộng tại công trường được trang bị đầy đủ bàn, ghế, đèn chiếu sáng và máy lạnh để phục vụ cho việc huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, khách đến liên hệ công tác. Các nội dung huấn luyện phải đảm bảo truyền đạt được các nội dung sau:

- Làm việc trên cao để ngăn chặn rơi ngã

- An toàn làm việc trên giàn giáo: mâm giàn giáo an toàn, tay vịn, bảo vệ các khu vực xung quanh, giàn giáo…

- Công việc hàn cắt, hàn điện, bình gió đá, sử dụng bình cứu hỏa…

- Công tác nâng, hạ cẩu và hoạt động cẩu tháp.


- Phương thức hoạt động an toàn, kiểm tra và duy trì thiết bị, tín hiệu, treo móc, thiết bị an toàn.

- Công tác an toàn sử dụng điện.

- Làm việc trong không gian hạn chế.

- Lối đi lại, thoát hiểm trên công trường.

- Vệ sinh công trường.


Hình 3 4 Một buổi huấn luyện an toàn công nhân mới Tất cả khách của công 3

Hình 3.4: Một buổi huấn luyện an toàn công nhân mới

Tất cả khách của công trường đều phải đến cổng bảo vệ để điền vào sổ theo dõi khách đến công trường và tham dự buổi huấn luyện an toàn chung do cán bộ an toàn tổ chức. Sau đó người có trách nhiệm dẫn đường cho bất kỳ khách nào muốn đi thực tế công trường.

Huấn luyện ATVSLĐ được thực hiện theo các bước dưới đây:

3.1.5.1. Huấn luyện trước khi vào công trường làm việc

Tất cả người lao động đều phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định của chủ đầu tư đưa ra. Cán bộ an toàn nhà thầu sẽ kiểm tra và lưu hồ sơ công nhân. Sau đó sẽ thông báo kế hoạch, thời gian huấn luyện an toàn lao động cho người lao động mới, khách đến liên hệ công tác. Sau khi huấn luyện an toàn người lao động phải ký tên vào danh sách đã tham gia huấn luyện an toàn và

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí