Tiểu kết chương 2
Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam đã và đang áp dụng quy định An toàn, vệ sinh lao động để ban hành cho các đơn vị nhà thầu khi triển khai thi công tại các dự án. Quy định này của Công ty được xây dựngnhất quán với chính sách và mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình áp dụng cũng được cải tiến thường xuyên, đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó có sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo Công ty và đặc biệt là Phòng Kiểm soát Chất lượng – Tiến độ – Thanh tra kiểm soát thường xuyên việc áp dụng thực tiễn tại cái dự án đang thi công bởi các nhà thầu triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, Quy định An toàn, vệ sinh lao động của Công ty vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong việc áp dụng chưa đáp ứng kịp thời với việc các dự án của công ty ngày càng đa dạng kể cả về số lượng và quy mô các dự án. Mặt khác, các văn bản pháp luật mới liên quan đến công tác ATVSLĐ, PCCC và Bảo vệ môi trường được ban hành, quy định này chưa tích hợp và chỉnh sửa bổ sung đầy đủ. Đó là những khó khăn cho việc áp dụng triệt để quy định này đến các nhà thầu thi công nhằm hạn chế tối đa các sự cố, chấn thương, TNLĐ xảy ra. Để tháo gỡ, khắc phục nhược điểm nêu trên, việc cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam cũng là cần thiết sẽ được tác giả đề cập trong chương 3 sau đây của Luận văn này.
Chương 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MIK GROUP VIỆT NAM
Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam trải qua hơn 5 năm xây dựng và phát triển. Đến nay đã và đang đầu tư nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội như:
- Dự án Imperia Garden, số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, HN
- Dự án Imperia Sky Garden, số 423 Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, HN
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Mik Group Việt Nam
- Tình Hình Tai Nạn Lao Động Và Bệnh Nghề Nghiệp Tại Các Dự Án Của Công Ty
- Một Cuộc Họp Của Nhà Thầu Thi Công Tại Dự Ánimperia Smart City, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Một Buổi Kiểm Tra An Toàn Của Nhà Thầu Thi Công Tại Dự Án The Matrix One, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hn
- Nội Dung Huấn Luyện An Toàn Trước Khi Vào Công Trường
- Yêu Cầu Về Công Tác Tổ Chức Khi Vận Hành Sư Dụng Thiết Bị Điện
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
- Dự án Valencia Garden, Khu đô thị Việt Hưng, Quận Long Biên, HN
- Dự án Imperia Smart City, Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, HN
- Dự án The Matrix One, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, HN
- Dự án Thạch Bàn Lakeside, P.Thạch Bàn, Q. Nam Từ Liêm, HN
Hình 3.1: Một số dự án của MIK group
Qua nghiên cứu, điều tra tại các dự án, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động của chủ đầu tư và nhà thầu thi công tuy đã
đạt được nhưng hiệu quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập và hạn chế. Mặc dù, hệ thống quản lý ATVSLĐ đã được chủ đầu tư ban hành áp dụng cho các nhà thầu thi công nhưng một số dự án vẫn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấn thương vẫn xảy ra. Nguyên nhân nhận thấy là:
Nhóm nguyên nhân về tổ chức: Cơ cấu bộ máy quản lý, phân cấp trách nhiệm các cấp quản lý làm công tác ATVSLĐ và các bộ phận liên quan của chủ đầu tư, TVGS và nhà thầu thi công, quy trình tuyển dụng lao động
Nhóm nguyên nhân về kỹ thuật: Đây là nguyên nhân cơ bản và phổ biến trong xây dựng, những vụ TNLĐ xảy ra thường rất nghiêm trọng do biện pháp tính toán sai không đảm bảo về mặt kỹ thuật an toàn. Mặt khác, công việc cũng đa dạng và phức tạp, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, quy trình làm việc an toàn không được nắm vững… những yếu tố này trực tiếp gây ra tai nạn lao động như: Làm việc trên cao, sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng giàn giáo, an toàn điện…
Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam:
3.1. Giải pháp về công tác tổ chức
3.1.1. Phân cấp trách nhiệm cụ thể đối với các dơn vị nhà thầu trong công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các dự án
3.1.1.1. Đoàn Tư vấn giám sát
- Trưởng đoàn TVGS:
+ Trưởng đoàn TVGS là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác ATVSLĐ của đoàn TVGS tại dự án theo quy định của pháp luật.
+ Có trách nhiệm tư vấn cho ban QLDA trong công tác ATVSLĐ phù hợp với các quy định của nhà nước.
+ Phê duyệt biện pháp thi công trong đó có biện pháp an toàn chung của nhà thầu phù hợp với quy định, tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng.
+ Tham gia cuộc họp giao ban hàng tuần với Ban QLDA, nhà thầu và là người xin ý kiến Ban đưa ra quyết định buộc nhà thầu khắc phục những tồn tại về ATVSLĐ
+ Xin ý kiến của Trưởng ban QLDA dừng thi công toàn bộ công trường khi có nguy cơ rủi ro cao mất an toàn lao động nghiêm trọng, xảy ra sự cố kỹ thuật gây TNLĐ nặng, chết người.
+ Phân công người làm cán bộ an toàn chuyên trách có đủ năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Phó trưởng đoàn TVGS:
+ Là người trợ giúp cho Trưởng đoàn rà soát, kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu xin ý kiến của Ban Quản lý để phê duyệt biện pháp an toàn.
+ Tham dự huấn luyện an toàn tuần với nhà thầu đưa ra các biện pháp ATVSLĐ.
+ Tham dự cuộc họp chuyên đề về an toàn hàng tuần do cán bộ phụ trách an toàn chủ trì.
+ Tham gia cuộc họp giao ban hàng tuần với nhà thầu do Trưởng ban QLDA chủ trì, đưa ra những đề xuất khắc phục những tồn tại về ATVSLĐ.
+ Thay mặt Trưởng đoàn giải quyết nhưng công việc cấp bách liên quan đến công tác an toàn khi Trưởng đoàn đi vắng.
- Cán bộ an toàn TVGS:
+ Là người có đủ năng lực, kinh nghiệm, bằng cấp chứng chỉ về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật.
+ Là người tư vấn, trợ giúp về công tác ATVSLĐ cho ban QLDA phù hợp với Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản pháp luật hiện hành.
+ Có trách nhiệm rà soát nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, PCCN của nhà thầu thi công;
+ Kiểm soát việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn -vệ sinh lao động;
+ Kiểm tra kế hoạch HSE và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của nhà thầu;
+ Tham gia họp giao ban hàng tuần do Ban QLDA chủ trì, đưa ra những tồn tại về công tác an toàn của nhà thầu để phối hợp giải quyết.
+ Tham gia họp an toàn công nhân hàng tuần của nhà thầu do an toàn BQLDA chủ trì.
+ Giám sát huấn luyện công nhân đầu vào, huấn luyện định kỳ, huấn luyện tuần, huấn luyện theo công việc về ATVSLĐ của nhà thầu.
+ Tham gia kiểm tra về ATVSLĐ tuần theo quy định tại công trường thi công và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động, đánh giá phân tích các rủi ro đề ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa;
+ Kiểm tra môi trường lao động; đôn đốc bộ phận y tế của nhà thầu theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với nhà thầu các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.
+ Lập biên bản những vi phạm, không tuân thủ trong công tác an toàn của nhà thầu, kiến nghị Bộ phận an toàn BQLDA xử phạt theo chế tài.
+ Phối hợp với bộ phận an toàn BQLDA thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu, căn cứ vào tình hình thực tế thi công dự án.
- Cán bộ an toàn TVGS:
+ Tuân thủ quy định an toàn chung của dự án.
+ Phối hợp với cán bộ an toàn TVGS kiểm tra biện pháp thi công từng hạng mục công việc của nhà thầu có biện pháp an toàn phù hợp.
+ Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng phải đồng thời nghiệm thu công tác an toàn.
+ Trong quá trình giám sát thi công tại hiện trường phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn yêu cầu nhà thầu dừng thi công và thông tin, phối hợp với an toàn TVGS khắc phục kịp thời phòng tránh rủi ro gây tai nạn lao động.
+ Kiêm nhiệm về công tác ATVSLĐ trong phạm vi tòa nhà hay khu vực được phân công đảm nhiệm quản lý, giám sát.
3.1.1.2. Nhà thầu thi công
Nhà thầu thi công là một đơn vị hay tổ chức có đầy đủ các chứ năng cũng như năng lực để xây dựng công trình. Họ sẽ kí kết trực tiếp với chủ đầu tư thông qua hợp đồng và nhận thầu toàn bộ hay một phần công việc, dự án đầu tư công trình. Các nhà thầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp về nhân sự chính của họ và những người có liên quan tới công việc.Nhà thầu và những người liên quan đến nhà thầu phải đáp ứng điều kiện, tuân thủ theo luật pháp và quy định an toàn của chủ đầu tư.Trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ của các nhà thầu như sau:
- Giám đốc dự án:
+ Giám đốc dự án có trách nhiệm tổng thể quản lý các vấn đề HSE nhằm đạt được mục tiêu an toàn của dự án, chẳng hạn như:
+ Đảm bảo hệ thống quản lý HSE được thực hiện trong tất các hạng mục của dự án.
+ Đảm bảo đầy đủ nguồn lực, nhân lực và vật tư được phân bổ cho công tác HSE.
+ Giám sát thực hiện công tác HSE dự án.
+ Đảm bảo những người quản lý công tác HSE của dự án có đủ năng lực.
+ Đảm bảo lựa chọn nhà thầu phụ căn cứ theo thái độ chấp hành an toàn, hồ sơ về công tác an toàn,... lẫn kinh nghiệm và khả năng thực hiện công việc, giá cả và năng lực.
- Chỉ huy trưởng:
+ Kiểm soát tổng thể công tác ATVSLĐ trên công trường.
+ Cung cấp các kế hoạch an toàn cho TVGS, Ban QLDA.
+ Chỉ đạo và triển khai việc thực hiện công tác HSE cho tất cả các nhân viên tham gia.
+ Đảm bảo tất cả nhân viên nhà thầu được đào tạo và huấn luyện ATVSLĐ.
- Quản lý HSE:
+ Quản lý HSE có có trách nhiệm giám sát các công tác HSE dưới sự chỉ đạo của giám đốc dự án. Người này sẽ đảm bảo:
+ Cung cấp người, phương tiện, thiết bị, và các nguồn lực khác để thực hiện có hiệu quả, quản lý, và tuân theo quy trình HSE.
+ Phân công người được đào tạo, có năng lực và kinh nghiệm vào dự án.
+ Thực thi chính sách HSE và kế hoạch HSE trên công trường.
+ Tất cả yêu cầu về HSE liên quan được phổ biến và thực hiện bởi những người làm việc trên công trường.
+ Tất cả các quy trinh và hướng dẫn HSE được thực hiện đầy đủ.
+ Tham gia vào buổi họp HSE định kỳ được tổ chức bởi chủ đầu tư.
- Cán bộ an toàn công trường – Giám sát an toàn:
+ Cán bộ an toàn có trách nhiệm cho tất cả vấn đề về HSE theo quy định ban an toàn, theo cam kết giữa ban chỉ huy và ban an toàn.
+ Hàng tuần tổng hợp các hình ảnh chưa đảm bảo an toàn tại các khu vực, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các đề xuất để khắc phục nếu phát hiện ra các ấn đề về an toàn. Dừng việc nếu thấy cần thiết và chỉ cho tiếp tục công việc khi đã thực hiện các hành động khắc phục.
+ Tổ chức hướng dẫn an toàn cho nhóm công nhân mới, huấn luyện với các công tác đặc biệt (vận hành cẩu, giàn giáo, …)
+ Tổ chức họp kịp thời các sự cố đã xảy ra qua đó rút kinh nghiệm và đưa ra hành động khắc phục (tất cả sự cố liên quan tới các hoạt động trên công trường).
+ Báo cáo tại nạn hoặc mối nguy tiềm tang có thể dẫn tới tai nạn cho cấp trên và thực thi các biện pháp phòng ngừa.
+ Thực hiện biện pháp chế tài theo quy trình an toàn, nội quy an toàn.
+ Duy trì hoạt động thực sự của ủy ban an toàn.
+ Là người kiên trì đề xuất với Giám đốc dự án, chỉ huy trưởng các vấn đề về an toàn trên công trường theo hệ thống của Công ty.
- Giám sát – Kỹ sư công trường – Đội trưởng thi công:
+ Chỉ đạo an toàn viên khu vực, kiểm tra việc triển khai công tác an toàn theo biện pháp thi công đã được duyệt.
+ Chủ động phát hiện các sai phạm và nhắc nhở người lao động chấp hành tốt nội quy an toàn lao động.
+ Trước khi triển khai công việc, phải phân tích rủi ro, thống nhất với cán bộ an toàn, an toàn viên về các biện pháp phòng ngừa.
+ Trong các buổi họp giao ban BCH, phải báo cáo tình hình an toàn, vệ sinh công trường tại khu vực phụ trách (chụp hình và báo cáo các vấn đề không phù hợp về an toàn và đưa ra thời hạn khắc phục).
+ Phối hợp với cán bộ an toàn, triển khai công tác huấn luyện an toàn cho công nhân.
- Y tá/ Người sơ cấp cứu:
+ Tham gia vào hoạt động thường ngày và trường hợp sơ cứu khẩn cấp khi cần.
+ Duy trì tiêu chuẩn vệ sinh, sự sẵn sàng và năng lực để thực hiện mục tiêu của trung tâm y tế.
+ Kiểm tra phương tiện y tế/ phòng sơ cứu, thuốc và thiết bị y tế luôn sẵn sàng.
+ Tham khảo ý kiến bác sỹ xử lý các trường hợp về y tế.
+ Thường xuyên kiểm tra nguồn và số lượng thuốc cung cấp để đảm bảo luôn đủ và tối thiểu chi phí phù hợp với tình hình công trường.
+ Thường xuyên kiểm tra thiết bị của cơ sở y tế, bao gồm xe cả xe cứu thương để đảm bảo luôn sẵng sang ứng phó mọi trường hợp.
+ Cung cấp trang bị y tế để phục vụ nhu cầu huấn luyện.