Yêu Cầu Về Công Tác Tổ Chức Khi Vận Hành Sư Dụng Thiết Bị Điện


+ Yêu cầu có thang lên xuống, lan can tay vịn, lan can giữa và tấm chắn chân.

+ Nền đất phẳng, chắc chắn hoặc có bệ đỡ cứng vững dưới hệ giáo.

+ Chân đế đặt xa khu vực đào đất, cống rãnh, lỗ cống.

+ Khung giáo được lắp đặt thẳng đứng, thanh chéo và giằngđầy đủ.

+ Tất cả thanh giàn giáo, mâm, và thang trong điều kiện tốt, không bị cong, nứt.

+ Sàn thao tác lót mâm kín khít, không có khoảng trống giữa các mâm.

+ Tay vịn và khung bảo vệ được lắp trên sàn thao tác được buộc chặt.

+ Giàn giáo di động có bánh xe chỉ được sử dụng khi được phê duyệt bởi CBAT Ban QLDA hoặc chỉ huy trưởng công trình nhà thầu.

+ Không được xô ngã giàn giáo, giàn giáo phải được tháo rời trước khi chuyển đi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

+ Toàn bộ giàn giáo phải được khóa hoặc cột lại cứ mỗi 5m. Neo hoặc giằng giàn giáo di động cứ mỗi 10m.

+ Phải dùng thang để lên xuống giàn giáo không được leo trèo trên các thanh giằng giáo.

+ Các lối đi hiện hữu như (cầu thang, lối đi, thang) trống trãi.

+ Công nhân phải đeo dây an toàn toàn thân, móc dây an toàn vào điểm chắc chắn, không móc vào giàn giáo (nếu có thể).

+ CBAT nhà thầu phải kiểm tra chất lượng giàn giáo ngay khi đưa giàn giáo đến công trường với sự giám sát của CBAT BQLDA để loại bỏ những giàn giáo bị lỗi (móp méo, cong vênh) hoặc không đạt chuẩn trước khi sử dụng.

- Phòng tránh vật rơi.

Như chúng ta đã đề cập trong phần đầu liên quan đến mụ c đích chính là phòng tránh rơi vật. Mục đích này có thể đạt được bằng cách:

+ Không chất vật liệu gần các cạnh biên, đặc biệt là các biên không được che chắn bảo vệ.


+ Lót ván kín sàn thao tác – giảm thiểu khe hở giữa các ván sàn để vật liệu không thể lọt qua.

+ Sử dụng vận thăng để vận chuyển vật liệu lên cao thay cho việc khuân vác.

+ Sử dụng vận thăng để đưa người lên xuống thay cho việc phải leo trèo.

+ Công nhân làm việc trên cao có trang bị dụng cụ (chìa khóa, kìm, tua vít,...) phải đựng trong túi vải hoặc cột chặt vào cơ thể, có biển báo, cảnh báo khu vực bên dưới.

+ Những khu vực không thể thực hiện được các biện pháp an toàn này hoặc không thể loại bỏ được những rủi ro thì các biện pháp dưới đây cần được áp dụng để bảo vệ người lao động ở bên dưới tránh được vật rơi bằng cách có phần bảo vệ vật rơi phía trên khi có lối đi lại phía dưới, lót ván, mâm kín trên mặt giàn giáo, lưới an toàn để hứng vật rơi hoặc qui định vùng cấm vào để cảnh báo người tránh xa khu vực vật rơi, tuy nhiên các vùng này phải được kiểm soát chặt chẽ.

Hình 3 7 Hệ giáo bao che và gangform phòng chống vật rơi 3 2 2 An toàn điện Sử 1

Hình 3.7: Hệ giáo bao che và gangform phòng chống vật rơi

3.2.2. An toàn điện

Sử dụng điện tại các công trường góp phần làm cho năng suất lao động tăng lên. Hiện nay việc cơ giới hóa thi công không thể tách rời sử dụng điện bởi vai trò của điện không thể thiếu trong xây dựng. An toàn trong lao động là yếu tố quan trọng và cần thiết mà mỗi người cần quan tâm để bảo vệ tính mạng của bản thân, hạnh phúc gia đình cũng như sự phồn vinh của xã hội.


Trong đó an toàn điện trong xây dựng cần được đề cao hơn nữa bởi hiện nay không ít các tai nạn thương tâm xảy ra nguyên nhân do sử dụng điện không an toàn. Đề khắc phục, đảm bảo an toàn trong công tác vận hành và sử dụng điện tạm trong quá trình thi công cần một số giải pháp sau:

3.2.2.1. Yêu cầu về công tác tổ chức khi vận hành sư dụng thiết bị điện

- Nhà thầu phải bố trí, giao nhiệm vụ người quản lý, vận hành, sử dụng điện trong công trường bằng văn bản. Số lượng thợ điện phải phù hợp với quy mô của dự án phải qua lớp đào tạo vê kĩ thuật điện và kĩ thuật an toàn điện trình độ trung cấp trở lên.

- Người làm công tác quản lí, vận hành thiết bị điện phải đủ sức khỏe, không mắc bệnh tim mạch, phải được kiểm tra sức khoẻ định kì theo quy định của Bộ y tế.

- Thợ điện phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định và phải biết cấp cứu người bị điện giật.

-Thợ vận hành thiết bị điện phải được học tập và kiểm tra lại kĩ thuật an toàn điện hàng năm.

- Có thẻ huấn luyện an toàn nhóm 3 theo quy định.

- Phải trình Ban QLDA phê duyệt sơ đồ hệ thống mạng điện tổng thể phục vụ trong suốtquá trình thi công dự án.

3.2.2.2. Yêu cầu về máy thiết bị điện sử dụng trong công trường

- Dây dẫn điện trong công trường bất kể là dây nguồn chính, dây nhánh hay dây của thiết bị phải là loại dây tròn có 2 lần vỏ bọc cách điện. Dây dẫn điện đến các tủ điện phải là loại dây 5 lõi (gồm 3 dây pha; 1 dây mát và 1 dây tiếp địa)

- Yêu cầu sử dụng tủ điện công nghiệp Các tủ phân phối điện phải được trang bị LCB chống giật loại 30mA/30ms dành cho các dụng cụ điện cầm tay và loại 300mA/500ms dành cho các thiết bị điện khác


- Tủ điện phải có 2 cánh, cánh bên trong thường khóa và người giữ chìa khóa là thợ điện của nhà thầu đã được chỉ định. Cánh ngoài chỉ đóng và không khóa để ngắt Aptomat nhanh chóng trong trường có sự cố về điện.

- Ở bên ngoài tủ điện phải dán hình cảnh báo nguy hiểm về điện, số điện thoại thợ điện và có sơ đồ mạng điện của tủ điện.

- Tất cả các phích và ổ cắm điện phải là loại công nghiệp IP 45 hoặc cao cấp hơn.

Hình 3 8 Tủ điện công nghiệp Dây điện của các máy sử dụng điện phải sử 2

Hình 3.8: Tủ điện công nghiệp

- Dây điện của các máy sử dụng điện phải sử dụng thiết bị điện công nghiệp và đấu dây tiếp địa theo quy định. Trừ trường hợp các thiết bị điện cấm tay có 2 lần vỏ bọc cách điện.

- Bóng điện chiếu sáng trong công trường phải dùng loại có thiết bị bảo vệ, chống vỡ bóng đặc biệt là các bóng sợi đốt.

- Yêu cầu đối với kìm hàn điện:

+ Kìm hàn nên làm bằng đồng;

+ Tay nắm của phải làm bằng vật liệu cách điện chịu nhiệt;

+ Đầu kìm hàn phải có lò xo để giữ chặt que hàn;

+ Miệng kìm hàn phải cấu tạo kiểu lòng máng để kẹp ổn định que hàn;

+ Phải có cơ cấu giữ chặt dây dẫn điện vào kìm hàn trong quá trình hàn;


+ Khi dòng điện hàn lớn hơn 600A, không được dùng kìm hàn kiểu dây dẫn luồn trong chuôi hàn.

- Yêu cầu đối với PTBVCN thợ điện:

+ Phải trang bị cho công nhân vận hành thiết bị điện các PTBVCN theo quy định.

+ Các phương tiện về trang thiết bị phòng hộ cá nhân đều phải có phiếu thử nghiệm Kết quả sau mỗi lần thử nghiệm định kì được ghi vào phiếu thử nghiệm, có ngày, tháng, năm. Trước khi sử dụng các phương tiện phòng hộ bằng cao su, kiểm tra kĩ và lau sạch bụi, trườngưhợp bị ẩm phải sấy khô. Cấm dùng các phương tiện phòng hộ bị thủng, rách hoặc rạn nứt.

3.2.2.3. An toàn lắp đặt và sử dụng điện thi công:

- Sơ đồ hệ thống nối đất sẽ phải trình lên Ban QLDA để phê duyệt trước khi tiến hành công việc. Các ổ cắm phải đấu nối cọc tiếp địa và đấu qua mạch bảo vệ của atomat chống dư dòng RCCB với công sức định mức: đối với điện một pha 30 miliampe và đối với điện ba pha là 300 miliampe. Điện trở nối đất phải thấp hơn 4Ώ.

- Sử dụng ELCB cho tất cả các tủ điện.

- Tất cả các ổ cắm điện ngoài trởi phải được bảo vệ chống điều kiện thời tiết xấu.

- Chỉ dây cáp trong điều kiện tốt mới được sử dụng, không bị đứt hoặc xoắn. Dây cáp bắc ngang qua lối xe cộ máy móc chạy phải được bảo vệ tránh hư hỏng.

- Chỉ cho những thợ điện có nghiệp vụ kiểm tra sữa chữa thiết bị điện bị hư hỏng.

- Duy trì hệ thống khoá cho tất cả máy móc và hệ thống phân phối.

- Nhân viên bảo trì điện chịu trách nhiệm kiểm tra tủ điện, cầu chì gắn với hệ thống công trình trong suốt quá trình tác nghiệp.


- Không được đặt dây cáp ở vùng trũng nước (treo cao dây dẫn thấp nhất là 2,5m), nếu có thể thì máng dây cáp lên. Công trường bố trí vị trí và dụng cụ móc, treo cao dây điện.

- Công trường bố trí kỹ sư điện sẽ phối hợp với cán bộ An toàn trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra nhà thầu phụ thi công và lắp đặt hệ thống điện trên công trường. Ngay tại cổng bảo vệ phải kiểm soát tất cả các máy móc, thiết bị được đưa vào công trường. Tất cả các nguồn điện cung cấp tạm thời và các dụng cụ điện được đưa vào sử dụng tại dự án đều phải được ghi trên sổ đăng ký máy móc thiết bị điện.

- Toàn bộ hệ thống điện tạm thời như đường dây điện, tủ, bảng điện trên công trường sẽ được tiến hành kiểm tra và thí nghiệm cách ba tháng một lần bởi người có thẩm quyền.

- Sau khi kiểm tra thiết bị điện trước khi sử dụng, nếu tình trạng máy đạt yêu cầu sẽ dán tem theo mã màu của tháng đó và ký tên người kiểm tra đo điện lên tem màu. Các tủ điện, trạm điện đều phải được dán nhãn cảnh báo nguy hiểm theo quy định.

- PTBVCN khi sử dụng với điện áp cao như: găng tay điện, ủng cách điện, thảm cách điện cần được kiểm tra định kỳ 06 tháng/lần.

- Hệ thống tủ, bảng phân phối điện phải được bố trí ở các vị trí khô ráo. Mỗi tủ điện đều có 2 lớp cửa bảo vệ và có khóa. Trên cửa tủ có sơ đồ mạch điện, cảnh báo nguy hiểm và thông tin liên lạc thợ điện trong trường hợp khẩn cấp. Mỗi mạch điện đều được dán nhãn rõ ràng và có một bảng sơ đồ phân phối mạch điện được đặt tại mỗi tủ phân phối. Các tủ phân phối con sẽ được bố trí ở khu vực làm việc làm sao cho dây dẫn nối dài từ dụng cụ cầm tay tới tủ dài không quá 30m.

- Các thiết bị bảo vệ chống giật như thiết bị dư dòng RCD, thiết bị chống rỏ tiếp đất ELCB với định mức 30mA được lắp đặt cho toàn bộ các tủ phân phối và được kiểm tra, thử lại trước khi sử dụng.


- Cáp tiếp địa màu bắt buộc là xanh lá cây và màu vàng, là loại đồng lá bện hoặc hợp kim đồng. Mỗi mối nối tiếp địa và đầu nối phải được đấu nối cẩn thận bằng cách ép đầu cốt hoặc dùng kẹp. Loại vật tư dùng để đấu nối là kim loại màu.

- Có 3 loại ổ cắm phích cắm sử dụng tại công trường: loại ổ cắm – phích cắm 3 chân dùng cho điện 1 pha 16 ampere, loại ổ cắm – phích cắm 5 chân dùng cho điện 03 pha 32 ampere, loại ổ cắm – phích cắm 4 chân dùng cho điện 3 pha 63 ampere. Ổ cắm điện công nghiệp sử dụng trong công trường quy định bắt buộc tối thiểu IP 44 trở lên

- Máy phát điện phải có cọc tiếp địa riêng biệt, kích thước đường kính tối thiểu của cọc tiếp địa là 25mm. Công suất lớn nhất của aptomat chính máy phát điện là 100mA.

- Hệ thống chiếu sáng tạm trên công trường cần phải tuân thủ những điều kiện như: Đèn chiếu sáng và các phụ kiện lắp đặt trên công trường phải làm loại chống thấm nước, buộc chặt tất cả các đường đi của cáp điện. Lắp đặt đèn chiếu sáng được yêu cầu đối với tất cả các chướng ngại vật …

- Nhà thầu phải có sơ đồ mạng điện, có aptomat tổng và các aptomat nhánh để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải tách biệt.

- Không sử dụng dây điện trần để dẫn điện (trừ thanh dẫn trong tủ điện, tiếp điểm của cầu dao, cầu chì, các cực của máy điện và dụng cụ điện…)

- Mỗi tháng ít nhất một lần thợ điện phải đo kiểm tra điện trở cách điện của máy sử dụng điện, đo điện trở nối đất dây tiếp địa của các tủ điện trên công trường và báo cáo Ban QLDA theo biểu mẫu: “ Báo cáo kiểm tra máy móc, thiết bị”



Hình 3 9 Kiểm tra máy móc thiết bị điện định kỳ tại dự án The Matrix One‌ 3 3

Hình 3.9: Kiểm tra máy móc, thiết bị điện định kỳ tại dự án The Matrix One‌

3.2.3. Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

Tại thông tư số36/2019/TT-BLĐTB ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ban hành “danh mục các loại máy, thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ”. Đối với công trường xây dựng thường được sử dụng vận thăng, cần trục tháp, máy bơm bê tông, máy khoan cọc nhồi…Những thiết bị này có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do này, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ, thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị. Tuy nhiên, một số nhà thầu thi công chưa tuân thủ đúng mức trong quá trình lắp đặt, sử dụng cũng như trình độ năng lực, ý thức của người vận hành. Do vậy cần thực

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí