Chương Trình Quốc Gia Về An Toàn – Vệ Sinh Lao Động


- Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy đã nêu: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”; “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”; “Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải lấy phòng ngừa là chính; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; coi công tác phòng cháy, chữa cháy là công việc hằng ngày ở mọi nơi, mọi lúc”; “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Xây dựng chiến lược phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là đối với các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, các khu công nghiệp, thương mại… có nguy cơ cháy, nổ cao”; “Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là ở các nơi có nguy cơ cháy, nổ cao; tăng cường phải thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ”; “Nâng cao hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy. Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng tham gia"... [1].

1.1.1.2. Chương trình quốc gia về An toàn – Vệ sinh lao động

Nhà nước đã đề ra Chương trình quốc gia về ATVSLĐ, mục tiêu tổng quát của chương trình là:

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của Quốc gia.

Nội dung của chương trình bao gồm:


- Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

- Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.

- Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn vệ sinh lao động.

1.1.1.3. Công tác an toàn vệ sinh lao động trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia giai đoạn 2011-2020

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 đã nêu "Bảo đảm quan hệ lao động hài hòa; cải thiện môi trường và điều kiện lao động"; "Phát triển mạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm TNLĐ, BNN...”.

- Tại quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” đưa ra những giải pháp cụ thể liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

- Tại Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy đã đề ra mục tiêu, yêu cầu , nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

1.1.1.4. Các Công ước, khuyến nghị, tuyên bố quốc tế liên quan đến an toàn vệ sinh lao động đã được Quốc hội, Chính phủ phê chuẩn

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã phê chuẩn 21 Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, trong đó có 3 Công ước trong lĩnh vực ATVSLĐ:

- Công ước số 155 về ATVSLĐ và môi trường làm việc;

- Công ước số 120 về vệ sinh trong thương mại và văn phòng;

- Công ước số 187 được Việt nam phê chuẩn năm 2014 về cơ chế thúc đẩy công tác ATVSLĐ.


- Công ước 161 đang xem xét phê chuẩn về Dịch vụ y tế lao động.

Nội dung trong các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế về ATVSLĐ là công cụ thiết yếu cho các quốc gia, cho các doanh nghiệp và NLĐ. Đó cũng là để tạo nên tiền lệ với mục đích đảm bảo sự an toàn tối đa tại nơi làm việc. Hầu hết các nội dung quy định tại các Công ước nói trên của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn đã được áp dụng,quy định trong Bộ luật Lao động, Luật ATVSLĐ, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn về công tác ATVSLĐ.

1.1.2. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng ban hành các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động

Hệ thống các văn bản pháp luật về ATVSLĐ, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật được rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện với gần 20 Nghị định và hơn 70 Thông tư hướng dẫn của các bộ và hơn 128 tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ đã được ban hành. Phải kể đến một số văn bản điển hình là:

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013: Đề cao và khẳng định nguyên tắc nhà nước, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Tại Điều 35 của Hiến pháp có nêu: “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”.

- Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt nam năm 2012 (Có hiệu lực từ ngày 01/5/2013) cũng tiếp tục khẳng định và quy định riêng trọn trong chương IX về ATVSLĐ.

- Đặc biệt, năm 2015 Luật ATVSLĐ lần đầu tiên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII. Luật ATVSLĐgồm có 7 chương, với 93 Điều có nhiều nội dung, chế độ chính sách mới so với trước khi chưa có Luật.

(Nguồn: Báo điện tử, viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đăng ngày 6/9/2016)


1.1.3. Hệ thống quản lý nhà nước về An toàn – Vệ sinh lao động

Luật ATVSLĐ tại điều 82 nêu rõ nội dung quản lý nhà nước về ATVSLĐ: (1) “Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền được phân công quản lý”. (2) “Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động”. (3) “Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động”. (4) “Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động”. (5) “Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động”. (6) “Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động”. (7) “Bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động”.

(8) “Hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động” [Điều 82, 15].

Theo đó Luật ATVSLĐ nêu trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành liên quan như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ Khoa học Công nghệ, Hội đồng quốc gia về ATVSLĐ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Các bộ, ngành phối hợp và có trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ đó là: Xây dựng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hồ sơ quốc gia; thông tin tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, kiểm định máy thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý, khen thưởng, kỷ luật…

Hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ được thực hiện và củng cố ở các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đặc biệt Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN (nay là tháng hành động ATVSLĐ-PCCN) được tổ chức thường niên, mỗi năm được phát động, tổ chức ở mỗi tỉnh thành khác nhau trên phạm vi cả nước và mỗi năm có chủ đề


khác nhau. Tính đến năm 2020 là lần tổ chức thứ 22 kể từ năm đầu tiên tổ chức vào ngày 24/9/1999 tại Hà Nội. Việc tổ chức tháng hành động ATVSLĐ-PCCN hàng năm đã đạt được hiệu quả khả quan và tích cực. Các doanh nhiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhận thức và trách nhiệm hơn trong công tác quản lý, điều kiện và môi trường làm việc được cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp đã tăng cường công tác tự kiểm tra, chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại trong công tác ATVSLĐ, PCCC. Bản thân người lao động có ý thức, thái độ hơn trong việc tuân thủ, chấp hành pháp luật về ATVSLĐ, PCCC. Vì vậy, tần suất xảy ra TNLĐ cũng có xu hướng giảm.

Các Sở trực thuộc

SỞ LĐTBXH

(Phòng Việc làm - ATLĐ, Thanh tra Sở)

Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh

Sơ đồ chung về mô hình hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về AT- VSLĐ ở cấp Trung ương, địa phương (sơ đồ 1.1.)


CHÍNH PHỦ

BỘ LĐTBXH

(Cục An toàn lao động, Thanh tra Bộ)



Các Bộ quản lý ngành


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam - 3


Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động

(Nguồn: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động)

1.1.4. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Hàng năm, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đều có thông báo tình hình tai nạn lao động theo quy định. Năm 2019 số người chết vì TNLĐ: 610 người, số vụ TNLĐ chết người: 572 vụ đều giảm so với năm 2018 lần lượt là (- 1,93 và (-) 1,04.So với năm 2018, năm 2019 số vụ tai nạn tăng 0,56 %, số nạn


nhân tăng 0,11%. Đặc biệt trong năm 2019 số vụ có 2 người bị nạn trở lên tăng 56,6% so với năm 2018.

Về thống kê tình hình TNLĐ theo giai đoạn, 5 năm từ 2015 đến 2019 (bảng 1) cho thấy, số người chết và số vụ có số người chết có xu hướng giảmdần qua cá năm kể từ khi Luật ATVSLĐ có hiệu lực. Tuy nhiên số người bị nạn là lao động nữ tăng dần, điều này cho thấy trong những năm gần đây sự phát triển, gia tăng về số lượng các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ nhẹ, do vậy các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ nhiều hơn các năm trước.Điều này cho thấy việc tạo môi trường và điều kiện làm việc cho lao động nữ là đáng quan tâm.

Bảng 1.1: Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động trong 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2019


St t


Chỉ tiêu thống kê

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


Số lượng

Số lượng

Tăng(+)/ giảm (-)

%


Số lượng

Tăng(+)/ giảm (-)

%


Số lượng

Tăng(+)/ giảm(-)

%

Số lượng

Tăng(+)/ giảm(-)

%

1

Số vụ

7620

7.588

-0,42

7.749

2,53

7.090

-8,50

7.130

0,56

2

Số nạn nhân

7785

7806

0,27

7.907

1,29

7.259

-8,20

7.267

0,11

3

Số vụ có

người chết

629

655

4,13

648

-1,07

578

-10,80

572

-1,04

4

Số người chết

666

711

6,75

666

-6,33

622

-6,61

610

-1,93

5

Số người bị

thương nặng

1704

1855

8,86

1.681

-9,38

1.684

0,18

1.592

-5,5


6

Số nạn nhân

là lao động nữ


2.432


2.291


-5,79


2.317


1,13

2.489


7,42


2.535


1,85


7

Số vụ có 2 người bị nạn

trở lên


79


95


20,25


70


-26,32

76


8,57


119


56,6

(Nguồn: Cục An toàn Vệ sinh lao động)

1.2. Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động trong ngành xây dựng ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển chung của kinh tế nước ta, ngành xây dựng cũng đã phát triển bùng nổ. Trên khắp cả


nước đâu đâu cũng có quy hoạch xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở, khu công nghiệp, nhà máy, cầu đường và đặc biệt là các tòa nhà cao tầng đã mọc nên như nấm tại các thành phố lớn. Cùng với đó việc áp dụng kỹ thuật công nghệ, trình độ trong thi công xây dựng góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, vui mừng trước sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng, bên cạnh đó, thi công xây dựng công trình cũng được đánh giá là lĩnh vực có rủi ro cao về TNLĐ. và thực tế, nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra, không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho người lao động, để lại gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội mà còn gây tâm lý không tốt đối với lĩnh vực này. Ngoài ra đối với những người làm công tác ATVSLĐ thì những con số thống kê về tình hình TNLĐ trên công trường xây dựng chính là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. Có thể nói rằng lĩnh vực thi công xây dựng là ngành nghề sản xuất tổng hợp có hàm chứa các mối nguy hiểm rủi ro của các ngành khác ngoài xây dựng. như; điện, cơ khí, máy móc thiết bị, làm việc trên cao, đổ sập, vật rơi.

1.2.1. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng gây ảnh hưởng, khó khăn bất cập đến công tác an toàn vệ sinh lao động

- Công tác tổ chức mặt bằng thi công có ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý ATVSLĐ:Các công trường xây dựng phần lớn có mặt bằng thi công chật hẹp, chủ đầu tư thường tận dụng hết quỹ đất tối đa có thể để sử dụng diện tích xây dựng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động như vật rơi từ trên cao xuống vị trí công nhân làm việc hay sự va chạm giữa công nhân với máy móc, thiết bị. Khoảng lưu không bắt buộc, đặc biệt đối với những công trường trong thành phố, thường bị hạn chế tối đa do không có điều kiện. Hơn nữa, một mặt bằng tối ưu phục vụ cho an toàn lao động và sức khoẻ công nhân lại không đi đôi với năng suất cao. Việc thiết kế tốt của nhà quản lý là yếu tố thiết yếu trong công tác chuẩn bị, đem lại hiệu quả và an toàn khi thi công xây dựng. Việc bố trí lối vào và ra cho các phương tiện vận


chuyển vật liệu trên công trường thường không đủ rộng cũng gây mất an toàn cho phươg tiện, máy xây dựng di chuyển.

- Một dự án xây dựng thường có nhiều chủ thể tham gia thi công: Khi trong cùng một dự án thường có Ban Quản lý dự án đại diện cho Chủ đầu tư; nhà thầu tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế; tổng thầu/nhà thầu thi công; thầu chính, thầu phụ thi công. Khi đó sự phối hợp, quan hệ giữa các chủ thể để đảm bảo công tác ATVSLĐ là vấn đề nan giải.

- Tiến độ dự án ảnh hưởng không nhỏ đến công tác ATVSLĐ: Đối với một dự án xây dựng, việc lập và thực hiện đúng tiến độ thi công là rất quan trọng, nó không những giảm chi phí cho các bên mà còn đảm bảo uy tín của nhà thầu với chủ đầu tư và uy tín của chủ đầu tư với khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ bất động sản và đây cũng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án xây dựng. Tuy nhiên,nếu tiến độ thi công không hợp lý, công trình phải hoàn thành quá nhanh, dẫn đến công tác ATVSLĐ không theo kịp có thể xảy ra mất an toàn lao động trong quá trình thi công.

1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lao động

- Vi khí hậu: Bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ gió. Các yếu tố này cần ở ngưỡng chỉ số cho phép để phù hợp với sinh lý của con người. Tuy nhiên, đặc thù trong ngành xây dựng các công trình ngoài trời, đặc biệt những công trình cao tầng người lao động thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt về mùa hè hay tốc độ gió cao mà khó có giải pháp loại trừ. Nhiệt độ chênh lệch thấp hơn hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn sẽ dẫn đến cơ thể bị suy nhược, gây mất kiểm soát sự vận động, thậm chí dẫn đến tê liệt, đây là nguyên nhân trực tiếp gia tăng rủi ro xảy ra TNLĐ khi làm việc. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, rối loạn thần kinh, ngoài da và đục nhãn mắt nghề nghiệp. Ngược lại, nếu hhiệt độ quá thấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024