Nguồn Lực Đầu Tư Cho Công Tác An Toàn Vệ Sinh Lao Động


dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, khô niêm mạc, thấp khớp, cảm lạnh và bệnh khô niêm mạc...

- Tiếng ồn và rung sóc: Tiếng ồn là yếu tố tác động trực tiếp đến con người, đây là âm thanh gây rất khó chịu do có sự va chạm, cọ xát hay sự chuyển động, truyền động của các cơ cấu máy, có thể là chi tiết máy hay cả bộ phận của máy móc thiết bị cơ khí. Rung sóc là yếu tố vật lý phát sinh thường do các dụng cụ, thiết bị cầm tay có sử dụng khí nén, lò xo hoặc các động cơ nổ tạo ra. Trong ngành xây dựng người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với các hoạt động, vận hành có độ ồn cao của máy bơm, trộn bê tông, máy trộn vữa, máy khoan nhồi, máy đóng cọc và các xe vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu với tần suất, số lượng lớn. Đối với những máy đục, phá dỡ bê tông cốt thép, máy lu rung,... có cả độ ồn và rung sóc cao. Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén.... Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ... Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động.

1.2.3. Nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động

Tại Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, bao gồm các chi phí như: Xây dựng và riển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn; Công tác huấn luyện, tuyên truyền; Trang cấp dụng cụ, PTBVCN cho NLĐ; Công tác PCCN; Cải thiện điều kiện làm việc, phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại; Ứng phó các tình huống khẩn cấp, sự cố gây mất ATLĐ. Tuy nhiên, để cạnh tranh khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu thường cắt xén chi phí đầu tư cho công tác an toàn để hạ giá trị gói thầu. Nhiều công trình xây dựng không tách bạch phần chi phí ATVSLĐ mà chỉ gộp chung vào trong chi phí thi công. Đặc biệt các nhà


thầu nhỏ thì chi phí cho công tác ATVSLĐ quá ít ỏi, không thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật.

1.2.4. Bộ máy quản lý công tác An toàn – Vệ sinh lao động trong ngành Xây dựng

Bộ Xây dựng giao Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, trong đó Phòng An toàn lao động chịu trách nhiệm thực hiện công tác ATVSLĐ.

Tại quyết định số 492/QĐ-GĐ ngày 30/7/2015 của Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng An toàn lao động. Phòng ATLĐ có chức năng tham mưu, gúp cho Cục trưởng thực thi pháp luật và quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong hoạt động thi công xây dựng. Phòng ATLĐ có nhiệm vụ tham mưu cho cấp Bộ ban hành các quy định về ATVSLĐ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậ, quy trình kiểm định máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, tổ chức thanh tra kiểm tra về ATVSLĐ các dự án xây dựng...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

1.2.5. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nguyên nhân

1.2.5.1. Tình hình tai nạn lao động

+ Trong lĩnh vực xây dựng hàng năm có số người chết vì TNLĐ vẫn cao hơn so với so với các ngành nghề khác, thậm chí là đứng đầu. Theo Thông báo tình hình TNLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2019 cả nước xảy ra 8150 vụ TNLĐ, làm chết 979 người. Riêng số người chết trong ngành xây dựng năm 2019 xấp xỉ 18%, đứng thứ 2 so với các ngành nghề khác. Dưới đây là biểu đồ lĩnh vực có người chết vì TNLĐ của các ngành nghề:



Biểu đồ 1 1 Lĩnh vực có người chết vì tai nạn lao động Nguồn Thông báo 1


Biểu đồ 1.1. Lĩnh vực có người chết vì tai nạn lao động

Nguồn: Thông báo TNLĐ năm 2019 - Bộ LĐTB&XH

Nguyên nhân chủ yếu xảy ra TNLĐ:

- Các yếu tố gây chấn thương, chết người trong ngành xây dựng là do ngã từ trên cao, điện giật, vật văng bắn, vật rơi - đổ sập, máy móc thiết bị xây dựng cán…

1.2.5.2. Bệnh nghề nghiệp trong xây dựng

Trong ngành xây dựng có một số BNN phổ biến như: điếc nghề nghiệp, da nghề nghiệp, bụi phổi silic. Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng có tỷ lệ người mắc bệnh bụi phổi silic cao nhất, chiếm 33,41% số người trong tổng số người được xác định mắc bệnh này trên cả nước.

Nguyên nhân chính gây BNN trong xây dựng:

- Làm việc trong điều kiện vi khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá lạnh, gây ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất. Người lao động làm


việc trong các buồng lái cần trục, máy đào, các công tác xây dựng ngoài trời về mùa hè, những ngày quá lạnh về mùa đông.

- Làm việc trong điều kiện chênh lệch về áp suất cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển, gây ra bệnh sung huyết, với những công việc xây dựng trên miền núi cao, làm việc ở dưới sâu, trong giếng chìm...

- Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản xuất, thi công thường xuyên vượt quá mức giới hạn 75 dB, những âm thanh quá mạnh, gây ra bệnh giảm độ thính, điếc, với những công việc sử dụng dụng cụ nén khí, gia công gỗ cơ khí trong xưởng, đóng cọc, cừ bằng búa hơi, nổ mìn, làm việc gần máy rung.

- Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi trong sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng phóng xạ, bụi crôm... gây ra các bệnh hủy hoại cơ quan hô hấp, bệnh bụi phổi đơn thuần hoặc kết hợp với lao, với những công việc: Nghiền, vận chuyển vật liệu rời, khoan nổ mìn, khai thác đá, hàn điện, phun cát, phun sơn...

- Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao), gây ra bệnh đau mắt, viêm mắt. với những công việc hàn điện, hàn hơi, làm việc với dòng điện tần số cao.

- Làm việc trong điều kiện sự nhìn căng thẳng thường xuyên khi chiếu sáng không đầy đủ, gây ra bệnh mắt, làm giảm thị lực, gây cận thị, với những công việc thi công trong phòng ban ngày hoặc thi công ở ngoài trời ban đêm khi không đủ độ rọi (thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không hợp lý).

- Làm việc trong điều kiện mà sự làm việc căng thẳng thường xuyên của các bắp thịt đứng lâu một vị trí, tư thế làm việc gò bó, gây ra bệnh khuếch đại tĩnh mạch, đau thần kinh, bệnh búi trĩ, với những công việc bốc, dỡ vật nặng thủ công, rèn, làm mái, cưa xẻ, bào gỗ thủ công...

Mục đích phân loại như trên nhằm giúp cho người lao động dễ dàng hiểu được những tác hại của các yếu tố trên, từ đó lựa chọn và thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng ngừa ATVSLĐ thích hợp trong lao động sản xuất.


1.3. Đánh giá chung

Trong những năm gần đây, công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực đạt được nhiều thành tựu đáng kể và dần đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Về mặt quản lý nhà nước, luật và các văn bản dưới luật đã ngày càng được hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước đã được kiện toàn từ trung ương đến địa phương và đặc biệt sâu sát hơn, thực tế hơn đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, trong các năm qua, các bộ ngành nói chung cũng như Bộ Xây dựng nói riêng đã tập trung hoàn thiện các văn bản pháp quy kỹ thuật nhằm quản lý an toàn đối với các lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN trong đó có ngành xây dựng. Điều này cho thấy công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ATVSLĐ là công cụ được phát huy có hiệu quả hơn, sát thực hơn.

Về phía các doanh nghiệp cũng đã chú trọng và quan tâm nhiều hơn, tạo môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động. Hơn nữa, bản thân người lao động cũng đã nhận thức cao hơn, am hiểu nhiều hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác ATVSLĐ, do vậy họ ý thức hơn, chấp hành pháp luật và tự bảo vệ an toàn trước hết cho bản thân mình, sau đó góp phần giảm thiểu TNLĐ xảy ra cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được nêu trên vẫn còn những hạn chế và bất cập. Về hệ thống pháp luật liên quan đến công tác ATVSLĐ còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn yếu và thiếu về số lượng cán bộ kiểm tra thực địa. Đối với các doanh nghiệp, nhiều NSDLĐ chưa quan tâm, đầu tư chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ. Cán bộ làm công tác ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe NLĐ còn thiếu và chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ đáp ứng kịp thời với công nghệ, kỹ thuật tiến tiến hiện đại. Chính vì vậy trong những năm gần đây tuy số vụ TNLĐ có giảm nhưng tính chất phức tạp lại nghiêm trọng hơn.


Tóm lại, hệ thống quản lý ATVSLĐ của nước ta so với các nước trên thế giới đang được áp dụng đều được xây dựng trên chu trình quản lý gồm bốn bước “Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động”. Hiệu quả của hệ thống quản lý đều yêu cầu nhận diện được mối nguy và đánh giá rủi ro. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động xây dựng nói riêng đều phải tạo môi trường và điều kiện làm việc nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất TNLĐ, sự cố có thể chấp nhận được, góp phần tích cực trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho NLĐ trong doanh nghiệp và cho toàn xã hội.


Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MIK GROUP VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Công ty

2.1.1. Sự hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Việt Nam(viết tắt là MIKGroup) hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Đầu tư, Kinh doanh và Phát triển Bất động sản tại Việt Nam, có Trụ sở chínhTầng 6 Tòa Nhà Hồng Hà Center 25 Lý Thường Kiệt - Phường Phan Chu Trinh-Quận Hoàn Kiếm-TP. Hà Nội.

Ngày thành lập: 03/06/2014

Số điện thoại/Fax: 024- 7308 2828

E-mail: info@mik.vn Website: http://mik.vn/

Với đội ngũ quản lý, chuyên gia giàu kinh nghiệm, MIKGroup đang phối hợp với nhiều đối tác uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế về thiết kế, giám sát, thi công và quản lý bất động sản để xây dựng & phát triển các dự án bất động sản cao cấp như: Imperia Garden, Imperia Sky Garden, Park Riverside, Villa Park, Mövenpick Resort Waverly Phú Quốc,

2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

Sứ mệnh: Tiên phong kiến tạo những công trình với đẳng cấp và chất lượng vượt trội, đồng thời xây dựng nên một thương hiệu Việt bền vững, có uy tín, đẳng cấp trong khu vực và quốc tế.

Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam với những sản phẩm chất lượng, cao cấp, đồng hành cùng thịnh vượng của khách hàng và đối tác, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. MIKGroup hướng tới tạo lập các giá trị thịnh vượng và bền vững cho cộng đồng. Giá trị cốt lõi: AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG - TIẾN ĐỘ - ĐẲNG CẤP

những giá trị cốt lõi được MIK Group đặt lên hàng đầu trong suốt chặng


đường hình thành và phát triển. Đây cũng là những hệ giá trị quan trọng dẫn đường cho MIKGroup trên hành trình kiến tạo những sản phẩm với dấu ấn riêng biệt.

2.1.3. Giải thưởng, thương hiệu

Sự sáng tạo và tâm huyết của MIKGroup trong những năm qua đã được ghi nhận và vinh danh bằng nhiều giải thưởng, danh hiệu uy tín trong và ngoài nước. Điều này thể hiện nỗ lực không ngừng của MIKGroup trong việc tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt góp phần vào sự phát triển bền vững cho toàn xã hội.Các giải thưởng đạt được:

- Năm 2016: Giải thưởng Top 10 công ty chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam do BIC Asia bình chọn và trao tặng. BCI Asia Awards là một trong những giải thưởng danh giá nhất của ngành xây dựng nhằm tôn vinh các hãng kiến trúc và những nhà đầu tư lớn có thành tích nổi bật trong việc phát triển những dự án độc đáo, có giá trị lớn tại 7 nước trong khu vực Châu Á, bao gồm: Hongkong, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam.

- Năm 2017: Giải thưởng Dự án xanh tốt nhất Việt Nam của Dot Property Award Vietnam 2017. Ý nghĩa của giải thưởng này là sự kết hợp tinh tế giữa yếu tố cây xanh và tiện nghi hiện đại.

- Năm 2017: Hai lần trong năm nhận danh hiệu Top 10 “Thương hiệu - Nhãn hiệu tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2017” do Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng tổ chức và do bạn đọc Báo Xây dựng bình chọn.

- Năm 2018: Giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Awards .

- Năm 2019: Thương hiệu mạnh Việt Nam 2018, Tập đoàn MIKGroup đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu uy tín lĩnh vực phát triển BĐS tại Liên hoan các Doanh nghiệp Rồng vàng. Chương trình được Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích ấn tượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu Việt vươn ra thị trường quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024