Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam - 2

Hình 3.3: Một buổi họp phân tích an toàn theo công việc 62

Hình 3.4: Một buổi huấn luyện an toàn công nhân mới 63

Hình 3.5: Nội dung huấn luyện an toàn trước khi vào công trường 64

Hình 3.6: Bảng biển có gương soi và tuyên truyền người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tại cổng dự án The Matrix One 68

Hình 3.7: Hệ giáo bao che và gangform phòng chống vật rơi 73

Hình 3.8: Tủ điện công nghiệp 75

Hình 3.9: Kiểm tra máy móc, thiết bị điện định kỳ tại dự án The Matrix One 79 Hình 3.10: Sơ đồ tải trọng cần trục tháp 80

Hình 3.11: Khu nhà chờ vận thăng lồng 81


Sơ đồ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động 12

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam 24

Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam - 2

Sơ đồ 2.2. Tổ chức Phòng kiểm soát Chất lượng-Tiến độ 29

Sơ đồ 3.1. Quy trách nhiệm và phạt thẻ theo chức danh 105


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thi công các công trình xây dựng là một trong những ngành nghề có một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và phức tạp. Người lao động phải làm việc di chuyển đi lại trong không gian mặt bằng thi công rộng, điều kiện và địa hình cũng như thời tiết khác nhau. Người làm việc thường phải làm trên cao và tiếp xúc với nhiều loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, các yếu tố nguy hiểm luôn thường trực nên dẫn đến nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động.

Thực tế, theo thống kê cho thấy cả nước trung bình hàng năm xảy ra khoảng 6.000 vụ tai nạn lao động, cháy nổ làm chết và bị thương nhiều người. Riêng trong lĩnh vực thi công, xây dựng luôn có số vụ tai nạn lao động cao (chiếm khoảng 40% tổng số vụ tại nạn lao động được thống kê hàng năm). Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho người lao động, để lại gánh nặng cho người thân, gia đình mà còn gây hiệu ứng tâm lý không tốt đối với ngành nghề này.

Nguyên nhân chính xảy ra tai nạn lao động trong các công trình xây dựng phải kể đến:

– Người ngã từ trên cao xuống.

– Vật liệu, vật tư, thiết bị, dụng cụ rơi, văng bắn từ trên cao xuống vào người.

– Sự cố sập đổ sàn, giàn giáo, kết cấu công trình.

– Tai nạn gây ra do máy móc xây dựng.

– Khi mang vác, vận chuyển vật liệu nặng.

– Tai nạn do hệ thống điện điện tạm phục vụ thi công

– Thiếu dụng cụ , phương tiện bảo vệ cá nhân.

– Làm việc trong không gian kín không có hệ thống thông gió hợp lý.

Từ những nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động kể trên câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai, chủ thể nào trong một dự án xây dựng? Câu trả lời có lẽ là của tất cả các bên tham gia xây dựng công trình: Chủ đầu tư, Đơn vị tư


vấn giám sát và nhà thầu thi công. Thông thường trong phạm vi dư án xây dựng thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý cao nhất, họ thuê một hoặc nhiều đơn vị tư vấn để thay mặt chủ đầu tư giám sát quản lý nhà thầu thi công. Còn nhà thầu là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc thi công xây dựng theo hợp đồng gói thầu.

Đối với công tác an toàn vệ sinh lao động, Ngoài Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản pháp luật khác, tại Thông tư 04/2017/TT- BXD của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình mặc dù có nêu rõ: Chủ đầu tư, Đơn vị Tư vấn giám sát, nhà thầu thi công phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây đựng công trình.

Tuy nhiên, trên thực tế tại các dự án khi thực hiện cho thấy việc tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, thiếu sót về thiết kế, kiến trúc, kết cấu, đặc biệt là trong thiết kế thi công. Với mục đích để hạ giá thành sản phẩm đầu ra, cho nên đã cắt giảm chi phí biện pháp thi công, chi phí biện pháp ATVSLĐ. Về công tác quản lý phần lớn chưa xây dựng được hồ sơ, quy trình quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động một cách bài bản có hệ thống mà chủ yếu áp dụng một cách thụ động, dựa trên các quy định, văn bản pháp luật của nhà nước.

Công ty Cổ Phần Tập đoàn MIKGroup Việt Nam (viết tắt là MIK Group) hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Đầu tư, Kinh doanh và Phát triển Bất động sản tại Việt Nam.

Với đội ngũ quản lý, chuyên gia giàu kinh nghiệm, MIKGroup đang phối hợp với nhiều đối tác uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế về thiết kế, giám sát, thi công và quản lý bất động sản để xây dựng & phát triển các dự án bất động sản cao cấp như: Imperia Garden, Imperia Sky Garden, Park Riverside, Villa Park, Mövenpick Resort Waverly Phú Quốc,..

Về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty cũng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, do vậy mỗi dự ánkhi triển khai thực hiện đều


có bộ máy quản lý công tác an toàn và đầu tư chi phí tài chính cho công tác an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình thi công công trình vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Chính vì nhận thức được vấn đề này nên tác giả chọn đề tài: Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số dự án xây dựng của Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam

Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số dự án xây dựng của Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thông qua việc hồi cứu số liệu cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề xuất các giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số dự án xây dựng của Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý ATVSLĐ tại các dự án của Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam.

Hệ thống quản lý ATVSLĐ ở VN.

Phạm vi nghiên cứu

Các dự án của của Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group tại Việt Nam

5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu, hồi cứu số liệu về công tác quàn lý An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam.

Mô tả, tổng hợp và phân tích công tác an toàn tại các dự án đã và đang triển khai (đánh giá ưu và nhược điểm), từ đó đề xuất các giải pháp công tác


quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam.

6. Đóng góp mới của đề tài

Đề xuất được các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tổ chức, chính sách, nhân lực, kỹ thuật, hành chính…từ đó áp dụng cho các dự án công trình xây dựng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương như sau:

Chương 1. Tổng quan

Chương 2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số dự án xây dựng của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam.

Chương 3. Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số dự án xây dựng của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam.


Chương 1 TỔNG QUAN

1.1. Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam

Trong những năm gần đây công tác quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp được cải thiện đáng kể và có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống quản lý ATVSLĐ dựa trên Luật ATVSLĐ. Theo đó kế hoạch ATVSLĐ được xây dựng dựa trên các văn bản hướng dẫn của nhà nước và đầu tư kinh phí nhiều hơn nằm trong chi phí sản xuất kinh doanh để thực hiện kế hoạch.

Một trong các nội dung trong công tác quản lý phải kể đến công tác tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ, các doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể nguồn lực và công tác huấn luyện ATVSLĐ là một trong những nội dung trong kế hoạch sả.n xuất kinh doanh và chi nhiều kinh phí hơn cho công tác này. Huấn luyện ATVSLĐ là một nội dung quan trọng của công tác quản lý ATVSLĐ, NLĐ được huấn luyện ATVSLĐ trước khi tuyển dụng, huấn luyện theo công việc và huấn luyện ATVSLĐ định kỳ theo quy định. Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho NSDLĐ, NLĐ nhằm bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống BNN, phòng ngừa nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp và NLĐ, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế ổn định, bền vững của doanh nghiệp.

Song song với công tác huấn luyện ATVSLĐ, công tác kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng quan tâm và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật lao động. Bởi vì họ hiểu được rằng nhân lực của mỗi doanh nghiệp là tài sản vô giá, người lao động có tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh, sự tồn tại của doanh nghiệp là dựa trên sức khỏe của NLĐ. Sức khoẻ NLĐ được doanh nghiệp quan tâm, chăm sóc sẽ tạo nên hiệu ứng tâm lý tốt, từ đó NLĐ sẽ hăng say,


tích cực lao động đóng góp vào xây dựng doanh nghiệp và doanh nghiệp phát triển có lợi nhuận cao sẽ có chế độ, chính sách phúc lợi tốt cho NLĐ.

Về việc trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đã quan tâm hơn đến người lao động. Điều này giúp cho họ phòng tránh hoặc hạn chế được rủi ro, ngăn ngừa những yếu tố độc hại, nguy hiểm hoặc giảm thiểu TNLĐ, BNN.

Ngoài những trách nhiệm nêu trên của người sử dụng lao động thì việc chấp hành các nội quy, quy định về công tác ATVSLĐ của người lao đông trong các doanh nghiệp hiện nay cóý thức tự giác hơn bởi họ nhận thức được rằng việc chấp hành luật pháp và thực hiện tốt công tác ATVSLĐ trong lao động và sản xuất là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính bản mình. Và hơn nữa thực hiện tốt những điều này trước hết sẽ giúp họ đảm bảo được sức khỏe và khả năng lao động của mình bớt đi gánh nặng trước hết cho gia đình và sau đó cho xã hội.

Trên đây là những thuận lợi trong công tác quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những mặt khó khăn nhất định. Cùng với sự phát triển của đất nước, quy mô ngày càng lớn của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp cũng gia tăng về số lượng. Để cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp đòi hỏi phải áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh dẫn đến việc đảm bảo ATVSLĐ cũng đặt ra nhiều thách thức mới do một số quy định về ATVSLĐ chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời nên cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện bộc lộ những hạn chế bất cập như: Chưa có đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kiểm định của các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ mà chỉ dựa vào khuyến cáo của nhà sản xuất...

Bên cạnh đó Việt Nam trong thời gian qua đã tham gia ký kết hàng loạt các công ước, hiệp định quốc tế trong đó có các điều khoản về việc bắt buộc thực hiện trong công tác ATVSLĐ. Đó là: Hiệp định thương mại quốc tế WHO,Công ước số 187 về Khung chính sách thúc đẩy ATVSLĐ của Tổ chức


Lao động quốc tế (ILO), tuy nhiên, nhiều văn bản Quy phạm pháp luật còn chậm thay thế bổ sung, do vậy việc đổi mới, hoàn thiệnlà yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

1.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động

Đảng ta từ khi thành lập đến nay việc đảm bảo công tác ATVSLĐ cho NLĐ là một chủ trương nhất quán và là chính sách lớn được thể hiện tại các Văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội và trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta đã nâng lên một tầm cao mới và có sự chuyển biến rõ rệt. Trước hết phải kể đến Luật ATVSLĐ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 gồm có 7 chương và 93 điều. Từ khi Luật ATVSLĐ được ban hành các doanh nghiệp có hành lang pháp lý để căn cứ triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ có hệ thống và bài bản hơn. Các hoạt động về ATVSLĐ được cụ thể hóa vì có các quy định về tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp…Luật cũng quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ về ATVSLĐ của người sử dụng lao động, người lao động, người làm công tác ATVSLĐ; người làm công tác y tế, an toàn vệ sinh viên.

1.1.1.1.Các văn kiện và văn bản liên quan

- Trong nội dung báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ "Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế TNLĐ"; "Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản và các chế độ, chính sách khác đối với lao động nữ".

- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác AT,VSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [2].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024