Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đường quốc lộ khu vực miền Trung - 8



Hình. 3.18. Biến trình nhiệt độ thấp nhất tháng 1 các năm trạm Tây Hiếu

Như vậy sự thay đổi về nhiệt độ tại khu vực trạm Tây Hiếu - Nghệ An theo dự báo từ số liệu thống kê như sau:

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm (tháng 7) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ tăng 1,90C so với mức trung bình thời đoạn 1961 - 2010.

- Nhiệt độ cao nhất trong năm (tháng 7) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ tăng 5,00C so với mức trung bình thời đoạn 1961 - 2010.

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm (tháng 1) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ tăng 1,20C so với mức trung bình thời đoạn 1961 - 2010.

- Chênh lệch nhiệt độ trong ngày có xu hướng tăng dần nhưng không nhiều (khoảng 16,80C) trong khi chênh lệch nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất tăng và khá lớn (khoảng 32,60C). Đây chính là một trong những biểu hiện quan trọng của BDKH tác động tới con người, hệ động thực vật và môi trường vô sinh xung quanh bao gồm các yếu tố kỹ thuật đối với ngành GTVT đường bộ.

3. Nhiệt độ trạm Kỳ Anh

Nhiệt độ trung bình tháng 6, nhiệt độ cao nhất tháng 6, nhiệt độ thấp nhất tháng 6 trong năm của trạm Kỳ Anh có xu hướng tăng dần theo thời gian, cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.


Hình. 3.19. Biến trình nhiệt độ trung bình tháng 6 các năm trạm Kỳ Anh

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đường quốc lộ khu vực miền Trung - 8



Hình. 3.20. Biến trình nhiệt độ cao nhất tháng 6 các năm trạm Kỳ Anh


Hình. 3.21. Biến trình nhiệt độ thấp nhất tháng 6 các năm trạm Kỳ Anh


Hình. 3.22. Biến trình nhiệt độ thấp nhất tháng 1 các năm trạm Kỳ Anh


Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Như vậy sự thay đổi về nhiệt độ tại khu vực trạm Kỳ Anh - Hà Tĩnh theo dự báo từ số liệu thống kê như sau:

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm (tháng 6) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ tăng 3,00C so với mức trung bình thời đoạn 1991 - 2011.

- Nhiệt độ cao nhất trong năm (tháng 6) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ tăng 8,20C so với mức trung bình thời đoạn 1991 - 2011.

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm (tháng 1) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ giảm 1,40C so với mức trung bình thời đoạn 1991 - 2011.

- Chênh lệch nhiệt độ trong ngày có xu hướng tăng khá mạnh (khoảng 20,80C), chênh lệch nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất tăng nhanh (khoảng 35,80C). Đây chính là một trong những biểu hiện quan trọng của BĐKH tác động tới con người, hệ động thực vật và môi trường vô sinh xung quanh bao gồm các yếu tố kỹ thuật đối với ngành GTVT đường bộ.

4. Nhiệt độ trạm Khe Sanh


Hình. 3.23. Biến trình nhiệt độ trung bình tháng 4 các năm trạm Khe Sanh


Hình. 3.24. Biến trình nhiệt độ cao nhất tháng 4 các năm trạm Khe Sanh


Hình. 3.25. Biến trình nhiệt độ thấp nhất tháng 4 các năm trạm Khe Sanh



Hình. 3.26. Biến trình nhiệt độ thấp nhất tháng 1 các năm trạm Khe Sanh

Như vậy sự thay đổi về nhiệt độ tại khu vực trạm Khe Sanh - Quảng Trị theo dự báo từ số liệu thống kê như sau:

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm (tháng 4) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ tăng 0,60C so với mức trung bình thời đoạn 1977 - 2010.

- Nhiệt độ cao nhất trong năm (tháng 4) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ giảm 2,00C so với mức trung bình thời đoạn 1977 - 2010.

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm (tháng 1) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ tăng 3,60C so với mức trung bình thời đoạn 1977 - 2010.

- Chênh lệch nhiệt độ trong ngày có xu hướng giảm; chênh lệch nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất giảm.Về mặt kỹ thuật ngành GTVT đường bộ thì đây không phải là tác động tiêu cực.

5. Nhiệt độ trạm Kon Tum


Hình 3.27. Biến trình nhiệt độ cao nhất tháng 4 các năm trạm Kon Tum


Hình 3.28. Biến trình nhiệt độ thấp nhất tháng 4 các năm trạm Kon Tum


Hình 3.29. Biến trình nhiệt độ thấp nhất tháng 1 các năm trạm Kon Tum

Như vậy sự thay đổi về nhiệt độ tại khu vực trạm Kon Tum theo dự báo từ số liệu thống kê như sau:

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm (tháng 4) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ tăng 3,70C so với mức trung bình thời đoạn 1991 - 2010.

- Nhiệt độ cao nhất trong năm (tháng 4) trong vòng 100 năm tới có thể sẽ tăng 1,20C so với mức trung bình thời đoạn 1991 - 2010.

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm (tháng 1) trong vòng 100 năm tới không tăng so với mức trung bình thời đoạn 1991 - 2010.

- Chênh lệch nhiệt độ trong ngày có xu hướng giảm; chênh lệch nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất giảm.Về mặt kỹ thuật ngành GTVT đường bộ thì đây không phải là tác động tiêu cực.

Từ kết quả thống kê nhiệt độ tại các trạm Thanh Hóa, Tây Hiếu, Kỳ Anh, Khe Sanh, Huế, Kon Tum có thể kết luận về nhiệt độ phân bố dọc theo đường Hồ Chí Minh đoạn Miền trung như sau:

- Có sự gia tăng nhiệt độ trên toàn đoạn tuyến;

- Nhiệt độ từ Thanh Hóa đến Đèo Ngang tăng nhanh hơn; chênh lệch nhiệt độ trong ngày, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất lớn;

- Nhiệt độ từ Đèo Ngang đến Kon Tum có tăng nhưng không nhiều (đặc biệt khu vực Khe Sanh có xu hướng giảm nhiệt độ) chênh lệch nhiệt độ trong ngày, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất không lớn.

Về mặt tác động của nhiệt độ đối với đường Hồ Chí Minh đoạn Miền Trung nên tập trung nghiên cứu đoạn từ Thanh Hóa đến Đèo Ngang để thấy rò những thay đổi về mặt kỹ thuật khi nhiệt độ tăng.

(ii) Mưa

1. Trạm Thanh Hóa

Từ số liệu thống kê trên, sử dụng các hàm thống kê đơn giản, chúng ta có thể thấy các chỉ số về lượng mưa ngày cực đại, lượng mưa năm có xu hướng tăng trong khi số ngày mưa trong năm có xu hướng giảm. Cụ thể như sau:



Hình. 3.30. Diễn biến lượng mưa ngày cực đại trạm Thanh Hóa


Hình. 3.31. Diễn biến tổng lượng mưa trung bình năm trạm Thanh Hóa


Hình. 3.32. Diễn biến số ngày mưa trong năm trạm Thanh Hóa

Như vậy sự thay đổi về lượng mưa tại khu vực trạm Thanh Hóa theo dự báo từ số liệu thống kê như sau:

- Lượng mưa ngày cực đại trong vòng 100 năm tới có xu hướng tăng và có thể sẽ đạt mức trung bình 270mm. Bằng 92,4% so với lượng mưa ngày cực đại đo được là 292,7mm vào năm 1999 trong thời đoạn 1988 - 2010.

- Lượng mưa trung bình năm trong vòng 100 năm tới có có xu hướng tăng dần và có thể sẽ đạt mức trung bình 2032mm. Bằng 89,3% so với lượng mưa trung bình năm cực đại đo được là 2276,5mm vào năm 1994 trong thời đoạn 1988 - 2010.

- Số ngày có mưa trong vòng 100 năm tới có xu hướng giảm và sẽ có 109 ngày có mưa. Bằng 60,9% so với năm 1996 (176 ngày) trong thời đoạn 1988 - 2010.

2. Trạm Tây Hiếu


Hình. 3.33. Diễn biến lượng mưa ngày cực đại trạm Tây Hiếu


Hình. 3.34. Diễn biến tổng lượng mưa năm trạm Tây Hiếu


Hình. 3.35. Diễn biến số ngày mưa trong năm trạm Tây Hiếu


Như vậy sự thay đổi về lượng mưa tại khu vực trạm Tây Hiếu - Nghệ An theo dự báo từ số liệu thống kê như sau:

- Lượng mưa ngày cực đại trong vòng 100 năm tới có xu hướng tăng và có thể sẽ đạt mức trung bình 492,4mm. Bằng 142,8% so với lượng mưa ngày cực đại đo được là 344,6mm vào năm 2007 trong thời đoạn 1991 - 2010.

- Lượng mưa trung bình năm trong vòng 100 năm tới có có xu hướng tăng dần và có thể sẽ đạt mức trung bình 3313mm. Bằng 158,6% so với lượng mưa trung bình năm cực đại đo được là 2088,8mm vào năm 2005 trong thời đoạn 1991 - 2010.

- Số ngày có mưa trong vòng 100 năm tới có xu hướng tăng và sẽ có 203 ngày có mưa. Bằng 127,6% so với năm 2008 (159 ngày) trong thời đoạn 1991 - 2010.

3. Trạm Kỳ Anh - Hà Tĩnh

Diễn biến mưa tại trạm Kỳ Anh cụ thể như sau:


Hình. 3.36. Diễn biến lượng mưa ngày cực đại trạm Kỳ Anh


Hình. 3.37. Diễn biến tổng lượng mưa trạm Kỳ Anh


Hình. 3.38. Diễn biến số ngày mưa trong năm trạm Kỳ Anh

Như vậy sự thay đổi về lượng mưa tại khu vực trạm Kỳ Anh - Hà Tĩnh theo dự báo từ số liệu thống kê như sau:

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí