Tác động | Địa điểm tác động | Tác động đối với cơ sở hạ tầng | |
- Nhiệt độ tăng làm phương tiện tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn do sử dụng máy lạnh và sự bay hơi. Nhiệt độ tăng cũng tăng độ mòn lốp xe nhanh hơn. - Nhiệt độ tăng gây mệt mỏi, mất an toàn cho người tham gia giao thông. | |||
Trượt lở đất | Phá hủy đường | Các vị trí dễ bị tổn thương (xem chi tiết tại phụ lục) | Mưa lớn, mưa hoàn lưu bão có thể gây trượt lở đất trên đoạn tuyến này do địa hình dốc, phân cắt mạnh và có cấu trúc địa chất phức tạp, đặc biệt ở những nơi có hoạt động của nước mặt và nước ngầm diễn ra mãnh liệt. |
Các vị trí dễ bị tổn thương (xem chi tiết tại phụ lục) | |||
Các vị trí dễ bị tổn thương (xem chi tiết tại phụ lục) |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đường quốc lộ khu vực miền Trung - 9
- Tác Động Của Bđkh, Nbd Đối Với Hai Tuyến Nghiên Cứu
- Tác Động Tiềm Tàng Của Bđkh, Nbd Đối Với Ql49B
- Giải Pháp Giảm Thiểu Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu
- Bđkh Đã Và Đang Hiện Hữu Rò Ràng Tại Các Tuyến Quốc Lộ Khu Vực Miền Trung:
- Khuyến Nghị Đối Với Nhóm Giải Pháp Tuyên Truyền Và Nâng Cao Ý Thức Và Nhận Thức Về Ứng Phó Với Bđkh, Nbd Cho Ngành Đường Bộ Việt Nam.
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
3.5. Đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH đối với hệ thống quốc lộ
Do đặc thù của GTVT đường bộ Việt Nam là chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ của khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan nên từ trước đến nay công tác phòng chống bão lũ, ngập lụt, sạt lở luôn được quán triệt từ Trung ương đến địa phương. Năng lực thích ứng với các thời tiết cực đoan bao gồm các nội dung:
a. Về thể chế, chính sách
Công tác phòng chống lụt bão ngành GTVT đường bộ được quy định trong các văn bản luật sau:
Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993;
Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh phòng chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương;
Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT ngày 01/10/2010 quy định việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão giao thông đường bộ.
Các văn bản này quy định rò phạm vi, đối tượng áp dụng, các định nghĩa và các nguyên tắc hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành giao thông vận tải đường bộ.
b. Về nguồn lực
Theo quy định tại chương 4, Thông tư 30/2010/TT-BGTVT thì các cơ quan chỉ huy phòng, chống lụt, bão đường bộ căn cứ vào mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng của lụt, bão, điều kiện địa hình và tình hình thực tế để lựa chọn, áp dụng các biện pháp chống lụt, bão phù hợp, kịp thời; trực tiếp chỉ đạo hoặc tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chỉ đạo, điều hành bộ máy của mình thực hiện giải pháp chống lụt, bão đề ra.
Nguồn tài chính phòng, chống và khắc phục hậu quả các hiện tượng thời tiết cực đoan trong ngành đường bộ bao gồm:
- Ngân sách Nhà nước cấp.
- Các khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra.
- Huy động lao động tự nguyện tham gia theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí từ Hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng.
c. Về thực hiện cụ thể tại các cơ quan quản lý
- Bộ GTVT thành lập Ủy ban phòng chống lụt bão chỉ đạo chung công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ.
- Tổng Cục Đường bộ Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão (PCLB) quản lý các ban chỉ huy PCLB của các Khu Quản lý đường bộ.
- Ban chỉ huy PCLB của các Khu Quản lý đường bộ lập kế hoạch hàng năm nhằm giảm nhẹ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đối với các tuyến đường trong địa bàn quản lý.
Nội dung kế hoạch PCLB của Khu Quản lý đường bộ
*) Mục tiêu: Chủ động xây dựng phương án phòng chống lụt bão sát với thực tế theo phương châm 4 tại chỗ (vật liệu tại chỗ, nhân công tại chỗ, thiết bị xe máy tại chỗ và chỉ huy tại chỗ để đối phó với mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại và đảm bảo giao thông luôn luôn an toàn thông suốt trong mọi tình huống.
*) Kế hoạch và biện pháp chung:
Trước hết tiến hành tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm trước, đánh giá chính xác mức độ thiệt hại, phân tích rò nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
Đối với các Cty QLĐB: củng cố, kiện toàn lại Ban chỉ huy PCLB của đơn vị, xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão, tăng cường hệ thống thông tin, báo cáo giữa các tổ ứng cứu với các ban PCLB ở công ty, ở các hạt, đội với BCĐ PCLB của Khu; liện hệ chặt chẽ với ban PCLB địa phương trên địa bàn đơn vị đóng quân, phụ trách để phối hợp hiệu quả trong PCLB.
Yêu cầu các đơn vị phải chuẩn bị và bố trí các loại vật tư, phương tiện dự phòng như dầm thép, rọ đá bao cát và đá các loại cho từng khu vực có nguy cơ xảy ra trôi cầu, đứt đường hoặc ngập lụt một cách hợp lý để chủ động khắc phục hậu quả nhanh nhất.
Thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn các bến phà, các hệ thống chống va trôi, các đoạn đường xấu, các cầu yếu và có biện pháp cũng như phương án đảm bảo giao thông, phân làn giao thông khi sự cố xảy ra, đảm bảo giao thông luôn luôn thông suốt, liên tục trên tất cả các quốc lộ do Khu quản lý.
Yêu cầu đơn vị quản lý cấp công ty, hạt phải có phương án đảm bảo giao thông phân luồng giao thông nhằm đảm bảo lưu thông liên tục trên các tuyến đường huyết mạch, ngoài phương án khắc phục đảm bảo giao thông trên chính tuyến, đề nghị các đơn vị phải lập các phương án phân luồng giao thông kết nối giữa các Quốc lộ và các tuyến đường của địa phương khi xảy ra các sự cố về cầu đường. Mặt khác yêu cầu các đơn vị phải liên hệ ký các hợp đồng nguyên tắc về vật tư và các
thiết bị xe máy để khi có sự cố là có thể thuê hoặc mua vật tư phục vụ cho khắc phục hậu quả được ngay.
Tổ chức thực hiện tốt trước, trong và sau mùa lụt bão công tác sửa chữa thường xuyên, nhất là giữ mặt đường êm thuận, các công trình thoát nước luôn thông thoáng, hệ thống báo hiệu luôn đầy đủ, rò ràng. Sửa chữa, gia cường kho tàng, cơ sở vật chất hiện có của đơn vị, đảm bảo an toàn khi lụt bão xảy ra.
3.6. Định hướng ứng phó với BĐKH đối với hệ thống quốc lộ
3.6.1. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
(i) Giải pháp về chính sách và tính toán nhu cầu đầu tư
a. Giải pháp về chính sách
Quy hoạch giao thông liên quan BĐKH phải hàm chứa không chỉ về xử lý kỹ thuật công trình mà còn tính đến yếu tố quản lý: tiến hành điều chỉnh và bổ sung quy trình - quy phạm - tiêu chuẩn - định mức về kinh tế - kỹ thuật trong các chuyên ngành thuộc GTVT.
Khuyến khích các thành phần kinh tế có đủ điều kiện tham gia kinh doanh vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế tham gia vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thông qua đấu thầu để nâng cao chất lượng khai thác vận tải, dịch vụ hỗ trợ.
Hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp vận tải hoạt động ở vùng khó khăn; chính sách ưu tiêu phát triển vận tải công cộng, kiểm soát sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn.
Rà soát, sửa đổi và bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, định ngạch cho phù hợp với thông lệ quốc tế, các nước khu vực và điều kiện thực tế của Việt Nam có tính đến vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật - công nghệ: mọi công trình giao thông: phải đảm bảo an toàn lâu dài về chống ngập úng, chống xói lở, sụt trượt và xâm nhập mặn.
Khuyến khích sử dụng các phương tiện có động cơ dùng nhiên liệu thân thiện với môi trường như khí ga, điện..., nâng cao chất lượng phương tiện GTVT.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đăng kiểm phương tiện, kiên quyết không cho lưu hành các phương tiện cũ, không đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường, để hạn chế phát thải khí nhà kính
Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và công nhân lành nghề đồng bộ cả trong thiết kế, quản lý dự án, thi công và quản lý; thực hiện chương trình đào tạo và đào tạo lại, mở rộng các hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghề trong giao thông vận tải đường bộ.
b. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nếu chỉ tính riêng năm 2012, Bộ GTVT đã giải ngân khoảng 45.000 tỷ đồng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, thì vốn ngân sách đã cấp để xây dựng công trình giao thông là 2% so với GDP toàn quốc (136 tỷ USD). Theo như nhu cầu vốn để đầu tư thì đến năm 2020 nước ta phải dành ra 22,6% vốn ngân sách (so với GDP năm 2012) để xây dựng mới, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các tuyến đường bộ. Tài chính luôn là một vấn đề quan trọng trong mọi chương trình, do vậy việc nghiên cứu kỹ nhu cầu đầu tư, nguồn vốn đầu tư để ứng phó với BĐKH vừa tiết kiệm, vừa phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết.
(ii). Các giải pháp ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan cho hệ thống cầu đường bộ
a. Giải pháp về chính sách và tuyên truyền
Tổ chức giáo dục tuyên truyền kiến thức về ổn định mái dốc và các hiểm họa có thể xảy ra trượt đất trên dọc các tuyến đường vùng núi và trung du đến các cấp quản lý, cũng như đến từng địa phương và người dân nơi có tuyến đường đi qua.
b Giải pháp về lựa chọn công nghệ
*) Lựa chọn các biện pháp xử lý tạm thời, đảm bảo giao thông
Bảng 3.5. Các biện pháp xử lý tạm thời đảm bảo giao thông
Phân loại | Biện pháp xử lý nửa kiên cố, bền vững hóa | |
Trượt đất | - Trượt đất quy mô lớn đến rất lớn - Trượt đất quy mô vừa - Trượt đất quy mô nhỏ | Chấp nhận hiện trạng do trượt đất gây ra, tập trung lựa chọn các biện pháp tạm thời để đảm bảo giao thông có điều kiện như sau: - Biện pháp 1: san lấp tạm thời trên mặt đường, bù lún đảm bảo độ êm thuận tạm thời và đặt biển báo hiệu. - Biện pháp 2: nếu trượt đất gây sụt lún quá lớn và nguy hiểm, cần xem xét phương án tránh tuyến tạm thời hoặc cầu tạm đi qua khu vực trượt đất. |
Sụt lở đất | - Sụt lở quy mô lớn đến rất lớn - Sụt lở quy mô vừa - Sụt lở quy mô nhỏ | - Chấp nhận hiện trạng sụt lở, chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông - Chấp nhận hiện trạng sụt lở, chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông - Có thể xếp tạm 2-3 hàng rọ đá, cao không quá 3m hoặc hót sụt để đảm bảo giao thông. |
Xói sụt | - Xói sụt quy mô lớn đến rất lớn - Xói sụt quy mô vừa - Xói sụt quy mô nhỏ | - Chấp nhận hiện trạng xói, chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông - Chấp nhận hiện trạng xói, chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông và bổ sung biện pháp thoát nước - Có thể xếp tạm 2-3 hàng rọ đá, cao không quá 3m hoặc hót sụt để đảm bảo giao thông kết hợp |
Đá lở, đá lăn | - Đất lở khối lớn đến rất lớn - Đá lở quy mô vừa - Đá lở quy mô nhỏ | - Chấp nhận hiện trạng đá lở, đặt biển báo nguy hiểm - Chấp nhận hiện trạng đá lở, đặt biển báo nguy hiểm - Chủ động dọn dẹp bề mặt taluy kết hợp xếp rọ đá làm tường chờ. |
*) Lựa chọn các biện pháp xử lý nửa kiên cố
Bảng 3.6. Các biện pháp xử lý nửa kiên cố
Phân loại | Biện pháp xử lý nửa kiên cố, bền vững hóa | |
Trượt đất | - Trượt đất quy mô lớn đến rất lớn - Trượt đất quy mô vừa - Trượt đất quy mô nhỏ | - Chấp nhận hiện trạng do trượt đất gây ra, chủ yếu là hót sụt hoặc xếp tạm tường rọ đá, với chiều cao không quá 2m. Kết hợp đặt biển báo nguy hiểm. - Xây dựng tường chắn cọc ray; cắt cơ giảm tải kết hợp xây dựng tường chắn chặn chân. - Xây dựng tường chắn chặn chân theo tính toán. |
Sụt lở đất | - Sụt lở quy mô lớn đến rất lớn - Sụt lở quy mô vừa - Sụt lở quy mô nhỏ | - Chấp nhận hiện trạng sụt lở, chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông kết hợp củng cố hệ thống thoát nước và gia cố bề mặt bằng cỏ. - Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt. - Xây dựng tường chắn, rọ đá hoặc gia cố bề mặt kết hợp thoát nước. |
Xói sụt | - Xói sụt quy mô lớn đến rất lớn - Xói sụt quy mô vừa - Xói sụt quy mô nhỏ | - Chấp nhận hiện trạng xói sụt, chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông kết hợp củng cố hệ thống thoát nước và gia cố bề mặt bằng cỏ. - Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt. - Xây tường chắn hoặc xếp rọ đá kết hợp phủ lớp đất hữu cơ trên bề mặt để trồng cỏ gia cố bề mặt. |
Đá lở, đá lăn | - Đất lở khối lớn đến rất lớn - Đá lở quy mô vừa - Đá lở quy mô nhỏ | - Chấp nhận hiện trạng đá lở, đặt biển báo nguy hiểm - Chấp nhận hiện trạng đá lở, đặt biển báo nguy hiểm - Chủ động dọn dẹp bề mặt taluy kết hợp xếp rọ đá làm tường chờ. |
*) Lựa chọn các biện pháp xử lý kiên cố và bền vững hóa
Bảng 3.7. Các biện pháp xử lý kiên cố và bền vững hóa
Phân loại | Biện pháp xử lý nửa kiên cố, bền vững hóa | |
Trượt đất | - Trượt đất quy mô lớn đến rất lớn - Trượt đất quy mô vừa - Trượt đất quy mô nhỏ | - Sử dụng kết cấu khung neo, tường neo; tường chắn BTCT móng cọc kết hợp cắt cơ giảm tải, gia cố bề mặt và thoát nước. - Xây dựng tường chắn BTCT cọc khoan nhồi hoặc cọc ray; cắt cơ giảm tải kết hợp gia cố bề mặt và thoát nước. - Xây dựng tường chắn chặn chân kết hợp gia cố bề mặt và thoát nước. |
Sụt lở đất | - Sụt lở quy mô lớn đến rất lớn - Sụt lở quy mô vừa - Sụt lở quy mô nhỏ | - Xác định đúng nguyên nhân để có thể áp dụng các biện pháp thích hợp như: cắt cơ giảm tải, trồng cỏ gia cố bề mặt, bố trí hệ thống thoát nước kết hợp xây dựng tường chắn hoặc xây dựng tường chắn kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt (không cắt cơ giảm tải). - Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt. - Xây dựng tường chắn, xếp rọ đá hoặc gia cố bề mặt. |
Xói sụt | - Xói sụt quy mô lớn đến rất lớn - Xói sụt quy mô vừa - Xói sụt quy mô nhỏ | - Xây dựng hệ thống thoát nước kết hợp biện pháp gia cố thích hợp để bảo vệ bề mặt và xây dựng tường chắn bảo vệ chân taluy. - Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt. Trồng cỏ Vetiver có khả năng chống xói cao. - Xây tường chắn thấp kết hợp các biện pháp gia cố bề mặt, kể cả biện pháp phủ lớp đất hữu cơ dày 0,3 - 0,5 m trên bề mặt để trồng cỏ chống xói. |
Đá lở, đá lăn | - Đất lở khối lớn đến rất lớn - Đá lở quy mô vừa - Đá lở quy mô nhỏ | - Cắt cơ kết hợp neo khối đá hoặc xây dựng tường neo, khung neo. - Xây dựng tường chắn kết hợp khoan neo treo lưới - Xây dựng tường chống hoặc tường chờ. |