Nhiệt độ trung bình năm 23 - 250 C, cao nhất 40 - 42,70 C, nhiệt độ tháng trung bình lạnh nhất 16,5 - 19,50 C. Ngoài ra do ảnh hưởng của vùng núi đá vôi rộng lớn nên khu vực tuyến có biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm rất lớn (mùa hè biên độ thường trên 100C, mùa đông thường cũng trên 80C).
Mùa mưa từ tháng 08 đến tháng 12, mưa cực đại vào tháng 09, tháng 10. Lượng mưa bình quân dao động từ 2000mm đến 2500mm/ năm, cá biệt có nơi còn lên tới 3000mm/năm. Lượng bốc hơi khá cao, biến động từ 1000 đến 1300mm/năm, lượng bốc hơi cao nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8 vì thời gian này chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.
Độ ẩm không khí ở mức trung bình dao động từ 83 - 84%, mùa khô độ ẩm thấp hơn, chỉ khoảng 66 - 68%, cá biệt vào những ngày gió Lào có nơi chỉ có 28%.
Khu vực tuyến chịu ảnh hưởng chủ đạo của hai mùa gió là mùa đông và mùa hè. Vào mùa hè do yếu tố địa hình ngăn nên các ngọn núi cao ngăn chặn hướng gió Tây Nam và đổi hướng gió thành hướng gió Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 8. Gió này có tính khô nóng gây khó khăn cho công tác sản xuất nông nghiệp, bảo vệ rừng. Vào mùa đông (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) có gió Đông và Đông Nam từ biển thổi vào kết hợp với gió mùa Đông Bắc tràn xuống từ phía Bắc.
- Vùng khí hậu Nam Trung Bộ (N1):
Vùng khí hậu Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với cao độ địa lý phổ biến dưới 100m. Nhiệt độ trung bình năm 25-270C, cao nhất 40 - 420C, nhiệt độ tháng trung bình lạnh nhất 20 - 240C. Mùa mưa muộn kéo dài từ giữa hè đến cuối mùa đông (từ tháng 08 đến tháng 12). Mưa cực đại vào tháng 10, ngoại trừ nam Bình Thuận có mùa mưa tương tự như ở Nam Bộ.
2.3.1.4. Đặc điểm thủy văn
Đặc điểm thủy văn sông ngòi khu vực này có địa hình phần lớn là núi cao hiểm trở, sông suối ngắn và độ dốc lòng sông lớn nên khi mưa lớn lưu lượng nước dòng chính tăng nhanh gây lũ đột ngột và ác liệt.
Khu vực tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Mã, sông Chu.
Khu vực tỉnh Nghệ an chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Lam, sông
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Đánh Giá Xu Thế Biến Đổi Các Yếu Tố Khí Hậu
- Kế Hoạch Phát Triển Và Thích Ứng Với Bđkh Của Hệ Thống Quốc Lộ Vn
- Kế Hoạch Phát Triển Và Thích Ứng Với Bđkh
- Đường Hồ Chí Minh Khu Vực Miền Trung
- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đường quốc lộ khu vực miền Trung - 8
- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đường quốc lộ khu vực miền Trung - 9
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Hiếu.
Khu vực tỉnh Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông
Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Trươi.
Khu vực tỉnh Quảng Bình chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Gianh (bao gồm Rào Thượng, Chày, Trooc, Son), sông Long Đại, Huổi Namse đối với nhánh tây; các sông Kiến Giang, sông Bến Hải, sông Ngân đối với nhánh đông.
Khu vực tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Thạch Hãn, Cam Lộ, Đăk Rông.
Khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Rào Lạc, Rào La.
Khu vực tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Cái, Vu Gia.
Khu vực tỉnh Kon Tum chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Krong Poco.
Khu vực tỉnh Đăk Lăk chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Ia Đơ rang bao gồm các nhánh sông: Ia Gloe, Ia Ayun, Ia H’Lốp, Ia H’Leo.
2.3.2. Hiện trạng tuyến đường Hồ Chí Minh
Theo báo cáo của Bộ GTVT trước Quốc hội, đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum) với chiều dài 1.330km đã hoàn thành năm 2005. Tuy nhiên kể từ tháng 12 năm 2004 theo thống kê đã có hơn 1600 điểm bị sạt lở, sụt trượt. Nếu chỉ tính đến năm 2007 đã có khoảng 500 điểm sạt lở đã được xử lý và rất nhiều các điểm khác trên tuyến có nguy cơ tiếp tục sạt lở.
2.3.3. Kế hoạch phát triển và thích ứng với BĐKH
a. Kế hoạch phát triển
Theo Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020 định
hướng đến năm 2030 thì kế hoạch phát triển đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183 km như sau:
- Cơ bản nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe vào năm 2020, chỉ đầu tư nâng cấp một số đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
- Sau năm 2020, hoàn chỉnh tuyến, từng bước xây dựng các đoạn theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn.
b. Kế hoạch thích ứng
Do tuyến đường HCM đi qua nhiều địa phương và thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT nên kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho tuyến hiện nay chưa có. Các đơn vị quản lý trực tiếp ở dưới (các Khu QLĐB, Công ty QLĐB) hiện nay chủ động thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan theo nội dung thông tư số 30/2010/TT-BGTVT ngày 01/10/210 của Bộ GTVT.
3.1. Quốc lộ 49B
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Diến biến các yếu tố thời tiết, khí hậu tại Thừa Thiên Huế trong thời gian qua (20-30 năm) và hiện nay như sau:
(i) Nhiệt độ
Kết quả phân tích chuỗi số liệu từ năm 1990 đến 2010 (theo nguồn số liệu do
Viện Khí tượng và Thủy văn cung cấp) và bằng đồ thị biểu diễn biến trình nhiệt độ cao nhất ,trung bình và thấp nhất năm tại trạm Huế cho thấy:
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất nhiều năm của Huế vào khoảng 37,90C (tháng VII) Nhiệt độ trung bình nhiều năm của Huế vào khoảng 24,90C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuất hiện vào các tháng XII (14,50C), tháng I (13,60C) thời kỳ này do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tràn vào từ miền Bắc. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng thấp nhấp và cao nhất khoảng (24,3oC). Năm có nhiệt độ cao nhất là năm 1994 (40,10C) cao hơn trung bình nhiều năm 2,180C, năm có nhiệt độ thấp nhất là 1999 (9,5 0C) thấp hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 15,4oC.
Hình 3.1. Biến trình nhiệt độ trung bình tháng 7 tại Huế giai đoan
1990 – 2010
Hình 3.2. Biến trình nhiệt độ cao nhất tháng 7 tại trạm Huế giai đoan 1990 - 2010
Hình 3.3. Biến trình nhiệt độ thấp nhất tháng 7 tại trạm Huế
Hình 3.4. Biến trình nhiệt độ thấp nhất tháng 1 tại trạm Huế
Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn Quốc gia Số liệu quan trắc cho thấy nhiệt độ cao nhất tại khu vực Quốc lộ 49B tăng nhưng không nhiều, tuy nhiên nhiệt độ trung bình tháng 7 lại có xu hướng giảm dần, mức chênh lệch nhiệt độ trong ngày ở mức vừa phải (dự báo trong 100 năm tới
ở khoảng 160C).
Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở tỉnh Thừa Thiên Huế có xu hướng giảm nhẹ còn nhiệt độ cao nhất trung bình tháng 7 lại có xu hướng tăng nhưng không nhiều. Tốc độ xu thế nhiệt độ trung bình tháng 7 tại Thừa Thiên Huế là - 0,010C/năm; tháng 1 là 0, 010C/năm [Những kiến thức cơ bản về BĐKH, 2011]. Tốc độ xu thế nhiệt độ trung bình tháng 7 trong giai đoạn 1990 – 2010 là -0,032 0C/năm ; tốc độ xu thế nhiệt độ cao nhất tháng 7 trong giai đoạn 1990 – 2010 là 0,002 0C/năm; tốc độ xu thế nhiệt độ trung bình tháng 1 trong giai đoạn 1990 – 2010 là 0,053 0C/năm.
Như vậy theo kết quả nghiên cứu của Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” [ Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu - Viện Khoa
học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011] và kết quả thống kê tuyến tính nhiệt độ tại trạm Huế đều cho thấy xu hướng nhiệt độ trung bình tháng 7 (cao nhất) giảm, nhiệt độ trung bình tháng 1 (thấp nhất) tăng..
(ii) Mưa
Mưa là yếu tố biến đổi mạnh mẽ nhất trong tất cả các yếu tố khí hậu. Tại Thừa Thiên Huế qua thống kê số liệu từ năm 1991 cho đến năm 2010 chênh lệch năm mưa lớn nhất và năm mưa nhỏ nhất là 3.620,5mm (gấp 1,8 lần). Nếu chỉ tính riêng lượng mưa ngày cực đại của mỗi năm thì giá trị cực đại và cực tiểu của chuỗi chênh lệch nhau 6,8 lần. Đại bộ phận lượng mưa năm dao động từ 2.000- 4.000mm chiếm 90%, lượng mưa dưới 3.000mm chiếm 40%, lượng mưa trên 3.000mm - 4.000mm chiếm 50%, còn lại lượng mưa trên 4.000mm chiếm 10%.
Xu thế biến đổi lượng mưa năm: Phân tích đồ thị biểu diễn đường quá trình mưa cho thấy lượng mưa năm có xu hướng tăng dần theo chuỗi thời gian từ năm 1991 cho đến năm 1999 và từ năm 1999 có xu hướng giảm dần đến năm 2006. Từ 2006 cho đến nay có xu hướng tăng dần..
Hình 3.5. Đường quá trình lượng mưa trung bình năm trạm Huế
Hình 3.6. Đường quá trình lượng mưa ngày cao nhất trạm Huế
Hình 3.7. Đường quá trình số ngày có mưa trạm Huế
Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn Quốc gia Tóm lại xu thế biến đổi lượng mưa tại Huế là rò rệt. Lượng mưa tăng, số ngày
có mưa giảm chứng tỏ lượng mưa ngày sẽ tăng. Đây là một vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng đối với ngành GTVT đường bộ vì lượng mưa tính toán từ chuỗi số liệu thống kê được sử dụng để thiết kế, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường.Tính bền vững của công trình, mức độ khai thác an toàn của các tuyến đường phụ thuộc rất lớn vào việc xác định chính xác lượng mưa tính toán.
(iii) Lũ
Lưu vực sông Hương là lưu vực sông lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, có chiều dài sông chính là 104 km với tổng diện tích lưu vực là 2.830 km2, trong đó hơn 80% diện tích là đồi núi. Độ cao lưu vực trung bình là 330m, độ dốc trung bình là 28,5%, bề rộng trung bình là 44,6 km, mật độ mạng lưới sông trung bình không quá cao (khoảng 0,6 km/km2). Sông Hương có 3 nhánh sông chính đó là sông Tả Trạch, Hữu Trạch và Sông Bồ.
Toàn bộ lưu vực sông Hương nằm trong tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc vùng khí hậu đặc trưng của khu vực miền Trung với nhiều chế độ thủy văn khắc nghiệt: mùa khô hạn kéo dài, mùa lũ ngắn nhưng tập trung lượng dòng chảy lớn.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, chủ yếu 3 tháng mưa là các tháng 9, 10, 11 với tổng lượng là 1.850mm, khoảng 65.9% lượng mưa năm, lượng mưa tháng 10 đạt 796mm, chiếm khoảng 43% lượng mưa mùa mưa. Lượng mưa trong 3 ngày tối đa là 600-1000mm tương ứng với tần suất 5% ở lưu vực sông Hương.
Mùa mưa lũ trên lưu vực sông Hương phân làm 2 thời kỳ: mưa lũ tiểu mãn vào tháng V-VI do hoạt động của gió tín phong. Lượng mưa lũ tiểu mãn thường nhỏ song có năm khá lớn, nhất là khi có sự kết hợp với loại hình thời tiết khác có thể gây ra mưa lũ lớn nhất năm như trận mưa lũ tháng V/1989. Mùa mưa lũ chính vụ từ tháng IX-XII. Có đến 90% các trận mưa lũ lớn trên lưu vực gây ra bởi sự kết hợp giữa các hình thế thời tiết khác nhau. Từ giữa tháng X đến giữa tháng XI hàng năm, không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống nước ta đẩy khối không khí nóng ẩm ngự trị trên lưu vực lên cao gây mưa cường độ lớn trên diện rộng, thời gian mưa kéo dài. Không khí lạnh còn có thể kết hợp với bão, ATNĐ gây mưa lớn, đặc biệt lớn. Lượng mưa trận trung bình 500
- 600 mm, lớn nhất trên 2000 mm, gây ra lũ lớn trên lưu vực.
Hình 3.8 Biến trình số trận lũ trên trạm Kim Long
Hình 3.9. Biến trình mực nước lũ trung bình giờ trạm Kim Long
Hình 3.10. Biến trình mực nước lũ cực đại trạm Kim Long
Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn Quốc gia