3.4.2. Tác động tiềm tàng của BĐKH, NBD đối với QL49B
Từ các số liệu thu thập về hiện trạng, các vị trí đã bị tổn thương (phụ lục 2) tại Sở GTVT Thừa Thiên Huế, Khu Quản lý đường bộ IV, V và kịch bản BĐKH chúng ta có thể nhận diện được các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với từng quốc lộ.
Bảng 3.3. Ma trận đánh giá tính dễ bị tổn thương cho QL49B
Tác động | Địa điểm tác động | Tác động đối với cơ sở hạ tầng | |
Bão | Mưa lớn | - Km0 - Km7 - Km7 - Km10 - Km10 - Km23 - Km 58+00 - Km65+00 - Km 67+00 - Km68+00 - Km 91+00 - Km92+00 (trên đây là các vị trí bị ngập úng, các đoạn tuyến khác tuy chưa bị ngập nhưng cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tác động của mưa bão). | - Ngập úng toàn bộ mặt đường. Đoạn từ Km0 - Km23, hàng năm đều bị ngập. Các trận bão lớn năm 1999, 2006, 2013 do ngập sâu nên phải cấm lưu thông trên đoạn tuyến. - Tắc cống thoát nước do bùn, rác dẫn đến nước dềnh lên mặt đường gây giảm cường độ nền đường, hư hỏng mặt đường. - Hư hỏng mặt đường do nước mưa ngấm xuống nền đường. - Sạt lở mái taluy đường do tác động của dòng nước. |
Gió lớn | Toàn quốc lộ do vị trí đi ven biển, địa hình trống trải | - Gió lớn gây đổ cây cối, công trình trên tuyến như cột điện, biển báo.. gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. - Gió lớn cuốn cát từ đê bao lên mặt đường gây mất an toàn cho người tham gia giao thông; giảm khả năng thoát nước trên mặt đường; tắc cống thoát nước nếu không kịp thời nạo vét. - Tác động lực do gió lên phương tiện và người tham gia giao thông làm giảm tốc độ, gây mất an toàn giao thông. - Gió lớn tạo nên sóng nước mạnh hơn gia tăng nguy cơ sạt lở đê biển, |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đường quốc lộ khu vực miền Trung - 8
- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đường quốc lộ khu vực miền Trung - 9
- Tác Động Của Bđkh, Nbd Đối Với Hai Tuyến Nghiên Cứu
- Đánh Giá Năng Lực Thích Ứng Với Bđkh Đối Với Hệ Thống Quốc Lộ
- Giải Pháp Giảm Thiểu Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu
- Bđkh Đã Và Đang Hiện Hữu Rò Ràng Tại Các Tuyến Quốc Lộ Khu Vực Miền Trung:
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Tác động | Địa điểm tác động | Tác động đối với cơ sở hạ tầng | |
sạt lở mái taluy đường. | |||
Bão | Xói lở bờ biển | Khu vực tuyến quốc lộ | Bão gây ra gió giật làm tăng chiều cao sóng gây xói lở bờ biển, tác động trực tiếp lên cac đoạn tuyến đi sát bờ biển. |
Mưa lớn | Ngập, lụt, xói lở | Các vị trí dễ bị tổn thương (xem chi tiết tại phụ lục) | - Ngập úng toàn bộ mặt đường. Đoạn từ Km0 - Km23, hàng năm đều bị ngập do mưa lớn gây ra. - Tắc cống thoát nước do bùn, rác dẫn đến nước dềnh lên mặt đường gây giảm cường độ nền đường, hư hỏng mặt đường. - Hư hỏng mặt đường do nước mưa ngấm xuống nền đường. - Sạt lở mái taluy đường do tác động của dòng nước. |
Xâm nhập mặn | Ăn mòn | Toàn tuyến, đặc biệt là đoạn tuyến từ Km 40 - Km95 | - Nước biển xâm nhập làm nồng độ muối tăng dẫn đến tăng khả năng ăn mòn các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép cầu, cống, cống thủy lợi. - Nước biển, hơi nước mang muối từ biển cũng làm gia tăng quá trình bay hơi nhựa, lão hóa nhựa trên mặt đường làm giảm tuổi thọ khai thác của đường. |
Nhiệt độ tăng | tuyến đường, phương tiện, người tham gia giao thông | Toàn tuyến | - Nhiệt độ tăng, chênh lệch nhiệt độ trong ngày tăng, chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa tăng làm phát sinh ứng suất kéo nén liên tục trong mặt đường nhựa dẫn đến hiện tượng phá hủy do “mỏi”. - Nhiệt độ tăng, lượng bố hơi tăng dẫn đến mặt đường nhanh bị xuống cấp do nền đường ẩm; do hơi nước có muối ăn mòn. - Nhiệt độ tăng làm phương tiện tiêu |
Tác động | Địa điểm tác động | Tác động đối với cơ sở hạ tầng | |
hao nhiên liệu nhiều hơn do sử dụng máy lạnh và sự bay hơi. Nhiệt độ tăng cũng tăng độ mòn lốp xe nhanh hơn. - Nhiệt độ tăng gây mệt mỏi, mất an toàn cho người tham gia giao thông. | |||
Hạn hán | Xâm nhập mặn | Toàn quốc lộ | - Nước biển xâm nhập làm nồng độ muối tăng dẫn đến tăng khả năng ăn mòn các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép cầu, cống, cống thủy lợi. - Nước biển, hơi nước mang muối từ biển cũng làm gia tăng quá trình bay hơi nhựa, lão hóa nhựa trên mặt đường làm giảm tuổi thọ khai thác của đường. |
Trượt lở đất | Phá hủy đường | Km94+00-Km104+800 | Mưa lớn, mưa bão có thể gây trượt lở đất trên đoạn tuyến này do địa hình một bên là vách núi, một bên là đầm phá. Địa chất lớp trên cùng là đất đá phong hóa rất dễ trượt lở khi có mưa lớn. Tại khu vực này năm 1999 đã xảy ra trượt lở đất làm chết 13 người. |
3.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu với đường Hồ Chí Minh
a. Nhiệt độ
Ở phần trên, nghiên cứu xu thế biến đổi nhiệt độ tại các trạm ta đã có nhận xét:
- Nhiệt độ từ Thanh Hóa đến Đèo Ngang tăng nhanh hơn; chênh lệch nhiệt độ trong ngày, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất lớn;
- Nhiệt độ từ Đèo Ngang đến Kon Tum có tăng nhưng không nhiều (đặc biệt khu vực Khe Sanh có xu hướng giảm nhiệt độ) chênh lệch nhiệt độ trong ngày, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất không lớn.
Việc thay đổi nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến đường bộ do:
- Khi chịu tác động của nhiệt bức xạ, mặt đường có hiện tượng biến dạng nhiệt cục bộ và do đó sinh ra ứng suất nhiệt riêng.
- Do phân bố nhiệt trong lớp áo đường là đường cong (không tuyến tính) nên luôn sinh ra các miền bị kéo và nén dẫn đến hiện tượng mỏi nhiệt.
- Biến dạng nhiệt cục bộ do bị kéo lớn nhất tại bề mặt áo đường nhỏ hơn biến dạng kéo tới hạn nên không gây ra rạn nứt phá huỷ. Nhưng do bị kéo nén luân phiên nên lâu dần bề mặt sẽ bị rạn nứt, giảm tuổi thọ.
Hình. 3.68. Mặt đường rạn nứt chân chim do tác dụng nhiệt và ảnh hưởng của nước
mưa, của độ ẩm - Nguồn: Tác giả
Việc thay đổi nhiệt độ kết hợp với chế độ mưa còn làm tăng nhanh quá trình phong hóa đất đá gây nguy cơ mất ổn định đối với taluy dương đường miền núi, mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Hình. 3.69. Đá bị phong hóa lăn xuống lòng đường dù không có mưa
- Nguồn: Tác giả
b. Lượng mưa
Từ kết quả thống kê lượng mưa tại các trạm Thanh Hóa, Tây Hiếu, Kỳ Anh, Khe Sanh, Huế có thể kết luận về nhiệt độ phân bố dọc theo đường Hồ Chí Minh đoạn Miền trung như sau:
- Có sự gia tăng lượng mưa ngày cực đại trên toàn đoạn tuyến. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ngập úng và sạt lở đất;
- Lượng mưa trung bình năm từ Thanh Hóa đến Đèo Ngang có xu tăng ở Thanh Hóa, Nghệ An nhưng lại giảm ở Hà Tĩnh.
- Lượng mưa trung bình năm từ Đèo Ngang đến Quảng Nam có xu tăng, đặc biệt tăng mạnh ở Huế.
- Số ngày có mưa cũng tăng giảm khác nhau theo từng địa phương.
Về mặt tác động do thay đổi lượng mưa đối với đường Hồ Chí Minh đoạn Miền Trung nên tập trung nghiên cứu đoạn từ Phố Châu (Hà Tĩnh) đến Khâm Đức
-Quảng Nam do lượng mưa ngày cực đại đều có xu hướng tăng và điều kiện địa hình, địa chất khu vực là kém ổn định.
Hình. 3.70. Mưa, độ ẩm cao tác động liên tục trên mặt cầu, đường ở vùng núi làm nhựa đường không dính bám được với đá đẫn đến mặt đường nhanh hỏng
- Nguồn: Tác giả
Hình. 3.71. Cột thủy chí báo hiệu đoạn đường bị ngập trên đường HCM
- Nguồn: Tác giả
Hình. 3.72. Mưa chảy trên sườn dốc cuốn theo đá, cây mục xuống lòng đường phá hỏng rãnh thoát nước và mặt đường - Nguồn: Tác giả |
Hình. 3.73. Mặc dù đã được kiên cố hóa bằng tường chắn nhưng do tác động của mưa và các hiện tượng BĐKH khác mà nhiều điểm trên đường HCM tiếp tục có nguy cơ sạt lở - Nguồn: Tác giả |
c. Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Về mặt tác động do thời tiết cực đoan đối với đường Hồ Chí Minh đoạn Miền Trung chủ yếu là do bão và hoàn lưu bão do địa hình khu vực này dốc, lòng sông dốc nên tốc độ lũ nhanh, dễ xảy ra lũ quét. Các công trình dễ bị hư hỏng nhất khi lũ xảy ra là cầu, cống thoát nước ngang. Do vậy cần phải nghiên cứu kỹ các vị trí tuyến đường đi sát sông, cắt qua sông, suối và chế độ thủy văn của chúng có xem xét đến yếu tố BĐKH để có giải pháp ứng phó phù hợp.
3.4.4. Tác động tiềm tàng của BĐKH với đường Hồ Chí Minh
Bảng 3.4. Ma trận đánh giá tính dễ bị tổn thương cho đường Hồ Chí Minh
Tác động | Địa điểm tác động | Tác động đối với cơ sở hạ tầng | |
Bão | Mưa lớn | Các vị trí dễ bị tổn thương (xem chi tiết tại phụ lục) | - Ngập úng toàn bộ mặt đường. - Tắc cống, cầu thoát nước do bùn, đất đá, rác, cây trôi dẫn đến nước dềnh lên mặt đường gây giảm cường độ nền đường, hư hỏng mặt đường, trôi đường. - Hư hỏng mặt đường do nước mưa ngấm xuống nền đường, do nước ngầm xuất lộ từ các khe nứt chảy liên tục trên mặt đường. - Sạt lở mái taluy đường do tác động của dòng nước, trượt lở đất khối lớn do tuyến qua vùng địa hình đồi núi. - Lũ, lũ quét với tốc độ dòng nước lớn, thời gian hình thành lũ nhanh có thể phá hủy hoàn toàn các công trình giao thông, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. |
Gió lớn | Các vị trí dễ bị tổn thương (xem chi tiết tại phụ lục) | - Gió lớn gây đổ cây cối, công trình trên tuyến như cột điện, biển báo.. gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. |
Tác động | Địa điểm tác động | Tác động đối với cơ sở hạ tầng | |
- Tác động lực do gió lên phương tiện và người tham gia giao thông làm giảm tốc độ, gây mất an toàn giao thông. | |||
Mưa lớn | Ngập, lụt, xói lở, lũ quét | Các vị trí dễ bị tổn thương (xem chi tiết tại phụ lục) | - Ngập úng toàn bộ mặt đường - Tắc cống, cầu thoát nước do bùn, đất đá, rác, cây trôi dẫn đến nước dềnh lên mặt đường gây giảm cường độ nền đường, hư hỏng mặt đường, trôi đường. - Hư hỏng mặt đường do nước mưa ngấm xuống nền đường, do nước ngầm xuất lộ từ các khe nứt chảy liên tục trên mặt đường. - Sạt lở mái taluy đường do tác động của dòng nước, trượt lở đất khối lớn do tuyến qua vùng địa hình đồi núi. - Lũ, lũ quét với tốc độ dòng nước lớn, thời gian hình thành lũ nhanh có thể phá hủy hoàn toàn các công trình giao thông, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. |
Nhiệt độ tăng | tuyến đường, phương tiện, người tham gia giao thông | Toàn tuyến | - Nhiệt độ tăng, chênh lệch nhiệt độ trong ngày tăng, chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa tăng làm phát sinh ứng suất kéo nén liên tục trong mặt đường nhựa dẫn đến hiện tượng phá hủy do “mỏi”. - Nhiệt độ tăng, mưa tăng sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa đất đá làm tăng nguy cơ sạt lở mái taluy đường. - Nhiệt độ tăng, lượng bố hơi tăng dẫn đến mặt đường nhanh bị xuống cấp do nền đường ẩm. |