Tác Động Của Bđkh, Nbd Đối Với Hai Tuyến Nghiên Cứu

Từ năm 1989 đến nay Quảng Bình phải gánh chịu nhiều thiệt hại về người và tài sản do các cơn bão và lũ lụt gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định cuộc sống dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Từ năm 1999 đến nay, thống kê trên toàn tỉnh về mức độ thiệt hại lớn nhất do bão lũ tại các huyện được xếp theo thứ tự như sau: Huyện Lệ thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, TP Đồng Hới. Tuy nhiên trong vòng hai năm lại đây thì huyện chịu nhiều thiệt hại nhất là các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa do bị lũ quét, xói lở bờ sông.

Thống kê 10 năm trở lại đây (1999-2008), trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của 8 cơn bão và 36 đợt áp thấp nhiệt đới (trung bình 04 cơn/1 năm) làm ngưng trệ các hoạt động xã hội, gây nhiều thiệt hại đến con người, tài sản của nhân dân và Nhà nước. Xu hướng những năm gần đây bão càng ngày càng gia tăng về số lượng và cường độ, càng ngày mức độ càng khốc liệt và khó lường.

4. Lưu vực sông Thạch Hãn (Quảng Trị)

Quảng Trị là tỉnh có đặc điểm về khí hậu phức tạp. Là nơi chịu ảnh hưởng hầu hết của các loại hình thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam. Trong những năm qua Quảng Trị chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt với tần suất ngày càng nhiều và cường độ lớn.

Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp.

5. Tình hình thiên tai lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Do vị trí địa lý, đặc điểm về địa hình, địa mạo cùng với tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thiên tai tại lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn diễn ra hết sức phức tạp và có xu thế ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ khốc liệt. Các loại hình thiên tai thường xuất hiện ở lưu vực là áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, giông sét, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất…Trong đó hai loại hình thiên tai là bão và lũ lụt là nguy hiểm nhất và gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Bão và ATNĐ thường xảy ra trong thời gian từ tháng V đến tháng VII, tập trung chủ yếu vào tháng X và XI. Các cơn bão và ATNĐ thường xuất hiện kèm

theo gió xoáy, mưa to nên dễ gây ra lũ lụt. Theo thống kê trên biển đông từ năm 1997 đến 2009 xuất hiện 174 cơn bão và ATNĐ, trong đó có 26 cơn bão và 12 ATNĐ ảnh hưởng đến lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Đặc biệt có cơn bão số 6 (2006) có tên quốc tế là Sang Sane và cơn bão số 9 (2009) có tên quốc tế là Ketsana đã đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Quảng Nam gây thiệt hại nhiều về người và tài sản.

Lũ lụt thường xuất hiên từ tháng IX đến tháng XI hàng năm. Có 3 loại hình thế thời tiết gây lũ trên lưu vực gồm bão, ATNĐ, gió mùa Đông – Bắc, dải hội tụ nhệt đới. Một số trận lũ lớn xảy ra vào các năm 1964, 1999, 2007, 2009.

Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2009 thiên tai trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đã làm 765 người chết, 63 người mất tích và 2403 người bị thương, tổng giá trị thiệt hại về tài sản hơn 18.000 tỷ đồng. Kết quả thống kê từ năm 1997-2009 cho thấy thiệt hại về người và kinh tế trong các trận bão lũ lớn xảy ra với tỷ lệ khá tương đồng, đặc biệt trong các năm 2006 đến 2009 thiệt hại về người và kinh tế là rất cao. Nguyên nhân là do các trận bão trong năm này đã đổ bộ thẳng vào khu vực Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, trong khi nền kinh tế khu vực đang trong thời kỳ phát triển nên đã gây ra thiệt hại nặng nề.

3.3. Kịch bản BĐKH khu vực miền Trung

(i) Xu thế biến đổi nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,6 đến lớn hơn 2,2oC trên đại bộ phận diện tích phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế trở ra). Mức tăng nhiệt độ từ 1,0 đến 1,6oC ở đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Quảng Nam trở vào.

Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, trên đa phần diện tích nước ta, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng từ 1,2 đến 1,6oC. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ tăng cao hơn, từ 1,6 đến trên 1,8oC. Đa phần diện tích Tây Nguyên, cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có mức tăng thấp hơn, từ dưới 1,0 đến 1,2oC.

Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 1,9 đến 3,1oC ở hầu khắp diện tích cả

nước, nơi có mức tăng cao nhất là khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị với mức tăng

trên 3,1oC. Một phần diện tích Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mức tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 1,9oC.

Bảng 3.1. Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực miền Trung

Tỉnh, thành p hố

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Thanh Hóa

0,5

0.7

1,0

1,2 (1,0 - 1,4)

1,5

1,7

2,0

2,2

2,4 (2,2 - 2,8)

Nghệ An

0,5

0,7

1,1

1,4 (1,2 - 1,6)

1,6

1,9

2,2

2,4

2,6 (2,2 - 2,8)

Hà Tĩnh

0,6

0,9

1,3

1,7 (1,4 - 1,8)

2,0

2,4

2,7

2,9

3,1 (2,5 - 3,4)

Quảng Bình

0,6

1,0

1,3

1,7 (1,6 - 2,0)

2,1

2,5

2,8

3,1

3,3 (3,1 - 3,7)

Quảng Trị

0,6

0,9

1,3

1,7 (1,6 - 2,0)

2,1

2,4

2,7

3,0

3,2 (2,8 - 3,7)

Thừa Thiên - Huế

0,5

0,8

1,1

1,4 (1,0 - 1,6)

1,7

2,0

2,2

2,5

2,7 (2,2 - 3,1)

Đà Nẵng

0,5

0,7

1,0

1,3 (1,2 - 1,4)

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5 (2,2 - 2,8)

Quảng Nam

0,5

0,8

1,1

1,4 (1,0 - 1,4)

1,7

2,0

2,3

2,5

2,7 (2,2 - 2,8)

Quảng Ngãi

0,5

0,7

0,9

1,2 (1,0 - 1,4)

1,5

1,7

1,9

2,1

2,3 (1,9 - 2,5)

Bình Định

0,4

0,7

0,9

1,2 (1,0 - 1,4)

1,5

1,7

1,9

2,1

2,3 (2,2 - 2,8)

Phú Yên

0,5

0,7

1,0

1,3 (1,0 - 1,6)

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5 (2,2 - 3,1)

Khánh Hòa

0,5

0,7

0,9

1,2 (1,0 - 1,4)

1,5

1,7

1,9

2,1

2,3 (1,9 - 2,8)

Ninh Thuận

0,4

0,7

0,9

1,2 (1,0 - 1,4)

1,4

1,7

1,9

2,1

2,3 (1,9 - 2,8)

Bình Thuận

0,5

0,8

1,1

1,4 (1,2 - 1,6)

1,8

2,0

2,3

2,5

2,8 (2,2 - 3,0)

Kon Tum

0,5

0,7

0,9

1,2 (0,8 - 1,4)

1,5

1,7

1,9

2,1

2,3 (2,2 - 2,8)

Gia Lai

0,5

0,7

1,0

1,2 (1,0 - 1,6)

1,6

1,9

2,1

2,3

2,5 (1,6 - 3,1)

Đắk Lắk

0,5

0,7

0,9

1,2 (0,5 - 1,6)

1,4

1,7

1,9

2,1

2,3 (1,9 - 2,8)

Đắk Nông

0,4

0,6

0,8

1,1 (0,5 - 1,4)

1,3

1,5

1,7

1,9

2,0 (1,9 - 2,8)

Lâm Đồng

0,4

0,8

1,2

1,5 (0,5 - 1,6)

1,8

2,1

2,4

2,6

2,8 (1,6 - 2,8)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

(ii) Xu thế biến đổi lượng mưa

- Bắc Trung Bộ: Lượng mưa có xu hướng tăng dần vào mùa đông, hè và thu, trong đó mức tăng vào mùa hè cao hơn so với các mùa khác. Ngược lại vào mùa Xuân, lượng mưa có xu hướng giảm.

- Trung Trung bộ: Lượng mưa có xu hướng tăng dần vào mùa hè và thu, trong đó mức tăng vào mùa thu cao hơn so với mùa hè. Ngược lại, vào mùa đông và xuân lượng mưa có xu hướng giảm, với mức giảm mùa đông cao hơn mùa xuân. Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa năm vào giữa thế kỷ có khả năng tăng lên 3,4%; kịch bản phát thải trung bình mức tăng có thế là 3,3%; kịch bản thấp là 3,0%. Đến cuối thế kỷ, lượng mưa năm tăng lên khoảng 7,9% (kịch bản phát thải cao); 6,2% (kịch bản phát thải trung bình); và 4,1% (kịch bản phát thải thấp).

- Nam Trung Bộ: Lượng mưa có xu hướng tăng dần vào mùa hè và thu, trong đó mức tăng vào mùa thu cao hơn so với mùa hè. Ngược lại, vào mùa đông và xuân lượng mưa có xu hướng giảm, với mức giảm mùa đông cao hơn mùa xuân. Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa năm vào giữa thế kỷ có khả năng tăng lên 3,1%; kịch bản phát thải trung bình mức tăng có thế là 2,9%; kịch bản thấp là 2,7%. Đến cuối thế kỷ, lượng mưa năm tăng lên khoảng 7,1% (kịch bản phát thải cao); 5,6% (kịch bản phát thải trung bình); và 3,7% (kịch bản phát thải thấp).

Bảng 3.2. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch

bản phát thải trung bình (B2)



TT


Tỉnh, thành phố

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

1

Thanh Hóa

1,1

1,7

2,3

3,0 (2,0-4,0)

3,7

4,3

4,8

5,3

5,8 (4,0-8,0)

2

Nghệ An

1,2

1,7

2,4

3,1 (2,0-4,0)

3,8

4,4

5,0

5,5

5,9 (4,0-7,0)

3

Hà Tĩnh

0,7

1,0

1,5

1,9 (1,0-3,0)

2,3

2,7

3,0

3,3

3,6 (3,0-6,0)

4

Quảng Bình

0,9

1,4

1,9

2,5 (2,0-3,0)

3,0

3,5

3,9

4,3

4,7 (3,0-6,0)

5

Quảng Trị

1,6

2,4

3,3

4,3 (3,0-5,0)

5,2

6,1

6,9

7,6

8,2 (4,0-9,0)

6

Thừa Thiên - Huế

1,4

2,1

2,9

3,8 (3,0-5,0)

4,6

5,3

6,0

6,6

7,2 (4,0-8,0)

7

Đà Nẵng

1,0

1,4

2,0

2,6 (2,0-4,0)

3,2

3,7

4,2

4,6

5,0 (4,0-6,0)

8

Quảng Nam

0,7

1,0

1,5

1,9 (1,0-3,0)

2,3

2,7

3,0

3,3

3,6 (2,0-5,0)

9

Quảng Ngãi

1,8

2,7

3,8

4,9 (2,0-6,0)

5,9

6,9

7,8

8,5

9,3(5,0-10,0



TT


Tỉnh, thành phố

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

10

Bình Định

1,4

2,0

2,8

3,6 (2,0-4,0)

4,4

5,2

5,9

6,4

7,0 (5,0-8,0)

11

Phú Yên

1,4

2,0

2,8

3,6 (2,0-4,0)

4,4

5,2

5,8

6,4

6,9 (5,0-8,0)

12

Khánh Hòa

1,1

1,6

2,3

2,9 (1,0-3,0)

3,6

4,2

4,7

5,2

5,7 (3,0-6,0)

13

Ninh Thuận

0,6

0,9

1,2

1,6 (1,0-3,0)

1,9

2,3

2,5

2,8

3,0 (2,0-5,0)

14

Bình Thuận

0,6

0,8

1,2

1,5 (0,0-2,0)

1,8

2,1

2,4

2,7

2,9 (1,0-4,0)

15

Kon Tum

0,4

0,6

0,9

1,1 (0,0-2,0)

1,4

1,6

1,8

2,0

2,1 (1,0-5,0)

16

Gia Lai

0,9

1,4

1,9

2,5 (1,0-3,0)

3,1

3,6

4,0

4,4

4,8 (2,0-5,0)

17

Đắk Lắk

0,5

0,7

1,0

1,2 (0,0-2,0)

1,5

1,7

2,0

2,2

2,4 (1,0-4,0)

18

Đắk Nông

0,3

0,5

0,7

0,9 (0,0-2,0)

1,1

1,3

1,4

1,6

1,7 (1,0-3,0)

19

Lâm Đồng

0,1

0,2

0,2

0,3 (0,0-1,0)

0,4

0,4

0,5

0,5

0,6 (0,0-2,0)


3.4. Tác động của BĐKH, NBD đối với hai tuyến nghiên cứu

3.4.1. Tác động của BĐKH, NBD đối với QL49B

a. Nhiệt độ:

Số liệu quan trắc cho thấy nhiệt độ cao nhất tại khu vực Quốc lộ 49B tăng nhưng không nhiều, nhiệt độ tháng cao nhất trong năm (tháng 7) lại có xu hướng giảm dần, mức chênh lệch nhiệt độ trong ngày ở mức vừa phải (160C). Do vậy ảnh hưởng của nhiệt độ tăng tại khu vực đối với QL49B hiện nay là không rò rệt.

b. Lượng mưa

Nước luôn là kẻ thù số một đối với ngành GTVT. Chế độ thủy nhiệt của khu vực quyết định cao độ thiết kế, vật liệu sử dụng và biện pháp thi công nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Tại Thừa Thiên Huế qua thống kê số liệu từ năm 1991 cho đến năm 2010 cho thấy đại bộ phận lượng mưa năm dao động từ 2.000- 4.000mm chiếm 90%, lượng mưa dưới 3.000mm chiếm 40%, lượng mưa trên 3.000mm - 4.000mm chiếm 50%, còn lại lượng mưa trên 4.000mm chiếm 10%. Do được đánh giá là vùng mưa nhiều nên trong quá trình nâng cấp việc tính toán chế độ

thủy văn cầu, cống, nền đường được xem xét một cách kỹ lưỡng. Tuy vậy thực tế rất nhiều đoạn tuyến từ 2006 trở lại đây năm nào cũng bị ngập lụt, có đoạn bị ngập sâu tới 2,5m (bảng 3, 4 - phụ lục 2). Nhiều đoạn đường nhanh bị lún, nứt, ổ gà do hiện tượng nước ngập lâu và thường xuyên (thông thường đường cứ bị ngập qua 2 mùa mưa là bị hư hỏng). Rồi nhiều cầu, cống trên tuyến trước đây thiết kế đủ khẩu độ thoát nước nhưng hiện nay đều bị ngập trong mùa mưa lũ.

Hình 3 62 Các đoạn ngập thấp đã được gia cố mái taluy bằng đá hộc xây 1

Hình. 3.62. Các đoạn ngập thấp đã được gia cố mái taluy bằng đá hộc xây nhằm duy trì độ ổn định của đường trước tác động của mưa lũ - Nguồn: Tác giả

Hình 3 63 Các đoạn ngập sâu đơn vị đã cắm cọc thủy chí cảnh báo và dẫn 2

Hình. 3.63. Các đoạn ngập sâu đơn vị đã cắm cọc thủy chí cảnh báo và dẫn hướng khi đường bị ngập, lề đường đã có hiện tượng hư hỏng - Nguồn: Tác giả


Hình 3 64 Mưa lũ gây lún nền đương ổ gà ổ voi Nguồn Tác giả c Nước 3

Hình. 3.64. Mưa lũ gây lún nền đương, ổ gà, ổ voi - Nguồn: Tác giả

c. Nước dâng

Biến trình mực nước lũ trên sông Hương trong khoảng thời gian từ 1990 - 2010 không có biến động nhiều. Chỉ có năm 1999 do ảnh hưởng của mưa bão nên trên sông Hương có lũ lớn với mực nước dâng cực đại là 581cm (trên báo động cấp 3 là 231cm). Mực nước dâng cao do lũ từ đầu nguồn kết hợp với mưa lớn và triều cường đã gây ngập ở nhiều đoạn như đã nêu trên.

Hình 3 65 Trận lũ lịch sử năm 1999 Nguồn Nguyễn Việt 2006 d Các hiện 4

Hình. 3.65. Trận lũ lịch sử năm 1999 - Nguồn: Nguyễn Việt, 2006

d. Các hiện tượng thời tiết cực đoan

Bao gồm các hiện tượng như bão lớn, lũ lụt, trượt lở đất như đã trình bày ở phần 3.1.4 đã và đang tác động với mức độ ngày càng tăng về cường độ cũng như

mức độ thiệt hại gây ra. Điển hình như đoạn Thuận An do biển xâm thực và tác động của dòng chảy ngầm dưới nền đường nên đoạn đường QL49B trước đây đã bị trôi. Hiện nay phải sử dụng cọc bê tông cốt thép gia cố và trồng rừng phi lao để chống xâm thực, giữ ổn định cho tuyến đường.

Hình 3 66 Gia cố bằng cọc BTCT và kết hợp trồng rừng phi lao tại Thuận An 5

Hình. 3.66. Gia cố bằng cọc BTCT và kết hợp trồng rừng phi lao tại Thuận An

chống xâm thực - Nguồn: Tác giả



Hình 3 67 Thả rọ đá chống xâm thực của sóng biển tại xã Hải Dương 6

Hình. 3.67. Thả rọ đá chống xâm thực của sóng biển tại xã Hải Dương - Nguồn: Sở GTVT Thừa Thiên Huế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022