Mối Liên Quan Giữa Các Dịch Vụ Hst Với Các Thành Tố Của Cuộc Sống Thịnh Vượng

+ Chức năng giữ lại chất dinh dưỡng;


+ Chức năng sản xuất sinh khối;


+ Chức năng giao thông thủy;


+ Chức năng giải trí, du lịch.


Nhóm các chức năng kinh tế: Bao gồm các chức năng sau


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

+ Chức năng cung cấp các giá trị về tài nguyên rừng, cung cấp thủy sản, tài nguyên cỏ và tảo biển;

+ Chức năng cung cấp các sản phẩm về nông nghiệp;

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội - 3


+ Cung cấp nước ngọt và tiềm năng về năng lượng.


Về các giá trị đa dạng sinh học: ĐNN là nơi cư trú cho nhiều loài động vật hoang dã đặc biệt là các loài chim nước trong đó có các loài chim di trú; ngoài ra giá trị đa dạng sinh học còn bao gồm giá trị văn hóa, du lịch sinh thái, tri thức bản địa, … .

(4) Theo mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ, 2005: HST có các dịch vụ

gồm:


Dịch vụ cung cấp:


+ Cung cấp lương thực, thực phẩm như cá, hoa quả, lúa gạo;


+ Chứa và tích nước ngọt cung cấp cho dân dụng cũng như nông nghiệp và

công nghiệp;


+ Cung cấp sợi, chất đốt, nguyên liệu;


+ Dược liệu và các nguyên liệu sinh học khác;


+ Các nguyên, vật liệu di truyền (genes)...


Dịch vụ điều tiết:


+ Điều hòa khí hậu như hấp thụ khí nhà kính, điều hóa nhiệt độ, lượng mưa và các chu trình thời tiết khác;

+ Điều hòa nước (dòng chảy và nước ngầm);


+ Lọc nước và xử lý nước thải;


+ Chống xói mòn và bảo vệ đất, lắng đọng phù sa;


+ Giảm nhẹ thiên tai, kiểm soát lũ lụt và ngăn chặn sóng, bão;


Dịch vụ văn hóa:


+ Tinh thần và tín ngưỡng;


+ Nghỉ ngơi, giải trí;


+ Cảnh đẹp và không khí trong lành;


+ Giáo dục, đào tạo và nghiên cứu.


Dịch vụ hỗ trợ:


+ Nơi sống cho nhiều loài động, thực vật;


+ Nơi sinh sản và ương của nhiều loài thủy sản;


+ Hình thành châu thổ và tích lũy chất hữu cơ;


+ Chu trình dinh dưỡng;


+ Thụ phấn cho các loài.


Hình 1.2. Mối liên quan giữa các dịch vụ HST với các thành tố của cuộc sống thịnh vượng


Nguồn: [Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ, 2005]


Đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư từ ngàn đời nay, từ nông thôn cho tới các đô thị lớn trên thế giới. Hiện nay khoảng 70% dân số trên thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các thủy vực nước ngọt nội địa [Dugan, 1990, trong Hoàng Văn Thắng, 2011].

Đất ngập nước ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại, phong phú về tài nguyên, đa dạng sinh học, có nhiều chức năng và giá trị (kinh tế, văn hóa, xã hội…) rất quan trọng.

Theo định nghĩa của Công ước Ramsar, Việt Nam có tới hơn 10 triệu hecta đất ngập nước, phân bố ở hầu khắp các vùng sinh thái trên cả nước. Các khu vực đất ngập nước có mức độ đa dạng sinh học cao, mang nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân nông thôn cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hoá xã hội của người dân.

Tại nước ta, các hệ sinh thái đất ngập nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với an ninh lương thực, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của nhiều ngành hkhai thác khoáng sản. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, sự phát triển kinh tế- xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên, chúng bị suy giảm và ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động khai hoang của con người, biến đất ngập nước thành nơi nuôi trồng thủy sản, khai thác thuỷ - hải sản, sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra do nhiều hạn chế trong hiểu biết khoa học kỹ thuật, cũng như áp lực từ xã hội về việc cháy rừng, các khu đất ngập nước tại nhiều khu vực hiện nay đang được quản lý không đúng phương pháp. Một số khu đất ngập nước hiện nay trong đó có ao, hồ đô thị bị xây đê bao vòng quanh khiến hệ sinh thái bị suy thoái do bị cô lập và giảm kết nối, cách làm sai hướng này đã khiến những khu vực này ngày càng bị suy kiệt.

c. Quản lý và bảo vệ ĐNN:


Khái niệm về quản lý ĐNN có ý nghĩa khác nhau trong những thời gian khác nhau với những nguyên tắc khác nhau. Cho đến mãi giữa thế kỷ XX, quản lý ĐNN vẫn luôn có ý nghĩa là thoát nước ĐNN [Lê Diên Dực (chủ biên) và Hoàng Văn Thắng, 2012b].

Ngày nay, quản lý ĐNN có rất nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào mục đích của nhà quản lý. Trong một số trường hợp, những mục tiêu có thể mâu thuẫn, như ngăn chặn ô nhiễm bằng cách không cho xâm nhập vào vùng ĐNN, hay dùng ĐNN để xử lý hoặc thải bỏ nước thải. ĐNN đồng bằng nhập lũ hiện được quản lý và phân vùng nhằm giảm thiểu sự xâm nhập của con người và tăng tối đa sự tồn trữ nước lụt. ĐNN ven biển hiện được đưa vào chương trình bảo vệ vùng ven biển nhằm chống gió bão và là khu bảo tồn khu hệ cá cửa sông [Lê Diên Dực (chủ biên) và Hoàng Văn Thắng, 2012b].

1.1.2 Đất ngập nước đô thị


Đất ngập nước đô thị chủ yếu là sông, hồ (tự nhiên, nhân tạo). Thời kỳ sơ khai của văn minh nhân loại, những điểm dân cư đầu tiên đều được hình thành và gắn liền với các con sông, hồ lớn. Thời kỳ đó, sông hồ là nguồn nước sinh hoạt và được khai thác phục vụ giao thông, nông nghiệp, chưa tham gia vào quá trình tạo nên cảnh quan đô thị như hiện nay. Đến nửa đầu thế kỉ XX, các dòng sông, hồ được coi là một phần cảnh quan của không gian đô thị. Thế kỉ XXI, sông hồ đô thị không chỉ là điểm nhấn danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí mà nhiều hồ điều hòa nước mưa, chứa nguồn nước mặt, giảm thiểu ngập úng.


1.1.3 Đất ngập nước Hà Nội


Các loại hình ĐNN chủ yếu của Hà Nội: Trên cơ sở phân hạng của công ước Ramsar về đất ngập nước [IUCN, 1997] thì đất ngập nước Hà Nội có thể chia thành 9 hình thức dưới đây:

+ Đất ngập nước nội địa:


Sông, suối có nước chảy thường xuyên;


Hồ nước ngọt ngập thường xuyên (trên 8ha);


Ao, hồ nước ngọt ngập thường xuyên (dưới 8ha).


+ Đất ngập nước nhân tạo:


Ao nuôi thủy sản (tôm, cá, nhuyễn thể);


Ao, đầm (nhỏ hơn 8ha);


Các hồ chứa nước;


Đất nông nghiệp ngập lụt theo mùa;


Các hồ xử lý nước thải;


Kênh, mương thoát nước.

Hà Nội được mệnh danh là “đô thị ao hồ”, điều đó không phải là một sự ngẫu nhiên. Trải qua bao thăng trầm, biến đổi ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, số lượng hồ ao của Hà Nội cũng có những biến đổi. Đô thị càng phát triển thì càng cần nhiều diện tích đất để xây dựng nhà cửa, đường sá... Tuy vậy, Hà Nội hiện nay vẫn lưu giữ được một số lượng ao hồ lớn. Cách đây hơn chục năm, khu vực nội đô Hà Nội còn có trên 40 hồ với tổng diện tích trên 850ha, nhưng hiện nay chỉ còn 24 hồ với tổng diện tích khoảng 765ha [ Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2010].


1.1.4 Đô thị hóa


a. Định nghĩa


Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng, khu vực. Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt:

+ Sự tập trung dân số, quá trình lan tỏa của văn hóa đô thị tới vùng nông

thôn;


+ Quá trình di dân vào thành phố và hội nhập theo phong cách sống của

thành phố;


+ Mật độ dân số ở đô thị ngày càng tăng;


+ Chất lượng cuộc sống ở đô thị;


+ Quá trình phát triển các khu đô thị...


Tuy có nhiều các cách hiểu về phát triển đô thị và đô thị hóa nhưng ta có thể thống nhất với định nghĩa sau: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống” [Nguyễn Thế Bá, 1999 trong Phan Thị Hương Linh, 2008].

b. Những yếu tố thể hiện sự đô thị hóa


(1) Tăng trưởng dân số đô thị: Là sự gia tăng dân số tại các thành phố. Nguyên nhân của sự tăng trưởng dân số đô thị là sự tăng tự nhiên, sự di dân cơ học và sự thay đổi nhận thức về quy định phân loại dân số.

(2) Sự phát triển đô thị: Là sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, không gian đất đai cũng như môi trường đô thị.

Như vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra là quá trình hình thành các yếu tố thúc đẩy xã hội phát triển, các yếu tố đó bao gồm:

Dân số đô thị tăng lên, các hoạt động, sinh sống của người dân chuyển sang lối sống công nghiệp ở thành thị;

Tỷ lệ phi nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng lên;


Đô thị hóa tạo ra động lực phát triển và tăng GDP;


Quá trình đô thị hóa là quá trình nền văn minh đô thị được xác lập ngay trong lòng cộng đồng dân cư đô thị.


1.1.5 Dịch vụ hệ sinh thái


Dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích (trực tiếp hoặc gián tiếp) mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái [Đánh giá hệ sinh thái Thiên niên kỷ, 2005].

Dịch vụ hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế và sức khoẻ cho cộng đồng trên thế giới. Dựa vào vai trò, chức năng khác nhau của hệ sinh thái, các nhà sinh thái học đã phân thành 4 nhóm chức năng hay 4 loại dịch vụ của hệ sinh thái với mục đích khác nhau về kinh tế - xã hội, bao gồm:

(1) Dịch vụ sản xuất: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen, v.v..

(2) Dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu, điều tiết nước, lọc nước, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh, v.v..

(3) Dịch vụ văn hoá: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái, lịch sử, khoa học và giáo dục, v.v..

(4) Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hoà dinh dưỡng, v.v..


1.1.6 Đa dạng sinh học


Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đa dạng sinh học. Trong luận văn tác giả sử dụng định nghĩa theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế.

Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường [WWF, 1989]. Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các HST nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các HST (đa dạng HST) [CBD,1992].

Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau;

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí