Các Yếu Tố Tác Động Đến Tính Đa Dạng Sinh Học Hệ Sinh Thái Đầm Lầy Rừng Nà

thiếu trang thiết bị phục vụ cho vấn đề đó, do vậy ở đây chỉ đề cập điển hình một vài thông số mà thôi.

+ Nạp, tích trữ và cung cấp nước

Có thể nói từ lâu người dân xã Đức Thạnh đã xem Rừng Nà như là túi nước ngọt để phục vụ hầu hết các nhu cầu sinh hoạt của xã.

Trong quan điểm chung, giá trị giữ nước của rừng có nghĩa là giữ và tích luỹ nước ở bất kỳ dạng nào, bao gồm: làm tăng trữ lượng của nó trong đất, giảm thoát hơi nước mặt đất, tăng mực nước ngầm và làm sạch nước. Khả năng giữ nước của rừng được quyết định bởi khả năng giảm dòng chảy mặt, tăng lượng nước ngầm. Lượng nước giữ lại trên tán rừng phụ thuộc vào kiểu rừng, tuổi rừng, tổ thành loài, độ che phủ, điều kiện khí tượng, loại mưa, cường độ mưa, …Tính trung bình cho các kiểu rừng ở các điều kiện khí hậu khác nhau lượng nước bị giữ lại trên tán chiếm 30 - 35% tổng lượng giáng thuỷ.

Rừng Nà là rừng lá nhỏ, nên tán rừng chỉ giữ được từ 5 - 8% tổng lượng giáng thuỷ. Rừng làm giảm tốc độ và chệch hướng đi của gió: Trước hết rừng như một vật cản làm giảm tốc độ gió. Khi gặp dải rừng gió bị mất một phần động năng do phải thắng lực ma sát và làm rung cây. Những xoáy khí được hình thành do ma sát của gió với tán rừng có tốc độ di chuyển thấp được xáo trộn vào các lớp không khí bên trên và làm giảm tốc độ của không khí bên trên tán rừng.‌

3.4. Các yếu tố tác động đến tính đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà

3.4.1. Khai thác không hợp lý

Mất rừng, đồng nghĩa với việc mất nơi ở, nơi trú ẩn và nguồn thức ăn của các loài động vật hoang dã sẽ giảm đi nhanh chóng, vùng phân bố của chúng cũng ngày càng bị thu hẹp theo diện tích của rừng. Mất rừng sẽ gây nên những chuyển biến về khí hậu trong vùng, gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật cũng hoạt động sống hằng ngày của người dân quanh khu vực. Tất cả điều đó đã và đang làm suy giảm tính đa dạng sinh học.

Việc xâm lấn đất rừng để mở đường, làm đất canh tác... một mặt đã thu hẹp diện tích rừng, làm giảm sức chứa của hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến nơi ở, kiếm ăn của hầu hết các loài động vật ở đây. Mặt khác, việc xâm lấn đất rừng để canh tác đã góp phần trực tiếp làm giảm thành phần loài động thực vật, đặc biệt với loại hình canh tác độc canh như lúa nước và rau màu đã làm mất đi tính đa dạng vốn có ở rừng Nà. Khi diện tích rừng thu hẹp, trực tiếp đe doạ đến thành phần thực vật trong Nà mà nó còn làm giảm vai trò là ngôi nhà cho muôn thú trú ngụ vì bề dài bị thu hẹp, tiếng động do hoạt động sinh hoạt của con người...

Diện tích rừng bị thu hẹp còn làm giảm khả năng điều tiết nước ngay trong Nà và các cánh đồng lân cận. Các loài sinh vật có đời sống liên quan đến môi trường nước bị đe doạ. Vì vậy, sự cân bằng của hệ sinh thái không ổn định do nó ảnh hưởng đến các bậc dinh dưỡng khác trong hệ sinh thái. Các vực nước trong Nà là nơi đẻ trứng, trú ngụ của cá con, nòng nọc... (nghiên cứu đã xác định rất nhiều loài như lươn đồng, cá chạch bùn, nhái bầu... có nhiều ở khu vực này). Nhưng hiện nay con người đã chú trọng vào việc khai thác nông nghiệp mà các kênh mương, bờ bao đã không tính đến việc tạo sự thông lưu dòng nước trong và ngoài nà như vốn dĩ đã có.

Ngoài việc thu hẹp diện tích rừng thì hoạt động săn bắn cũng gây tác động xấu. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tính đa dạng sinh học cũng như sinh thái cảnh quan của Rừng Nà bị suy thoái nghiêm trọng là việc khai thác không hợp lý của người dân địa phương. Đã có khá nhiều loài động - thực vật bị tiêu diệt hàng loạt, dẫn đến có một số loài bị tuyệt chủng.

Kết quả nghiên cứu đã xác định ngoài một vài loài như Rắn hổ mang, Hổ mang chúa, Rắn ráo thường, Chồn hương... bị khai thác để bán, hầu hết các loài còn lại chỉ khai thác phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương.

Đối với những loài bị khai thác để làm hàng hoá, việc săn bắt theo kiểu tận diệt, trở thành tâm điểm của các thợ săn cũng như người dân sống quanh Rừng Nà. Do vậy, khả năng tồn tại và tái sinh chủng quần của chúng luôn bị đe doạ. Qua điều

tra cho thấy số lượng cá thể của chúng bị suy giảm nghiêm trọng và nhiều loài trở nên hiếm gặp trong các Nà.

Đối với những loài động vật khác, mặc dù bị săn bắt với cường độ thấp hơn nhưng việc khai thác cũng chưa hợp lý. Nghiên cứu đã xác định có 2 yếu tố chính dẫn đến khai thác không hợp lý, gồm:

- Đánh bắt hủy diệt:

Qua điều tra đã xác định có 7 loại dụng cụ chính được dùng để săn bắt các động vật có xương sống trong Rừng Nà (Bảng 3.11).

Bảng 3.11. Các loại dụng cụ dùng săn bắt động vật trong Rừng Nà


STT

Tên dụng cụ

Đối tượng khai thác


1


Kích điện

Các động vật sống ở nước, kiếm ăn

trong nước

2

Lờ

Các loài cá

3

Ống trúm

Lươn

4

Bẫy hố

Các loài kiếm ăn trên mặt đất

5

Bẫy thòng lọng

Các loài kiếm ăn trên mặt đất

6

Súng săn

Chim, thú

7

Ná cao su

Chim, thú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi - 8


Đối với các động vật có đời sống liên quan đến môi trường nước (sống trong nước, kiếm ăn trong các vực nước), chúng thường bị người dân dùng kích điện để bắt. Sử dụng kích điện để làm tê liệt những con vật ở kích thước người dân muốn khai thác thì những cá thể động vật khác có kích thước nhỏ hơn, có ngưỡng chịu đựng yếu hơn thường bị chết.

Tính huỷ diệt của việc sử dụng kích điện đối với đa dạng sinh học ở các vực nước đã được xác nhận. Chính phủ liệt kích điện vào một trong những ngư cụ cấm

sử dụng. Tuy nhiên, qua phỏng vấn những người thường xuyên khai thác động vật ở Rừng nà cho thấy có đến 67% (20/30 người được phỏng vấn) đã từng sử dụng kích điện để khai thác và 50% số người vẫn dùng kích điện.

Đáng báo động hơn là nhiều nhà dân đã xây tiếp giáp với các Nà, cùng với việc điện lưới đã mở khắp các thôn, vì vậy đã xảy ra một số trường hợp người dân đã kéo điện lưới vào Rừng Nà để bắt cá.

Với các số liệu thu được qua nghiên cứu cùng với các khuyến cáo khác, cho thấy kích điện là một dụng cụ để khai thác động vật có xương sống có tính huỷ diệt cao ở Rừng Nà, ảnh hưởng trực tiếp đến đa dạng sinh học các sinh vật có đời sống liên quan đến môi trường nước.

Ngoài kích điện, các dụng cụ săn bắt khác đều không có tính chọn lọc nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong Rừng Nà. Đối với súng săn, hiệu quả khai thác rất cao nhưng kết quả điều tra cho thấy súng săn không có trong làng, thôn mà do các thợ săn ở nơi khác mang đến. Ngược lại, ná cao su khá đơn giản và hầu như mọi người đều có thể tự trang bị, do vậy tác động của chúng đối với các loài chim di trú cũng như các động vật khác trong nà cũng khá lớn.

- Mùa vụ khai thác không hợp lý:

Qua phỏng vấn 50 người dân sống quanh các nà thường xuyên săn bắt động vật, kết quả cho thấy hầu hết (40/50 người phỏng vấn) đều nhận biết mùa vụ di cư, sinh sản cũng như thời gian hoạt động mạnh nhất của các động vật có xương sống, đặc biệt là các loài chim ở Rừng Nà.

Kết quả cũng cho thấy hầu như không có ai khai thác tránh mùa sinh sản, mùa di cư của các động vật ở đây. Các dữ kiện thu thập cho thấy có vẻ như người dân tập trung săn bắt vào mùa sinh sản bởi dễ phát hiện, động vật thường tập trung. Hiệu quả của mỗi chuyến di sản trong mùa sinh sản, thời gian chim di cư tập tung về thường rất cao.

Về mặt sinh học, việc khai thác động vật trong mùa sinh sản, giai đoạn con non hoặc đang chăm sóc con sẽ làm mất khả năng tái sản xuất chủng quần. Dẫn đến sự duy giảm số lượng cá thể loài, ảnh hưởng rất rò đến đa dạng sinh học.

Với thực trạng nêu trên đã làm suy giảm rất nhiều về đa dạng sinh học, kết quả phỏng vấn cho thấy có rất nhiều loài động vật đã không thấy xuất hiện ở địa phương trong thời gian gần đây.

3.4.2. Quản lý yếu kém

Nghiên cứu cho thấy hầu hết người dân đều xác định được vai trò của Rừng Nà trong việc thu hút các đàn chim di cư, là môi trường sinh sống cho các động vật khác. Tuy nhiên, việc khai thác chúng vẫn không hợp lý nhìn chung là do nhận thức chưa cao, người dân chưa có cái nhìn tổng thể về đa dạng sinh học. Do đó, việc khai thác của họ không làm ảnh hưởng đến mùa di cư năm sau... Mặc dù xác định được mùa vụ sinh sản, nhưng quan niệm mình không khai thác thì người khác sẽ khai thác, dẫn đến hàng loạt loài bị đánh bắt ngay khi đang đẻ trứng, chăm con.

Qua điều tra cũng cho thấy khâu quản lý về khai thác động vật cũng như thực vật trong Rừng Nà vẫn chưa được quan tâm một cách cụ thể. Diện tích rừng bị thu hẹp bởi các hoạt động canh tác, công trình dân sinh chia cắt đã làm ảnh hưởng đáng kể đến đa dạng sinh học. Ngoài ra, một số hiện tượng sau thể hiện rò việc yếu kém trong quản lý tại địa phương đã góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học Rừng Nà:

- Rác thải sinh hoạt đã và đang xâm lấn các bìa Nà, rò nhất là Nà ông Rân, Nà Đức Tân. Các chủ hộ gần các nà này bày tỏ bức xúc trước hiện tượng những người dân ở nơi khác đến đổ rác nhưng không có giải pháp ngăn chặn.

- Mặc dù Rừng Nà đã được tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử, tuy nhiên một số người dân ở địa phương khác đến khai thác các cây làm cảnh như: Đa, Lộc vừng... và người dân địa phương cũng không thể ngăn chặn. Bên cạnh đó vẫn còn một số người dân vẫn vào nà chặt cây để phục vụ cho một số hoạt động sinh hoạt thường ngày.

- Kết quả phỏng vấn đã xác định rò súng săn không có ở địa phương mà do các thợ săn từ chỗ khác đến săn bắn, thường các thợ săn đi thành nhóm với 2 - 3 súng và săn bắt thành từng đợt... nhưng người dân quanh nà cũng không được trang bị cơ sở pháp lý để ngăn chặn.

Ngoài ra, hoạt động nông nghiệp có sử dụng đến phân bón, thuốc trừ sâu ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các động vật cỡ nhỏ quanh nà và trong nà, chúng sẽ ảnh hưởng đến chuỗi, lưới thức ăn của các sinh vật... nhưng cũng chưa thấy quan tâm.

Mất nơi sống là nguyên nhân không những làm chết tức thì các động vật hoang dã mà còn làm cho chúng phải di chuyển trốn sang nơi khác, sẽ làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Ngoài ra, hiện tại các thôn dân cư lân cận Rừng Nà vẫn chưa xây dựng được hương ước về bảo vệ đa dạng sinh học Rừng Nà. Kết quả điều tra cũng đã cho thấy một bộ phận dân cư đã ý thức được vai trò của Rừng Nà trong việc gắn kết các nguồn lợi với họ. Tuy nhiên nhận thức này chưa thực sự lan toả và chưa có hướng dẫn hay văn bản cùng với các chế tài giúp cho người dân sống quanh các Nà có thể bảo vệ được các tài nguyên và giảm thiểu tác động đến Rừng Nà.

3.4.3. Sinh vật ngoại lai xâm hại

Mất mát đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhân loại. Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất. Nhận ra được điều này, Công ước Đa dạng Sinh học đã dành hẳn một khoản trong điều 8, để kêu gọi các bên tham gia Công ước: "Ngăn chặn sự du nhập, kiểm soát hoặc diệt trừ các loài ngoại lai gây hại cho các hệ sinh thái, nơi sống hoặc các loài sinh vật bản địa"

Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại.

Sinh vật ngoại lai có thể xâm nhập vào một môi trường sống mới bằng nhiều cách. Nó có thể đi theo con đường tự nhiên như theo gió, dòng biển và bám theo các loài di cư, nhưng quan trọng hơn cả là do hoạt động của con người. Cùng với sự

phát triển của giao thông vận tải và hoạt động thông thương, con người đã mang theo, một cách vô tình hay hữu ý, các loài sinh vật từ nơi này đến nơi khác thậm chí đến những vùng rất xa quê hương của chúng. Việc kiểm soát sự du nhập của chúng là rất khó, đặc biệt là đối với các trường hợp du nhập một cách vô thức. Các loài này có thể trà trộn trong hàng hoá, sống trong nước dằn tàu, bám vào các phương tiện vận tải như tàu thuyền và nhờ đó được mang đến đến môi trường sống mới. Nhiều loài được du nhập một cách có chủ ý cho các mục đích kinh tế, giải trí, khoa học nhưng do không được kiểm tra và kiểm soát tốt đã bùng phát và gây ra nhiều tác hại nặng nề.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã chi phí nhiều triệu đô la Mỹ cho việc ngăn chặn và tiêu diệt những loài lạ xâm nhập vào lãnh thổ của họ gây nguy cơ dịch bệnh, phá hoại nền sản xuất nông nghiệp, phá vỡ cơ cấu sử dụng đất canh tác... Ở nước ta nói chung và rừng Nà nói riêng, sự xâm nhập của các sinh vật lạ, nhất là những loài mới xâm nhập còn ở mức độ chưa lớn, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp. Có thể chỉ ra các các loài như sau:

+ Đối với thực vật: điển hình là cây Mai Dương

+ Đối với động vật: điển hình là Ốc Bươu Vàng

* Cây Mai Dương

Mai Dương (Mimosa pigra còn được gọi là Trinh nữ đầm lầy, Trinh nữ trâu hay Móc Mèo Mỹ, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Đây là một loài cây bụi, mọc dày đặc và rất nhiều gai cứng. Cây Mai Dương hiện được xem là một trong số những loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất đối với các vùng đất ngập nước nhiệt đới.

Cây Mai Dương thuộc họ cây bụi, đa niên, thường mọc ở nơi trống, đất ẩm ướt, vùng nhiệt đới. Thân có chiều dài lên đến 6m, phân rất nhiều nhánh, trên thân và cành có nhiều gai nhọn, gai dài khoảng 6mm. Lá hình dạng lá kép lông chim 2 lần, mỗi lá chét có khoảng 20 - 42 cặp lá chét con, các lá thường co lại khi bị tác động nhưng thường chậm hơn so với các loài cây mắc cỡ khác. Cây ra hoa từ lúc

hạt nẩy mầm khoảng 6 - 8 tháng, hoa màu vàng hoặc hồng, mỗi chùm hoa có khoảng 100 hoa. Hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng hoặc nhờ gió, trái màu nâu dài 3 - 8cm, trên trái có nhiều lông và có từ 14 - 26 đốt. Mỗi đốt chứa 1 hạt. Hạt khi chín có màu nâu hay xanh ô liu, kích thước hạt 4 - 6mm. Một cây sản sinh được 9000 hạt. Ở những vùng đất ngập nước, cây ra hoa tạo hạt quanh năm. Từ khi cây ra hoa đến lúc trái chín khoảng 5 tuần. Đốt trái rất nhẹ, có lông, do đó rất dễ phát tán theo gió hay trôi theo dòng nước.

Tác hại chính của Mai Dương là làm thay đổi thảm thực vật, gây ảnh hưởng đến hệ động vật ở những vùng nó xâm lấn. Có rất ít loài thực vật khác có thể mọc được dưới tán Mai Dương và hầu như cũng không có loài động vật nào sử dụng loài cây này làm thức ăn. Các bụi Mai Dương dày đặc làm cản trở việc đi lại của con người, động vật và súc vật chăn thả. Ngoài ra, nó còn phát triển phủ kín cả những hố nước cạn trong Nà, cây tuy không sinh sản vô tính nhưng nẩy tược rất mạnh từ gốc đã chặt ngang thân. Nơi loài cây này phát triển thì mật số các loài chim, bò sát, thực vật, thân thảo...sẽ giảm đi nhiều.

Cây Mai Dương còn cạnh tranh với những đồng cỏ xung quanh Nà, ảnh hưởng rất lớn đối với ngành chăn nuôi và còn ảnh hưởng đến dòng chảy của Rừng Nà.

Ốc Bươu vàng

Ốc Bươu vàng (Pomacea sp.), tên thương mại Ốc Bươu vàng (golden snail), họ Pilidae, lớp Chân bụng (Gastropoda), ngành Thân mềm (Mollusca). Nguồn gốc Trung và Nam Mĩ. Ốc trưởng thành cỡ lớn, dạng mập tròn, gồm đầu, thân và chân. Đầu có hai đôi xúc tu (một đôi dài và một đôi ngắn). Thân nằm trên chân, là một khối xoắn ẩn kín trong vỏ. Chân rộng, hình đĩa, màu trắng kem nằm ở phía bụng. Mặt lưng của chân có nắp vỏ che đậy. Đầu và chân thường thò ra ngoài vỏ khi di chuyển. Toàn bộ cơ thể ốc nằm trong lớp vỏ. Con đực có nắp miệng hơi nhô gợn sóng; con cái có nắp miệng bằng phẳng hơi lòm xuống. Ốc bươu vàng là sinh vật đơn tính, tuy nhiên có thể xảy ra sự thay đổi giới tính mà không cần trải qua một thời ngủ nghỉ (Keawjam, 1987). Thụ tinh trong, con cái có khả năng giữ tinh trùng

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí