Chiến Lược Đa Dạng Hóa Và Chuyên Môn Hóa Spdl Sinh Thái


[Trần Văn Thông (2015). “Tập bài giảng Các chiến lược và chương trình phát triển du lịch. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh (lưu hành nội bộ)].

1.3.2 Chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái

1.3.2.1 Chiến lược đa dạng hóa và chuyên môn hóa SPDL sinh thái

Đa dạng hóa SPDL sinh thái là việc dựa vào tiềm năng về du lịch và du lịch sinh thái để khái thác phát triển nhiều sản phẩm du lịch sinh thái khác nhau tạo ra nhiều sự lựa chọn phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của du khách. Có thể kết hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái với nhau hay kết hợp du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác để tạo ra tính đa dạng cho SPDL.

Chuyên môn hóa SPDL sinh thái là việc ưu tiên khai thác, phát triển sản phẩm, một loại hình, một SPDL sinh thái mà dịa phương có thế mạnh nhất, có tính hấp dẫn thu hút nhất, có hiệu quả nhất.

1.3.2.2 Chiến lược tạo sản phẩm DLST đặc trưng và sản phẩm DLST chuyên đề

Sản phẩm DLST đặc trưng là sản phẩm nổi bật, đặc thù của vùng miền, của địa phương. Nó có tính tiêu biểu, khác biệt mà khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến cùng đó, địa phương đó.

Sản phẩm DLST chuyên đề là dựa vào tiềm năng, thế mạnh mà tạo ra những sản phẩm chuyên đề khác nhau tạo một nét riêng đặc sắc như tour chuyên đề, ẩm thực chuyên đề, khám phá chuyên đề,… Sản phẩm DLST chuyên đề thường phụ thuộc vào mục đích của du khách.

1.3.2.3 Chiến lược sản phẩm thay thế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Sản phẩm du lịch sinh thái được khai thác trong một thời gian sẽ giảm đi tính hấp dẫn và tạo ra cảm giác nhàm chán đối với du khách khi họ quay lại lần nữa. Vì vậy ngoài việc cải tạo sản phẩm du lịch sinh thái hiện có như tăng cường các dịch vụ bổ sung thì việc nghiên cứu dự trù sản phẩm DLST thay thế để phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu của du khách.


Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 5

1.3.2.4 Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái

Chất lượng dịch vụ DLST là vấn đề cần được quan tâm đúng mức vì chất lượng dịch vụ là nhân tố quyết định lớn đến sự hài lòng du khách thi tham gia vào hoạt động du lịch. Chất lượng dịch vụ DLST kém sẽ tạo hình ảnh xấu trong lòng du khách, khiến họ không quay lại lần nữa. Vì thế để xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái là đều không thể bỏ sót.

1.3.2.5 Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của SPDL sinh thái

Năng lực cạnh tranh của SPDL sinh thái là sự hấp dẫn thu hút du khách. Khi các SPDL sinh thái bị trùng lấp giữa các địa phương thì năng lực cạnh tranh cần được nâng cao nhằm lôi kéo du khách chọn SPDL sinh thái của mình. Năng lực cạnh tranh của SPDL sinh thái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hấp dẫn thu hút, sẵn sàng đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu,… Vì thế khi thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của SPDL sinh thái cần chú ý đến các yếu tố này.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày những lý thuyết cơ bản của đề tài nghiên cứu:

- Về du lịch sinh thái bao gồm những vấn đề liên qua đến du lịch sinh thái như: định nghĩa, đặc điểm, các nguyên tắc, đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và tài nguyên du lịch sinh thái.

- Về sản phẩm du lịch: Định nghĩa, cơ cấu, các đặc tính, chất lương sản phẩm du lịch và các tiêu chí đánh giá năng lực canh tranh của sản phẩm du lịch nói chung; Khái niệm và cơ cấu của du lịch sinh thái nói riêng.

- Về chiến lược SPDL và SPDL sinh thái gồm có 5 chiến lược chính: (1)Đa dạng hóa và chuyên môn hóa sản phẩm du lịch; (2) Tạo sản phẩm du lịch đặc trưng, sản phẩm du lịch chuyên đề; (3) Tạo sản phẩm du lịch thay thế; (4) Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; (5) Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch.

Những cơ sở lý thuyết này là nền tảng cho việc trình bày, phân tích ở các chương sau và đồng thời giúp cho đề tài đi đúng hướng với mục tiêu đã đề ra.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE


2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE

2.1.1 Vị trí địa lý

Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên vào khoảng 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên. Nhìn từ trên cao xuống, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như nan quạt xòe rộng ra ở phía Đông.

* Tọa độ địa lý:

Điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10020’ Bắc.

Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9048’ Bắc.

Điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106048’ Đông.

Điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105057’ Đông.

* Ranh giới địa lý:

Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền.

Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên.

Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.

Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, đây là vị trí địa lý thuận lợi nằm ở khoảng giữa 2 trung tâm du lịch lớn của khu vực Nam bộ.

2.1.2 Tài nguyên du lịch

2.1.2.1 Tài nguyên tự nhiên

- Địa hình: Bến Tre có địa hình bằng phẳng, nhiều cù lao, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Bến Tre mang đặc trưng


cơ bản của ĐBSCL là tính bằng phẳng rất cao, chênh lệch tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất khoảng 3,5m. Địa hình có xu thế thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và nghiêng ra biển, được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của dòng Cửu Long trên nền đá cổ

- Khí hậu:Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C – 270C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm… Đây là

điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, sản xuấtkinh doanh và phát triển hoạt động du lịch của tỉnh.

- Động thực vật: Do điều kiện môi trường sông, biển với những biến động mang tính chất nhịp điệu mùa, phân hóa theo không gian thành 3 vùng sinh thái mặn, ngọt, lợ nên cả thảm thực vật, hệ động vật trên cạn và thủy sinh có điều kiện phát triển mạnh.

Ngoài ra,Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.

Một số địa điểm du lịch nổi tiếng là:

- Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc độc đáo. Trên Cồn Phụng còn có làng nghề với các sản phẩm từ dừa và mật ong.

- Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả.

- Cồn Tiênthuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, vùng đất này thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch. Một số người còn gọi đây là "Vũng


Tàu 2". Hiện nay nơi này đã được đầu tư thành nơi nuôi cá da trơn và Trai cánh đen.

- Sân chim Vàm Hồthuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại kháccùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đũa, đậu ván, mãng cầu Xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển...

- Các vườn cây ăn trái, hoa kiểng Cái Mơnthuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách.Nổi tiếng với Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt. Ðến đây mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các loại như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi. Cái Mơn cũng là nơi có nhiều nghệ nhân, nhân giống triết cành tạo nên các loại cây cảnh và hình bó nai, hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt. Sản phẩm được bán nhiều ở Thủ Ðức, Biên Hòa,... và xuất sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Bãi biển Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại. Bãi biển nơi đây còn hoang sơ, với bãi cát mịn trải dài ra biển, cặp theo bãi biển là những hàng dương xanh, tạo ra phong cảnh khá đẹp, cùng với không khí thoải mái, thoáng mát. Dọc theo bãi biển là các dãy nhà lá được cất nối dài, người ta mắc những chiếc võng để du khách nằm nghỉ ngơi đong đưa, thư giãn, hít thở gió biển, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào hòa vào cùng tiếng vi vu của những rặng phi lao, tạo nên một thanh âm đặc sắc,bay bổng, nhẹ nhàng, thoải mái vô cùng. Tại bãi biển phù sa Thừa Đức, sau khi tắm biển phù sa, du khách có thể thỏa thích chọn lựa thưởng thức các món đặc sản biển như: Cá, mực, tôm, cua, nghêu, sò... và độc đáo món bánh xèo xứ biển. Chiếc bánh xèo ở đây được chiên lớn, giòn, mùi thơm béo ngậy. Ngồi bên mâm bánh xèo phong phú các loại rau ăn kèm, với nước chấm tỏi ớt chua, ngọt có pha những sợi rối trắng, đỏ được chế biến từ củ cải trắng, đỏ hấp dẫn vô cùng. Hay mùi thơm tỏa ra từ những chiếc bánh xèo đang chiên, chưa ăn mà cảm thấy ngon hết sẩy. Những năm gần đây, bánh xèo tại bãi biển Thừa Đức gần như đã trở thành “thương hiệu”


và hầu như ai đến nơi đây ít, nhiều cũng một lần thưởng thức món bánh xèo xứ biển.

- Biển Cồn Bửng hay còn gọi bằng những cái tên khác như biển Thạnh Hải, biển Thạnh Phú là một vùng biển nằm ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.Địa danh Cồn Bửng gắn liền với điểm tiếp nhận vũ khí trên hành trình Bắc – Nam của đoàn tàu không số huyền thoại. Tại đây đã đón hàng chục chuyển tàu chở hàng tấn vũ khí cặp bến chi viện cho chiến trường miền Nam.Về với biển Cồn Bửng để bước chân đi trên con đường ốc viết lộ thiên, chiêm ngưỡng nét hoang sơ của mảnh đất cuối dãy cù lao Minh, khám phá điểm dừng chân huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển.Về với những giồng đậu phộng, ruộng dưa, liếp sắn, vuông tôm để thấy tận mắt, nghe tận tai, cảm nhận hương vị của một vùng đất lạ và thưởng thức hải sản tươi ngon giá rẻ giữa trời – nước – gió – biển.

2.1.2.2 Tài nguyên nhân văn

Bến Tre sở hữu một hệ thống các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống và các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với phong tục tập quán của cư dân. Tuy số lượng còn hạn chế nhưng cũng có đủ các loại tài nguyên du lịch nhân văn, như: Di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệthuật, lễ hội, làng nghề truyền thống, mang màu sắc khác so với các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong việc thu hút khách du lịch. Các chùa nổi tiếng ở Bến Tre là chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên

Minh. Trong đó: Chùa Hội Tôn Chùa được thiền sư Long Thiền dựng vào thế kỷ 18 tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành và được trùng tu vào các năm 1805, 1884, 1947 và 1992. Chùa Tuyên Linh được dựng vào năm 1861 ở ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, và được tu sửa và mở rộng vào các năm 1924, 1941, 1983. Chùa Viên Minh tọa lạc ở 156, đường Nguyễn Đình Chiểu, thị xã Bến Tre, với kiến trúc hiện nay được xây từ năm 1951 đến 1959.

Các nhân vật nổi tiếng có mộ ở đây là Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, nữ tướng Nguyễn Thị Địnhvà lãnh binhNguyễn Ngọc Thăng… Ngôi mộ của nhà bác học nổi tiếng Trương Vĩnh Ký, trước cũng ở Bến Tre (Cái


Mơn - xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), nay đã được cải táng đến Chợ Quán, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

- Lễ hội Dừa: Lễ hội Dừa là một lễ hội về dừa được tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Lễ hội đã được tổ chức qua 4 kỳ vào các năm 2009, 2010, 2012 và 2015. Hai kỳ đầu tiên được tổ chức với quy mô địa phương trong khi đó năm 2012 và 2015 được tổ chức với quy mô quốc gia. Lễ hội Dừa năm 2012 và 2015 mang nhiều ý nghĩa hơn với mục đích mở rộng thị trường cho các sản phẩm dừa, giao lưu công nghệ sản xuất, chế biến dừa, khuyến khích, hỗ trợ nông dân trồng dừa, xúc tiến thương mại và du lịch, quảng bá thương hiệu các sản phẩm dừa Bến Tre trong và ngoài nước.

- Hội đìnhPhú Lễ và Lễ hội nghinh Ông: Đình Phú Lễ ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt. Đêm có hát bội và ca nhạc tài tử. Lễ hội nghinh Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại, huyệnBa Tri, mở lễ hội này. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống.

- Sản phẩm từ dừa: Gồm cókẹo dừa, rượu dừa, dầu dừa các mặt hàng thủ công mĩ nghệ, quà lưu niệm từ cây dừa…đặc biệt có một loại sản phẩm mới từ dừa là mật dừa có giá trị kinh tế cao.Góp phần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách trong du lịch mua sắm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cũng như tạo nên dấu ấn, nét đặc sắc riêng của du lịch miệt vườn Bến Tre gắn với hình ảnh “xứ dừa”.

- Ẩm thực miệt vườn: Mang sắc thái chung với lối ăn dân dã của cư dân miền Tây Nam Bộ là nhiều tôm cá và các thủy hải sản tự nhiên kết hợp với nhiều loại rau thiên nhiên có sẵn trong môi trường. Trong nhiều món ăn của người xứ dừa, có mặt các loại nguyên liệu từ cây dừa. Những món ăn này còn được coi là “đặc


sản” dùng chiêu đãi bạn bè, người thân hay thực khách bốn phương và được sửdụng trong những ngày giỗ chạp, lễ,Tết...

- Làng nghề truyền thống của Bến Tre: Có khoảng 20 làng sản xuất cây giống, hoa kiểng (thuộc huyện Mỏ CàyBắc và huyện Chợ Lách); Khoảng 31 làng nghề tiểu thủ công nghiệp với những nghề đặc trưng như nuôi ong lấy mật, chế biến sản phẩm từ dừa, làm bánh tráng và bánh phồng từ dừa... Hầu hết các làng nghề đều có những sản phẩm để phục vụ du khách. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù nên còn một số làng nghề vẫn chưa đưa được sản phẩm vào phục vụ khách du lịch.

- Dân tộc và văn hóa: Tỉnh Bến Tre có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là 4 dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me, Tày (trong đó người Kinh chiếm hơn 87%). Hoạt động đờn ca tài tử là một loại hình sinh hoạt mang tính dân tộc sâu sắc, đã và đang được hoạt động mang tính chuyên nghiệp, phối, kết hợp chặt chẽ với những điểm tham quan du lịch, nhất là du lịch sinh thái.

Có thể khẳng định rằng, Bến Tre là một trong số ít các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn đặc thù, mang màu sắc riêng so với các tỉnh khác của vùng. Để phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, với sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, thu hút du khách trong và ngoài nước, Bến Tre cần khẳng định được là điểm đến lí tưởng của du khách.

2.1.3 Yếu tố về kinh tế xã hội

- Kinh tế:

+ Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể…Đây còn là vùng đất phù sa trù phú, sản sinh ra vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long và nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn- Chợ Lách hàng năm cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây và hàng triệu giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Bến Tre- xứ sở dừa Việt Nam, nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước khoảng 51.560 ha. Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí