Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội - 2

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Đất ngập nước thường tồn tại tại những nơi chuyển tiếp giữa HST trên cạn và HST thủy sinh thường xuyên 6

Hình 1.2. Mối liên quan giữa các dịch vụ HST với các thành tố của cuộc sống thịnh vượng 10

Hình 2.1. Sơ đồ hành chính Hà Nội và vị trí của hồ Tây 28


Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số qua các năm quận Tây 55


Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất qua các năm 57


Hình 3.5. Trạm xử lý nước thải hồ Tây 61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


Hình 3.6. Rác thải vứt bừa bãi ở lòng đường, vỉa hè hồ Tây 63

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội - 2


Hình 3.7. Hoạt động kinh doanh ven hồ Tây 63


Hình 3.8. Cá chết trôi nổi ở hồ Tây 65


Hình 3.9. Ngập rác mùa Vu Lan 66


Hình 3.10. Rùa tai đỏ 67


Hình 3.11. Trứng ốc bươu vàng 67


Hình 3.12. Đánh bắt cá trái phép tại hồ Tây 71


Hình 3.13. Các tòa nhà chung cư mọc sát hồ Tây 71

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Thủ đô Hà Nội, một vùng đất được mệnh danh là “thành phố của sông hồ”, với bề dày lịch sử và văn hóa được gắn với nhiều vùng đất ngập nước nổi tiếng như sông Hồng, hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch… Các vùng đất ngập nước này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thành phố như dự trữ nước ngầm và nước bề mặt, giảm thiểu úng ngập và lũ lụt, là sinh cảnh cho các loài động thực vật, giải trí và thuỷ sản… Hàng trăm ngàn người đang sử dụng các nguồn lợi từ đất ngập nước bao gồm các sản phẩm thủy sản, nước và các dịch vụ. Tuy nhiên, các vùng đất ngập nước Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ nghiêm trọng do sự phát triển thiếu quy hoạch, là nơi xả các nguồn nước thải và các nguồn gây ô nhiễm khác. Rất nhiều ao, hồ Hà Nội, trải qua các thời kỳ phát triển đã bị san lấp. Thêm vào đó, việc thiếu quản lý tổng thể và kế hoạch hành động cho đất ngập nước Hà Nội đã dẫn đến nhiều đổi thay của hệ thống sông hồ thủ đô Hà Nội ngày nay. Hậu quả của những thay đổi này là tần suất cũng như mức độ ngập lụt của Hà Nội ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

Khu vực hồ Tây có vị trí khá đặc biệt, nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, được bao bọc bởi sông Hồng – con sông đã để lại nhiều dấu ấn cho vùng đất này, đó là những bãi bồi phù sa màu mỡ ở cả trong và ngoài đê phù hợp với việc phát triển nhiều loại cây trồng. Vì vậy, đã từ lâu đời, vùng đất này là nơi cung cấp rau xanh, hoa quả, đặc biệt là hoa tươi và cây cảnh cho thủ đô Hà Nội.


Một đặc điểm nổi bật là diện tích mặt nước chiếm trên 40% tổng diện tích khu vực nghiên cứu, đó là những khúc sông sót, tạo thành hồ móng ngựa (Hồ Tây) đẹp nổi tiếng cùng với hệ thống ô trũng, ao đầm dày đặc và được xếp hạng thứ 11 trong số 68 hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học và môi trường [Cục BVMT, 2011]. Theo Mai Đình Yên [2011], hồ Tây được đánh giá là hồ lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích khoảng 500 ha, độ sâu trung bình 1,5 m và là một

trong vài hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích thuộc loại lớn nhất ở nước ta. Hồ Tây được xếp vào danh sách các hồ cần bảo tồn trên thế giới.

Nằm giữa khu dân cư đông đúc, hồ Tây và hồ Trúc Bạch cùng với hệ thống ao đầm trong khu vực mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng không những làm nhiệm vụ điều hòa khí hậu, thoát nước cho thành phố và cung cấp nguồn thuỷ đặc sản mà còn tạo nên một cảnh đẹp hữu tình, làm nơi vui chơi giải trí cho người dân thành phố và du khách trong và ngoài nước.

Không những thế, quanh hồ Tây còn tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa

- nghệ thuật. Trong đó, nhiều di tích cùng với truyền thuyết và huyền thoại đã in đậm trong tâm trí của người dân góp phần làm tăng giá trị của khu vực.

Với những nét đặc sắc đó, thế mạnh của khu vực trước hết là phát triển du lịch. Khu vực hồ Tây cũng đã được định hướng quy hoạch thành trung tâm giao dịch quốc tế và vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần. Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn của thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, dưới áp lực phát triển kinh tế-xã hội và quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, hồ Tây, cũng như nhiều hồ khác của Hà Nội, đang đứng trước nguy cơ xuống cấp và suy thoái, trong đó hai nguy cơ lớn nhất là sự suy giảm về diện tích và chất lượng nước. Ô nhiễm bởi các nguồn thải từ vùng lưu vực của các hoạt động du lịch trên hồ, kể cả các chất thải rắn cũng góp phần hủy hoại hồ Tây. Hay như việc tiếp tục nuôi cá ở hồ Tây gây áp lực đối với các loài cá bản địa, cô lập hồ với các thủy vực xung quanh.

Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hường của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của hồ Tây, thành phố Hà Nội” được xây dựng và đề xuất nhằm góp phần quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững hồ Tây cũng như tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói riêng và Hà Nội nói chung trong bối cảnh bị tác động của quá trình đô thị hóa.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định hiện trạng đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái của hồ

Tây.


- Xác định các đặc trưng của phát triển đô thị tại khu vực quận Tây Hồ và

những ảnh hưởng của các hoạt động phát triển đô thị lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của hồ Tây.

- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững hồ Tây.

3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu vực hồ Tây và quận Tây Hồ - là khu vực có vị trí và vai trò quan trọng của thành phố Hà Nội, trong đó đề tài tập trung vào hồ Tây và khu vực xung quanh hồ Tây.

- Phạm vi về chuyên môn: Đề tài tập trung nghiên cứu đến các khía cạnh sau:


(1) ĐNN đô thị và các chức năng của chúng;


(2) Tác động/ ảnh hưởng của đô thị hóa lên hệ sinh thái hồ Tây;


(3) Đa dạng sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái và quản lý, bảo tồn hồ Tây.


- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2009-2014.


4. Ý nghĩa của đề tài:


4.1 Ý nghĩa khoa học:


- Tổng quan cơ sở lý luận về ĐNN, dịch vụ HST và ĐDSH;


- Thực trạng đô thị hóa tại Hà Nội nói chung và khu vực quận Tây Hồ nói riêng

4.2 Ý nghĩa thực tiễn:


- Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới ĐNN đô thị, cụ thể là ảnh hưởng tới hồ Tây, thành phố Hà Nội;


- Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn, phát triền bền vững hồ Tây trong quá trình đô thị hóa.

5. Kết cấu của luận văn :


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến Nghị. Luận văn cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu


Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên

cứu


Chương 3: Kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Các khái niệm


1.1.1 Hệ sinh thái đất ngập nước


a. Định nghĩa


ĐNN là HST quan trọng trên trái đất. HST này từ kỉ cacbon là môi trường đầm lầy đã sản sinh và dự trữ nhiều nhiên liệu hóa thạch mà hiện nay con người đang sử dụng. ĐNN rất quý, nó là những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế rất cao, là bồn chứa cacbon, nơi bảo tồn gen và chuyển hóa các vật liệu hóa học, sinh học. [Lê Văn Khoa (chủ biên) và nnk, 2005].

ĐNN là vấn đề vẫn còn nhiều bí ẩn đối với các nhà khoa học, rất khó định nghĩa một cách chính xác, không chỉ vì ĐNN phân bố rộng theo vị trí địa lí mà còn rất khác nhau về những điều kiện thủy văn [Lê Văn Khoa (chủ biên) và nnk, 2005].


Thuật ngữ “ ĐNN” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo quan điểm người ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng trên 50 định nghĩa khác nhau đang được sử dụng [Dugan, 1990 trong Lê Văn Khoa (chủ biên) và nnk, 2005]. Trong luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa theo Công ước Ramsar : ĐNN bao gồm những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp [Công ước Ramsar, 1971].

ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con người và các nền văn hoá nhân loại được hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc ngay trên các vùng ĐNN. ĐNN đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay người ta đã nhận biết được các chức năng và giá trị to lớn của chúng. Các nhà khoa học về ĐNN đã xác định được những điểm chung của

ĐNN thuộc các loại hình khác nhau, đó là chúng đều có nước nông hoặc đất bão hoà nước, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân huỷ chậm, và nuôi dưỡng rất nhiều loài động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bão hoà nước [Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2006].

ĐNN là những HST có năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loại nguyên liệu, nhiên liệu, thức ăn (cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu), nơi vui chơi giải trí… Ngoài ra ĐNN còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như lọc thải, điều hòa khí hậu, chống xói lở bờ biển, ổn định mực nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm…



Hình 1.1. Đất ngập nước thường tồn tại tại những nơi chuyển tiếp giữa HST trên cạn và HST thủy sinh thường xuyên

Nguồn: [Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng, 2012a]


ĐNN có vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư từ ngàn đời nay, từ nông thôn cho tới các đô thị lớn trên thế giới. Hiện nay khoảng 70% dân số trên thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các thủy vực nước ngọt nội địa [Dugan, 1990 trong Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2012a].

b. Các chức năng/ giá trị của ĐNN


(1) Theo J.Mistch và Gosseling [1986]: Các chức năng của ĐNN gồm:


+ Chức năng cải thiện chất lượng nước;


+ Chức năng dự trữ ngập lụt;


+ Là sinh cảnh cho cá và động vật hoang dã;


+ Chức năng thẩm mỹ và năng suất sinh học.


(2) Theo Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực [2012a]: Chức năng của ĐNN được xem xét tới các yếu tố bao gồm:

+ Năng suất sơ cấp;


+ Sự phân hủy và tiêu thụ;


+ Xuất khẩu chất hữu cơ;


+ Dòng năng lượng;


+ Quỹ dinh dưỡng (đối với HST đầm lầy nước mặn).


Trên cơ sở 5 yếu tố trên và tùy theo mỗi loại hình hệ sinh thái (HST ĐNN ven biển và HST ĐNN nội địa) mà mỗi loại hình HST sẽ có những chức năng khác nhau.

(3) Theo Lê Văn Khoa (chủ biên) và nnk, 2005: Các chức năng ĐNN có thể được chia thành các nhóm sau:

Nhóm chức năng sinh thái: Bao gồm chức các chức năng


+ Chức năng nạp nước ngầm;


+ Chức năng hạn chế ảnh hưởng lũ lụt;


+ Chức năng ổn định vị khí hậu;


+ Chức năng chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn;


+ Chức năng xử lý nước, giữ lại chất cặn, độc;

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí