Ảnh Hưởng Của Du Lịch Đến Đa Dạng Sinh Học Khu Vực Hồ Thủy Điện Hòa Bình


Thời điểm diễn ra hội là vào dịp đầu năm mới. sắc bùa bao giờ cũng có phường, do những người biết hát, biết đánh cồng và biết đối để lập thành một phường. Phường bùa bao giở cũng có một ông chủ phường chỉ huy, chủ phường phải là người hát giỏi, đánh cồng và ứng phó tốt. Trong phường bùa không phân biệt giới tính tuổi tác.

Từ sau ngày mùng 2 tết phường bùa tiến hành đi Sắc bùa cho các gia đinh trong bản, ngoài ra những ngày sau đó họ có thề đi Sắc bùa cho các làng bên. Thực chất đây là hình thức chúc tụng nhau vào dịp đầu năm. Họ đến chúc cho gia chủ sang năm mới khoẻ mạnh, ruộng nương được mùa, chăn nuôi gặp dịp,... Nói chung là cầu chúc những điều may mắn hạnh phúc đến cho chủ nhà. Chủ nhà sẽ hát đối lại hoặc đem quà biếu cho đoàn sắc bùa.

Đây là một nét rất đẹp trong sinh hoạt của cư dân Mường cũng giống như người Kinh đi chúc tết nhau vào dịp đầu năm. Tuy nhiên, điều đặc sắc và đặc biệt khiến du khách phải ngạc nhiên ấn tượng đó là: mọi công đoạn, mọi sự việc xảy ra mọi điều muốn chúc muốn nói đều diễn ra bằng lời hát, tất cả có tiết tấu nhịp điệu của tiếng cồng chiêng. Từ đi đường, mở cồng cứ vào, chúc gia chủ, cảm ơn, chào gia chú đều bằng lời hát theo thứ tự. Loại hình lễ hội này rất phù hợp và gây được ấn tượng với du khách nước ngoài bởi có sự khác biệt về dịp lễ tết cố truyền, Sắc bùa một loại hình sinh hoạt văn hoá cổ truyền cần được đưa vào trong hoạt động du lịch.


Hình 4.12. Lễ hội Sắc bùa tại huyện Cao Phong

Nguồn: Báo Hòa Bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 11


- Lễ Tết nhảy:

“Tết nhảy” là một nét độc đáo của người Dao mang sắc thái gia đình. Tất cả mọi người đều ăn uống, nhảy múa vui vẻ trong 3 ngày liền. Du khách nếu có dịp đến đúng vào “tết Nhảy” thì khó mà từ chối một lời mời nhiệt tình của chủ nhân, chỉ khi nào bạn được ăn uống no say mới được về. Tết nhảy là tết của gia đình, phải 12-18 năm mới tổ chức một lần tùy theo ngày tháng hợp với gia chủ. Gọi là tết của gia đình nhưng đây là dịp cả bản cùng nhau ăn tết, trừ những trường hợp có việc bận, tất cả mọi người trong bản đều phải tham gia. Tết nhảy thường được tổ chức từ mồng 10 tháng chạp đến trước Tết Nguyên đán.

Các lễ hội của đồng bào dân tộc Mường, Tày, Dao,... tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã làm phong phú thêm kho tàng lễ hội của Việt Nam và có ý nghĩa lớn đối với du lịch. Trong những năm gần đây tỉnh Hòa bình đã hình thành các Tuor du lịch tham quan các hoạt động lễ hội dân tộc, rất hấp dân du khách, đặc biệt là khách quốc tế.


Hình 4.13. Lễ hội Tết Nhảy của người Dao Tiền tại Hòa Bình

Nguồn: Báo Hòa Bình

4.2.2.3. Di tích, danh lam thắng cảnh

Vùng hồ thủy điện Hoà Bình có công trình đập Thuỷ điện Hoà Bình một công trình thế kỷ thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm. Ngoài ra, Hồ Hoà Bình còn nổi tiếng với các hang động, thuộc các xã dọc 2 bên bờ sông Đà đây


không phải chỉ là các hang động có giá trị đơn thuần về mặt cảnh quan mà nó còn mang đậm giá trị lịch sử rất lớn, là nơi sinh sống cất chứa những di tích của “nền văn hoá Hòa Bình” mà chủ nhân của nó không ai khác chính là cư dân Mường. Một số các di tích có ý nghĩa để phát triển du lịch như:

+ Di tích lịch sử: Đền Thác Bờ

Trước khi xây đập thuỷ điện Hoà Bình, đền Thác Bờ có vị trí ở đoạn ngang giữa của Thác Bờ. Nhân dân địa phương đã chuyển đền lên cao, nhường chỗ cho khu vực lòng hồ sông Đà. Ở bên trái sông Đà, đền Thác Bờ được dựng lại trên đỉnh đồi hang Thầu, thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Ở bên bờ phải sông Đà, đến Thác Bờ được dựng lại tại quả đồi thuộc xã Thung Nai, huyện Kỳ Sơn (nay là huyện Cao Phong).

Tương truyền, năm 1431 đến 1432, vua Lê Lợi đi dẹp giặc ở mường Lễ (Sơn La) qua đoạn Thác Bờ hiểm trở đã được nhân dân địa phương giúp đỡ tận tình, trong đó có hai bà: bà Đinh Thị Vân - người Mường ở xã Hào Tráng và một bà người Dao ở xóm Mó Nẻ, xã Vầy Nưa giúp nhà vua về quân lương, phương tiện thuyền bè vượt thác. Khi hai bà mất, vua Lê Lợi đã truy phong công trạng của hai bà và ban chiếu cho lập đền thờ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là truyền thuyết mà thôi, chứ thực tế, cho đến nay chưa tìm được một tài liệu lịch sử cụ thể nào ghi chép về việc này.

Ngày hội chính của đến Thác Bờ là mùng bảy tháng giêng âm lịch hằng năm.

Trong đền hiện có 38 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có hai pho tượng đồng. Các pho tượng này hiện đã được sửa chữa, bổ sung, làm mới một phần.

Đến với đền Thác Bờ, du khách đi bằng đường thuỷ từ bến cảng trên đập thuỷ điện Hoà Bình. Khoảng một giở đồng hồ ngồi trên thuyền thưởng ngoạn phong cành lòng hồ sông đà mênh mông kỳ thú, thuyền sẽ đưa du khách đến hai ngôi đền “Chúa Thác Bờ” nói trên. Hiện nay di tích đã được bảo tồn, tôn tạo nhằm khai thác có hiệu quả phục vụ cho mục đích du lịch.


4.3. Ảnh hưởng của du lịch đến đa dạng sinh học khu vực hồ thủy điện Hòa Bình

4.3.1. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đa dạng sinh học

Sự gia tăng dân số, cùng với khách du lịch đến vùng hồ thủy điện Hòa Bình hằng năm ngày càng tăng, bên cạnh những tác động tích cực như tăng thu nhập, tạo cơ hội việc làm... thì hoạt động du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên, cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và các vấn đề xã hội.

a) Tác động đến tài nguyên rừng và đất rừng

* Tác động đến cảnh quan, môi trường:

Hoạt động du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã và đang tạo ra những tác động tiêu cực tới cảnh quan môi trường của khu vực. Kết quả điều tra về các hoạt động cũng như tác động của du khách đến cảnh quan môi trường khu vực. Một số ít du khách vẫn có hành động không đẹp, gây ảnh hưởng đến thực vật như bẻ cành, bẻ lá; một số ít lại có hành động vẽ, đánh dấu, phun sơn lên các vách đá, cây cổ thụ. Bên cạnh đó việc xả rác thải cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Bảng 4.11: Kết quả điều tra ý thức của khách du lịch trong việc bảo vệ cảnh quan vùng hồ thủy điện Hòa Bình

Hiện tượng

Nhiều

Ít

Không

Bẻ cành, bẻ lá (%)

12

31

57

Vẽ, đánh dấu, phun sơn lên các vách

đá, cây cổ thụ (%)

03

16

81

Xả rác thải (%)

18

62

20

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Các tác động của du khách đến cảnh quan, môi trường cũng cho thấy hoạt động quản lý du khách của vùng hồ thủy điện Hòa Bình chưa thực sự có hiệu quả.

* Tác động đến tài nguyên rừng:

Hoạt động du lịch ở vùng hồ thủy điện Hòa Bình vào thời điểm đầu năm thường quá tải so với sức chứa, mang tính chất ồ ạt. Đa số khách du lịch đến đây luôn mong muốn được thưởng thức các đặc sản từ sông núi, sưu tầm những sản phẩm đặc trưng của vùng như thức ăn, cây cảnh, sản phẩm từ rừng…


Bảng 4.12: Nhu cầu của khách du lịch đối với lâm sản


STT

Chỉ tiêu

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1

Đặc sản địa phương

24

60.0

2

Động vật rừng

02

5.0

3

Lan rừng, cây cảnh

06

15.0

4

Mật ong

05

12.5

5

Thuốc nam

03

7.5


Tổng số:

40

100

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)


Lượng khách du lịch và nhu cầu của khách du lịch đối với các loại tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng cho thấy áp lực của hoạt động du lịch tới công tác bảo tồn tài nguyên đang ngày càng tăng. Tình trạng người dân địa phương tham gia săn bắt, khai thác các loại lâm đặc sản như phong lan, thú rừng, cây thuốc đang có chiều hướng gia tăng.

Bên cạnh những nhu cầu về động vật rừng, lâm sản ngoài gỗ cũng là những hàng hóa có nhu cầu rất lớn từ khách du lịch như: mật ong, cao động vật, rượu động vật, phong lan, cây thuốc,...

Người dân khai thác các sản phẩm từ rừng, một mặt phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, mặt khác phục vụ chính nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ; mà chủ yếu là lấy củi đốt, củi đem bán, củi đốt lấy than, để phục vụ cho hoạt động đun nấu, nướng trong khu du lịch,... Hoạt động này đã và đang làm suy kiệt nguồn tài nguyên động thực vật, tàn phá sinh cảnh sống của các loài động vật sinh sống trong và ngoài khu bảo tồn.

Như vậy, người dân địa phương là những người cung cấp các sản phẩm từ rừng để phục vụ nhu cầu của khách du lịch cũng như phục vụ đời sống của mình đã trực tiếp tác động tới nguồn tài nguyên động, thực vật tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình.


* Tác động đến diện tích rừng và đất rừng:


Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích du lịch cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng. Theo tổng hợp của Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình diện tích đất được phê duyệt để xây dựng tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình thành KDL Quốc gia Hồ Hòa Bình tương đối lớn lên đến 1.200ha. Trong đó, có cả phần diện tích rừng phòng hộ sông Đà được chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng. Hiện nay, số liệu chi tiết chưa thống kê được do một số dự án chưa triển khai, một số dự án mới bước đầu thực hiện. Để chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên rừng, căn cứ theo diện tích lại được phân được phân cấp theo các cấp quản lý nên chưa có số liệu cụ thể.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng các loại rừng bị chuyển đổi mục đích để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch sẽ làm giảm diện tích rừng, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên vốn có, làm cho sự đa dạng về các hệ sinh thái bị giảm, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho tỉnh Hòa Bình là thành lập Ban quản lý KDL Quốc gia Hồ Hòa Bình, để theo dõi và xem xét, điều chỉnh quy hoạch xây dựng hợp lý hơn trong thời gian tới.

Nhận xét chung: Từ các tác động trên đã và đang làm cho tài nguyên động, thực vật, hệ sinh thái rừng tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình suy giảm về số lượng và chất lượng. Nhiều loài động, thực vật đang dần bị suy giảm nghiêm trọng.

* Thực vật:


Hoạt động du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình đa số được thực hiện trên các tuyến du lịch từ các cảng đến các điểm du lịch ven dòng sông Đà. Các tuyến này chủ yếu di chuyển trên mặt nước nên mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật không nhiều.


Tuy nhiên, hoạt động du lịch vẫn tồn tại một số vấn đề gây ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Tại một số tuyến du lịch đi bộ, khám phá, leo núi… khách du lịch cũng gây ra một số tác động nhất định tình trạng khách du lịch dẫm đạp, trèo cây, khắc, vẽ hoặc phun sơn lên cây vẫn còn diễn ra. Đặc biệt, theo thông tin của người dân địa phương vẫn còn một số ít khách còn tham gia thu hái lâm sản trong quá trình tham quan di lịch. Ngoài ra, hằng năm, số lượng học sinh, sinh viên về tham quan, học tập nghiên cứu. Với sự hiếu động, tò mò của tuổi trẻ khi nhìn thấy nhiều loài thực vật lạ, ý thích và ham muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp sẽ dẫn đến sự chen lấn và vô tình dẫm đạp lên các loài thực vật để chụp được hình.

Việc phát quang thảm thực vật để làm đường mòn du lịch cũng là một nguyên nhân tác động đến đa dạng sinh học của vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến các loài thực vật, đời sống của động vật xung quanh, mỗi đường mòn được tạo ra đồng nghĩa với hệ thực vật bị phá huỷ. Thảm thực vật - hệ sinh thái chịu nhiều sự ảnh hưởng từ hoạt động du lịch của khách, chủ yếu là hoạt động đi bộ xuyên theo các tuyến đường mòn du lịch.

Đường mòn tạo ra là để cho du khách tham quan có thể nhận thức tốt hơn về môi trường sống, tăng thêm ý thức bảo vệ nhưng những hoạt động hay tác động nào không tốt cho môi trường thì phải hạn chế và nếu như hoạt động được xem xét là ít tác động xấu hoặc tác động xấu ở mức có thể chấp nhận được thì mới tiến hành.

* Động vật:

Sự suy giảm giá trị đa dạng sinh học các loài động vật được tác giả ghi nhận thông qua việc phỏng vấn người dân địa phương, điều tra theo tuyến. Điều này thể hiện rõ ở việc người dân địa phương bắt gặp động vật ít đi trong những năm gần đây. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.13.


Bảng 4.13: Điều tra động vật rừng có giá trị bảo tồn cao tại khu vực


STT

Loài

Tên khoa học

Nguồn

thông tin

Tỷ lệ gặp

1

Khỉ vàng

Macaca mulatta

PV

3/40

2

Sơn dương

Capricornis milneedwardsii

PV

0/40

3

Gấu ngựa

Ursus thibetanus

PV

0/40

4

Mèo rừng

Prionailurus bengalensis

PV

1/40

5

Cu li lớn

Nycticebus begalensis

PV

4/40

6

Cầy hương

Viverricula indica

PV

2/40

8

Sóc bay trâu lớn

Petaurista philippensis

PV

3/40

9

Gà lôi trắng

Lophura nycthemera

PV

0/40

10

Chích chòe lửa

Copsychus malabaricus

QS, PV

5/40

11

Họa mi

Garrulax canorus

QS, PV

5/40

12

Tắc kè hoa

Gekko gecko

PV

4/40

13

Kỳ đà hoa

Varanus salvator

PV

1/40

14

Hổ mang

Naja atra

PV

4/40

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Một trong những nguyên nhân làm suy giảm số lượng quần thể các loài động vật, đặc biệt là các loài quý hiếm là do hoạt động xây dựng và tổ chức du lịch sẽ gây ra những tác động nhất định. Việc phát triển các loại hình du lịch như: đi bộ trong rừng, cắm trại, khám phá, đạp xe, chèo thuyền... góp phần thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với vùng hồ thủy điện Hòa Bình nhưng song song đó thì các loại hình du lịch trên cũng chính là nguyên nhân của tác động không mong muốn đối với các loài động vật.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí