Địa Điểm, Thời Gian, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu 12637

Hà Nội có lượng bức xạ mặt trời dồi dào, tạo điều kiện phát triển cho thực vật thủy sinh và thực vật trên bờ của hồ Tây còn chứa một lượng nước rất lớn, góp phần chống ngập úng cho khu vực phía tây bắc nội thành Hà Nội. Vào mùa khô (các tháng mùa đông) thì hồ lại là nơi chứa nước và xử lý một phần nước thải của thành phố bằng cơ chế tự động làm sạch.

Thế nhưng, hiện nay hồ Tây đang phải “gồng mình” tiếp nhận nước mưa và nước thải sinh hoạt từ các khu vực xung quanh hồ đổ vào. Việc này tác động lớn đến chức năng tự nhiên như một hồ điều hòa rất giá trị cho môi trường và người dân thành phố.

Điển hình là sự phá vỡ và mất nơi cư trú, sự ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, sự gia tăng dân số, sự mở rộng nơi cư trú của con người, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống kinh tế thiếu sự định giá thích hợp cho môi trường. Hà Nội hiện mới chỉ bảo vệ hồ Tây theo hướng bảo vệ cảnh quan, khai thác hồ chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá, chứ chưa áp dụng biện pháp bảo vệ theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.

Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về hồ Tây với mục đích khảo sát đánh giá, cải thiện môi trường hồ và quản lý sử dụng bền vững hồ. Cụ thể:

(1) Dự án điều tra cơ bản về môi trường và các giải pháp bảo vệ khu vực Hồ Tây vào năm 1997 – 1998 do Viện ST&TNSV thực hiện. Hiện trạng môi trường nước Hồ Tây được ghi nhận với hầu hết các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá và vi sinh vật và biến động theo thời gian (mùa khô, mùa mưa) và không gian theo từng vùng hồ, theo tầng mặt và tầng đáy. Các kết quả khảo sát cho thấy đã có sự ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực ven bờ Hồ Tây. Những nguyên nhân cơ bản của sự ô nhiễm là nước thải sinh hoạt, đặc biệt thời đó là từ một số cống thải như nước thải từ cống Tầu bay vào Hồ Tây;

(2) Báo cáo Quy hoạch môi trường vùng Hồ Tây – Hà Nội đến năm 2020 thực hiện vào năm 1999;

(3) Đề tài Điều tra ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến chất lượng Hồ Tây thực hiện vào năm 2000;

(4) Điều tra, đo đạc một số yếu tố môi trường nước theo phương pháp đo trực tiếp liên tục bằng các đầu dò điện cực phối hợp với hệ thống GIS ở trên thuyền của Wong, Lê Quốc Hùng và cộng sự ở Viện Hoá học, Viện KHCNVN thực hiện trong năm 2001. Các thông số môi trường như pH, nhiệt độ, EC, DO, độ đục và độ dẫn điện. Ngoài ra, còn thu mẫu nước để phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu dinh dưỡng như NO2, NO3, NH4, SiO2…, các kim loại nặng, dầu trong nước, thuốc bảo vệ thực vật. Các kết quả phân tích của nhóm tác giả này cho thấy Hồ Tây ở trong tình trạng phú dưỡng. Nhiều chỉ tiêu môi trường về kim loại nặng, coliform trong nước, trầm tích và sinh vật (trai, ốc, cá chép) cao vượt quá mức cho phép so với các tiêu chuẩn Việt Nam, Canada, Úc...

(5) Trong nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2008 về mô hình hoá hệ sinh thái Hồ Tây, tác giả Lưu Lan Hương và cộng sự đã tiến hành khảo sát chất lượng nước Hồ Tây tại 5 điểm thu mẫu ven bờ và 1 điểm giữa hồ. Các kết quả phân tích một số chỉ số môi trường nước như DO, BOD5, độ đục, NO3-, NO2- và NH4+ đều đạt tiêu chuẩn loại B [TCVN 5942]. Trong khi hàm lượng COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

(6) Dự án “Quản lý bền vững và bảo tồn đất ngập nước Hà Nội” được Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thực hiện dưới sự tài trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Thế Giới được tiến hành thực hiện trong các năm 2002 – 2003. Dự án đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến hệ sinh thái ĐNN Hà Nội và thúc đẩy sử dụng bền vững đất ngập nước Hà Nội thông qua các hoạt động chính là: 1) Điều tra/khảo sát hiện trạng của các hồ Hà Nội trong đó đặc biệt lưu ý tới Hồ Tây; 2) Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

dân và học sinh trên địa bàn Hà Nội; và 3) Xây dựng và đệ trình Bản thảo đề xuất Kế hoạch hành động nhằm bảo tồn và quản lý bền vững đất ngập nước Hà Nội;

(7) Dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái hồ Tây, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý” được thực hiện vào năm 2012. Các kết quả khảo sát tổng hợp về môi trường nước, trầm tích và sinh học, sinh thái hồ Tây và vùng lưu vực cho thấy: Khu hệ thuỷ sinh vật hồ Tây khá đa dạng về thành phần loài và là một hồ có năng xuất sinh học cao, môi trường nước và trầm tích hồ Tây về cơ bản là vực nước bị phú dưỡng, có những biểu hiển của ô nhiễm hữu cơ ở các vùng nước gần các cống thải vào hồ. Hàm lượng các kim loại nặng ở nước và trầm tích hồ đều ở dưới mức cho phép nhưng đáng lưu ý là các loài động vật thân mềm trong hồ có hàm lượng As, Cd và Pb đều cao hơn giới hạn trên do Bộ Y tế và EU quy định cho trai, ốc dùng làm thực phẩm. Các nguyên nhân làm phú dưỡng hồ là lượng nước thải dân cư không được xử lý đổ vào hồ, độ dày lớp bùn đáy hồ ngày càng lớn, đặc biệt ở khu vực gần các cửa cống thải, làm giảm khả năng tự làm sạch của hồ. Các cống trên đường Thuỵ Khê như cống Tàu Bay và cống phía sau trường THCS Chu Văn An là những nguồn nước thải dinh dưỡng cao nhất vào hồ;

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội - 5

(8) Dự án: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học hồ Tây, thành phố Hà Nội” do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Dự án tập trung chủ yếu vào thể chế quản lý và những ảnh hưởng của chúng tới ĐDSH, chưa nói sâu về vấn đề ảnh hưởng của đô thị hóa tác động tới hồ Tây. Đặc biệt chưa có nhà quản lý quy hoạch đô thị tham gia thực hiện dự án. Do đó, dự án vẫn chỉ là kết quả đơn ngành của các nhà Sinh học.

Việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học hồ Tây trong quá trình đô thị hóa rất quan trọng và cấp thiết. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các hệ sinh thái ĐNN hồ Tây và xem xét các ảnh hưởng của quá trình đô thị tại địa bàn quận Tây Hồ tới HST hồ Tây – một khu vực đất ngập nước quan trọng của thủ đô (với rất nhiều giá trị/chức năng). Từ đó đề ra những giải pháp quản lý, bảo

tồn đa dạng sinh học hồ Tây góp phần vào việc phát triển bền vững thủ đô nói chung và của hồ Tây nói riêng.

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu


2.1.1 Địa điểm nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu khu vực hồ Tây thuộc địa bàn quận Tây Hồ trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực mặt nước và khu vực xung quanh hồ Tây.

Sơ đồ hành chính Hà Nội và vị trí của hồ Tây.



Hình 2.1. Sơ đồ hành chính Hà Nội và vị trí của hồ Tây


Nguồn: [Cổng thông tin điện tử quận Tây Hồ, 2012]

2.1.2 Thời gian nghiên cứu


Các số liệu, thông tin trong đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian quá trình phát triển đô thị từ năm 2005-2014.

2.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


2.2.1 Phương pháp luận


Đề tài sử dụng 2 cách tiếp cận chính là: tiếp cận HST, DPSIR


a. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái:


Tiếp cận HST là tập hợp những nguyên tắc (chiến lược) nhằm thúc đẩy quản lý tổng hợp đất, nước và tài nguyên sinh học. Mục tiêu của tiếp cận HST là sử dụng HST mà không làm mất đi HST cùng các đặc trưng của nó.

Theo Lê Trọng Cúc [1998], Malby và cs. [1999], Pirot và cs. [2000], Smith và cs. [2003] thì tiếp cận HST có nghĩa là:

- Một chiến lược về quản lý tổng hợp đất, nước và tài nguyên sinh học nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững trong mối quan hệ bình đẳng.

- Tạo ra sự cân bằng hợp lý gữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên ĐDSH và nhấn mạnh rằng sự đa dạng về văn hóa và sinh học là những yếu tố quan trọng của cách tiếp cận HST.

- Một quá trình quy hoạch có sự tham gia của người dân qua cách quản lý và thích ứng. Quản lý phải bao gồm tất cả các bên liên quan và cân đối giữa quyền lợi địa phương với những bộ phận khác của xã hội.

- Thúc đẩy sự tham gia đồng đều của tất cả các lĩnh vực trong xã hội và nó phải phân quyền đến tận cấp thấp nhất thích hợp. Do đó, nó đem lại tính hiệu quả và công bằng lớn hơn.

- Tất cả các loại thông tin liên quan bao gồm khoa học và kiến thức bản địa, nhập kỹ thuật mới và cách thực hành. Tất cả các nguồn thông tin đều quan trọng cho những chiến lược quản lý HST hữu hiệu.

Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái bao gồm:


+ Mục tiêu của việc quản lý đất, nước và tài nguyên sinh vật là vấn đề lựa chọn của toàn xã hội;

+ Việc quản lý cần được phân cấp rõ ràng cho đến cấp thực hiện trực tiếp;


+ Người trực tiếp quản lý HST cần quan tâm đến các ảnh hưởng của các hoạt động của mình đến HST lân cận;

+ Mục đích cuối cùng của việc quản lý HST là các giá trị kinh tế;


+ Giảm ảnh hưởng tiêu cực của thị trường lên ĐDSH;


+ Khuyến khích bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững;


+ Ước tính được chi phí và lợi ích của công tác bảo vệ;


+ Quản lý phải giữ cho được cấu trúc và chức năng để HST tiếp tục cung cấp các lợi ích lâu dài;

+ HST phải được quản lý trong giới hạn các chức năng của nó;


+ Việc quản lý phải dựa vào sự thay đổi của HST theo thời gian và không

gian;


+ Cần phải có kế hoạch nhất quán, lâu dài để quản lý HST theo từng giai

đoạn thay đổi tự nhiên;


+ Quản lý HST cần nhớ là thay đổi sẽ không bao giờ có thể trở lại từ ban

đầu;


+ Quản lý cần nhằm đến sự cân bằng giữa các bên, kết hợp bảo tồn và sử

dụng bền vững tài nguyên ĐDSH;

+ Quản lý cần dựa trên mọi nguồn kiến thức, từ khoa học cho đến dân gian và áp dụng khôn ngoan, sáng tạo cho mỗi tình huống;

+ Quản lý cần có sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội.


Trên cơ sở đó, mục tiêu hành động của quản lý bảo tồn trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái là [Pirot và cs 2000, trong Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2012]:

+ Miêu tả những thành phần cơ bản của HST;


+ Xác định mục đích quản lý HST;


+ Đề xuất những biện pháp quản lý sẽ được tiến hành.


Tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng sự đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy, phương pháp này thích hợp sử dụng trong đề tài giúp đánh giá và ra quyết định lựa chọn giữa khai thác và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học.

Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng. Việc bảo tồn cấu trúc, chức năng và duy trì dịch vụ của hệ sinh thái được xem là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái. Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ vận dụng tiếp cận hệ sinh thái để đánh giá về hiện trạng các hệ sinh thái, cảnh quan cùng với các chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái trong quá trình đô thị hóa. Từ đó đề xuất quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cho hồ Tây.

b. DPSIR (Driving forces – Pressures – State – Impacts – Responses)


Phân tích DPSIR được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA, European Environmental Agency) kế thừa và nâng cấp từ phương pháp phân tích PSR (Pressures – State – Responses) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) từ năm 1994. Phương pháp DPSIR là một mô hình nhận thức dùng để xác định,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022