Sơ Đồ Các Bước Nghiên Cứu Và Đánh Giá Cảnh Quan


thổ Hữu Lũng, việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện sinh thái của cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả được thực hiện theo 4 giai đoạn (hình 1.1).

1 - Giai đoạn chuẩn bị: Đây là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá vì nó xác định trước mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Việc xác định này được thực hiện chính xác sẽ đảm bảo cho công tác nghiên cứu đi đúng hướng và việc đánh giá cảnh quan được thực hiện đúng đối tượng, hoàn thành nội dung nghiên cứu một cách đầy đủ, giúp cho việc định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ đạt hiệu quả cao. Công việc chủ yếu thực hiện trong giai đoạn này là tiến hành khảo sát sơ bộ tổng thể tự nhiên và kinh tế xã hội ở địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra quyết định đánh giá cảnh quan được thực hiện theo hình thức nào và xây dựng kế hoạch thực hiện.



CÔNG TÁC CHUN B


- Xác đnh mc tiêu, đi tượng, ni dung, quan đim và phương pháp nghiên cu



ĐÁNH GIÁ TNG HP

Mc đthích nghi sinh thái

ĐIU TRA CÁC NHÂN THÌNH THÀNH CNH QUAN

- Đa cht và đa hình


ĐIU TRA ĐIU KIN KT-XH


- Thc trng kinh tế - xã hi chung


- Dân tc và lao đng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 4

NGHIÊN CU SPHÂN HOÁ LÃNH THVÀ PHÂN LOI



PHÂN TÍCH HIN TRNG


- Đc tính cnh quan


- Nhu cu sinh thái


- Thu


- Chi


Hot đng khai


thác sdng


- Cng đng


- Chính sách




ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI


ĐÁNH GIÁ KINH T


ĐÁNH GIÁ

NH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG


PHÂN TÍCH

NH HƯỞNG XÃ HI




ĐNH HƯỚNG


Tính bn vng


xã hi

Hiu qukinh tế

Tính bn vng


môi trường

ĐIU TRA VÀ

ĐÁNH GIÁ KINH TSINH THÁI

CHUN B

PHÂN TÍCH TNG HP

Đnh hướng khai thác sdng hp lý lãnh th

Hình 1.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu và đánh giá cảnh quan


2 - Giai đoạn điều tra tổng hợp: đây là giai đoạn thu thập cơ sở dữ liệu (ngoài thực địa và trong phòng) cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội nhằm xây dựng bản đồ tổng hợp và phân tích hiện trạng. Phạm vi số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá cảnh


quan rất phong phú và việc thu thập có thể là rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy để giảm bớt thời gian và chi phí cho công tác thu thập dữ liệu đã chọn ba hình thức tiếp cận:

- Tập trung thu thập số liệu thực sự cần thiết cho nghiên cứu và đánh giá cảnh quan.

- Phân loại sử dụng tối ưu các số liệu có sẵn.

- Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu như: ngân hàng dữ liệu ảnh, ảnh viễn thám, hệ thông tin địa lý (GIS).

Việc xác định dữ liệu nào là cần thiết để thu thập và phân loại sử dụng là công việc khó khăn nếu như không xác định trước mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Tuy nhiên công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu công tác điều tra được chia thành nhiều giai đoạn và có đề cương chi tiết cho từng giai đoạn. Tuỳ theo mục đích yêu cầu của nội dung nghiên cứu mà các dữ liệu cần thu thập có thể khác nhau. Đối với đề tài luận án, để phục vụ cho nghiên cứu và đánh giá cảnh quan nhằm định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ với mục đích phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả thì phải có các dữ liệu về các nhân tố hình thành cảnh quan (địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật) cũng như các dữ liệu về kinh tế - xã hội.

Giai đoạn này gồm các bước:

- Nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ: trên cơ sở các loại bản đồ hợp phần kết hợp với công tác nghiên cứu điều tra thực địa tiến hành nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu sự phân hoá các điều kiện tự nhiên và cảnh quan bị chi phối đồng thời của quy luật địa đới và phi địa đới. Những quy luật trên tác động đồng thời, tổng hợp và quy định những nét đặc thù của cảnh quan lãnh thổ Hữu Lũng. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ của bản đồ tổng hợp và mức độ chi tiết, việc vạch ranh giới cảnh quan được dựa trên các yếu tố chủ đạo (với các bản đồ có tỷ lệ chi tiết) hoặc các yếu tố không xác định được ranh giới (với các bản đồ tỷ lệ nhỏ), ví dụ: khi đánh giá cảnh quan ở một lãnh thổ có diện tích nhỏ với bản đồ tỷ lệ chi tiết thì khi vạch ranh giới cần dựa vào sự phân cấp ở mức độ chi tiết của các chỉ tiêu về thổ nhưỡng và thực vật. Ngược lại, khi đánh giá cảnh quan trên một lãnh thổ


rộng lớn thì khí hậu là một trong các yếu tố để vạch ranh giới các kiểu cảnh quan. Việc mô tả đặc tính các dạng cảnh quan tương đối đơn giản vì các đặc tính đó có thể đo đếm được như: độ dày tầng đất, độ phì, độ dốc, lượng mưa trung bình năm, số tháng khô hạn ... Tuy nhiên cấu trúc của các đơn vị cảnh quan lại rất phức tạp, nó phản ánh mối quan hệ nội tại của rất nhiều đặc tính của cảnh quan. Mỗi một nhóm dạng cảnh quan chỉ thích hợp với một vài loại hình sử dụng đất nhất định nên mục đích chính của việc xác định các đơn vị cảnh quan là tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng hợp lý nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phân tích hiện trạng: Từ các dữ liệu về kinh tế - xã hội có được trong bước điều tra tổng hợp tiến hành phân tích và xử lý các dữ liệu liên quan đến hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội chung cũng như hiện trạng sử dụng đất. Kết quả thu được nhằm phục vụ cho bước đánh giá kinh tế sinh thái và định hướng khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ.

3 - Giai đoạn đánh giá kinh tế sinh thái:

Đánh giá kinh tế sinh thái là một hướng đánh giá tổng hợp trong nghiên cứu địa lý cảnh quan học ứng dụng. Theo hướng này, trong bất kỳ trường hợp nào khi khai thác sử dụng cảnh quan cần phải xem xét tính thích nghi sinh thái và tính bền vững môi trường, tính hiệu quả kinh tế và tính bền vững xã hội. Giai đoạn đánh giá này bao gồm các công đoạn như:

Đánh giá thích nghi sinh thái là xác định mức độ phù hợp của các địa tổng thể (cảnh quan trong địa lý học, đơn vị đất đai trong khoa học nông nghiệp, lập địa trong khoa học lâm nghiệp) đối với đối tượng quy hoạch phát triển. Tính thích nghi có thể được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của địa tổng thể. Điểm đánh giá tính thích nghi của địa tổng thể có thể được tính theo một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp cộng hoặc trung bình cộng các điểm thành phần

- Phương pháp nhân hoặc trung bình nhân các điểm thành phần (Armand,

1984).

- Phương pháp phân tích nhân tố (Xerbenhiuk X.N., 1972; Tikunov, 1975).


- Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo FAO (1986).

Đối với khu vực Hữu Lũng khi tiến hành đánh giá cảnh quan đã lựa chọn sử dụng phương pháp trung bình nhân các điểm thành phần.

Đánh giá ảnh hưởng môi trường (hay phân tích tính bền vững môi trường) của việc sử dụng cảnh quan phản ánh ở hai khía cạnh:

- Tính bền vững của cảnh quan đối với các hiện tượng cực đoan như xói mòn đất, thổi mòn, khô hạn, ngập lụt ... (Shishenko, 1988).

- Nguy cơ ô nhiễm và khả năng cải thiện môi trường (Petermann,1996; L.T.Cán, 1995).

Đánh giá kinh tế của việc sử dụng cảnh quan thường được tiến hành qua tính toán hiệu quả kinh tế (đồng hoặc đôla/đơn vị diện tích/đơn vị thời gian) theo phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (Hopkins, 1986; Đ.N.Toàn, 1996). Trong đánh giá kinh tế phải chú ý đến yếu tố thị trường phản ảnh tính ổn định và khả năng tiêu thụ của sản phẩm được sản xuất.

Phân tích ảnh hưởng xã hội với sản phẩm sản xuất là tính bền vững xã hội. Nó được xác định dựa vào truyền thống, tập quán khai thác cảnh quan và khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của cộng đồng, và không thể tách xa những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.

Đánh giá tổng hợp là bước cuối cùng trong giai đoạn đánh giá kinh tế sinh thái, nó được tiến hành dựa trên sự phân tích các kết quả thu được từ bước đánh giá kinh tế sinh thái. Sản phẩm cuối cùng của bước này là chỉ ra được những tiêu chí lựa chọn các đơn vị cảnh quan với mục đích khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ. Những lựa chọn này là các tư liệu khoa học quan trọng cho các nhà quản lý ra quyết định.

4 - Giai đoạn kiến nghị: trên cơ sở các sản phẩm thu được từ các giai đoạn trên kiến nghị các phương án khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sự phát triển mạnh mẽ của sinh thái cảnh quan không chỉ dừng lại ở việc mô tả các nhân tố sinh thái và cấu trúc cảnh quan lãnh thổ, mà còn có khả năng phân tích chức năng và đánh giá chúng phục vụ cho các mục đích phát triển bền vững


kinh tế - xã hội nói chung, nông lâm nghiệp nói riêng. Xu hướng tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan được đề cập đến bởi các nhà khoa học Đức, Nga... và ứng dụng, phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đối với nghiên cứu đánh giá tài nguyên lãnh thổ nói chung, từ những đánh giá mang tính chất nhìn nhận, định tính ban đầu, đến nay theo hướng tiếp cận sinh thái cảnh quan và kinh tế sinh thái đã đưa ra những hình thức đánh giá cảnh quan hiện đại, chính xác hơn. Phương pháp đánh giá kinh tế sinh thái ứng dụng cho lãnh thổ Hữu Lũng trong đó tính toán tổng hợp và đồng bộ tất cả các yếu tố từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội và môi trường. Kết quả của đánh giá kinh tế sinh thái đưa ra những chỉ số định lượng, trợ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và quy hoạch lãnh thổ ra quyết định.‌‌

Nền kinh tế chủ đạo của Hữu Lũng là nông nghiệp và lâm nghiệp, những ngành sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. Do vậy để có cơ sở khoa học trong sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững cho khu vực yêu cầu phải phân tích cấu trúc, chức năng của các hệ sinh thái nông, lâm từ đó đề ra các biện pháp khai thác sử dụng tài nguyên lãnh thổ phù hợp với quy luật tự nhiên. Trong những công trình nghiên cứu về Hữu Lũng, một số tác giả chỉ dừng lại ở chỗ nghiên cứu và đánh giá riêng lẻ điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội mang tính ngành, chưa phản ánh được tính hệ thống trong tổng hợp thể tự nhiên và kinh tế xã hội. Vì vậy cần phải có những công trình nghiên cứu tổng hợp để tìm ra quy luật phân hoá các điều kiện sinh thái cảnh quan của lãnh thổ, đồng thời xây dựng một hình thức đánh giá tổng hợp để xác định điều kiện tối ưu cho phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững.


CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÂN HOÁ CẢNH QUAN KHU VỰC HỮU LŨNG


2.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CẢNH QUAN

2.1.1. Vị trí địa lý

Hữu Lũng là khu vực nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn (xem hình 2.1) và nằm cách Hà Nội khoảng 85 km về phía Bắc, dọc theo quốc lộ 1A. Về vị trí địa lý, Hữu Lũng được giới hạn ở tọa độ từ 21032’00’’ đến 21045’00’’ Vĩ Bắc và từ 106010’00’’ đến 106034’00’’ Kinh Đông. Với tọa độ địa lý này nên khu vực nghiên cứu mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Là khu vực chuyển tiếp từ đồng bằng Bắc Ninh, Bắc Giang lên vùng đồi núi cực Nam tỉnh Lạng Sơn nên Hữu Lũng có chế độ khí hậu khác biệt với các khu vực phụ cận. Về mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa cực đới lục địa Đông Bắc kết hợp với sự tương tác hoàn lưu - địa hình nên đã tạo ra ở đây một nền nhiệt tương đối ôn hòa. Về mùa hè, chế độ nhiệt ở đây cao hơn so với các khu vực phụ cận và có biên độ dao động nhiệt trong năm lên đến 8,30 C phản ánh tính khuất kín của khu vực nghiên cứu.

Là một khu vực có diện tích tự nhiên không lớn, Hữu Lũng có đường ranh giới dài và tiếp giáp với rất nhiều lãnh thổ khác. Ngoài việc tiếp giáp với một số huyện trong tỉnh như: Bắc Sơn, Văn Quan ở phía Bắc và Chi Lăng ở phía Đông Bắc, thì toàn bộ đường ranh giới của lãnh thổ Hữu Lũng ở phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Thái Nguyên và ở phía Nam, Đông Nam giáp với tỉnh Bắc Giang.

Ngoài ra, do khu vực nghiên cứu nằm trên tuyến giao thông đường bộ và đường sắt kéo dài từ Hà Nội đến Trung Quốc nên sẽ có nhiều thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác an ninh quốc phòng.


2.1.2. Đặc điểm địa chất và địa hình

2.1.2.1 Địa chất


Việc nghiên cứu nền địa chất, nham thạch và kiến tạo cho phép xác định vai trò, chức năng, động lực phát triển của lãnh thổ trong thành tạo cảnh quan.

Lạng Sơn nói chung và Hữu Lũng nói riêng là vùng trải qua lịch sử phát triển địa chất khá phức tạp với các thành tạo địa chất có tuổi từ Cambri đến Đệ tứ. Khu vực này thuộc hai đới tướng cấu trúc sông Hiến và An Châu vùng Đông Bắc Bắc Bộ (Dovjikovet và nnk, 1965). Kết quả hoạt động lâu dài và phức tạp của các quá trình đã tạo cho Hữu Lũng một bình đồ cấu trúc địa chất phức tạp thể hiện trên bề mặt bằng các vùng sinh thái cảnh quan đa dạng. Hai hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến và á kinh tuyến đã chia Hữu Lũng thành những khối lớn nhỏ có độ cao khác nhau (xem hình 2.2).

Trong phạm vi vùng nghiên cứu gặp hệ tầng Thần Sa (3ts) ở phía Tây với thành phần là cát kết đa khoáng, đá phiến sét xám, đá phiến xen kẽ nhau, các thành tạo này bị uốn nếp mạnh mẽ, nhiều nơi bị biến đổi mạnh, loang lổ gặp nhiều vẩy Serixit. Sản phẩm phong hóa của chúng thường có màu nâu vàng. Trong thời kỳ Ordovic giữa - Silua khu vực nghiên cứu được nâng lên, địa hình bị phân cắt mạnh tạo thành những sản phẩm cuội kết, cát kết của các trầm tích Ordovic trung - thượng. Cuối Silua nghịch đảo kiến tạo xẩy ra trên toàn vùng, trầm tích Devon sớm phủ bất chỉnh hợp trên thành tạo Silua và cổ hơn.

Sang kỷ Devon, vùng nghiên cứu chuyển sang chế độ kiến tạo mới mang tính tương phản rõ rệt, trầm tích Devon thuộc kiểu biển tiến và chuyến dần sang chế độ bình ổn. Trong vùng nghiên cứu gặp các thành tạo Devon ở phía Tây với hai hệ tầng Bắc Bun (D1bb) và hệ tầng Mia Lé (D1ml). Thành phần gồm cuội kết đáy, sạn cát kết, bột kết chuyển dần lên đá phiến sét vôi, sét bột kết. Các miền nâng bị bào mòn tạo ra những sản phẩm lục nguyên vụn thô màu đỏ ở Devon hạ. Đất đá tuổi Devon bị phong hóa rất mạnh, vỏ phong hóa của hệ tầng Bắc Bun thường có màu vàng còn của hệ tầng Mia Lé thường có màu vàng đỏ (xem bảng 2.1).


Bảng 2.1. Một số tính chất chủ yếu của địa tầng khu vực Hữu Lũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023