Định nghĩa | Loại biến | Giá trị/ Đơn vị | |
phải, nhiều, dữ dội, khủng khiếp | |||
Vị trí rối loạn cảm giác | Vị trí tổn thương | Danh định | Bên trái, bên phải, hai bên. |
Hướng lan của rối loạn cảm giác | Vị trí tổn thương | Danh định | Không, rễ thần kinh L1, L2, L3, L4, L5, S1. |
Tính chất rối loạn cảm giác | Đặc điểm rối loạn chức năng cảm giác | Danh định | Khi nghỉ, liên tục, vận động |
Vị trí yếu cơ | Vị trí tổn thương | Danh định | Bên trái, bên phải, hai bên. |
Nhóm cơ yếu theo rễ chi phối | Vị trí tổn thương | Danh định | Không, rễ thần kinh L1, L2, L3, L4, L5, S1. |
Tính chất yếu cơ | Đặc điểm yếu cơ | Danh định | Khi nghỉ, liên tục, vận động |
Điểm đau cột sống | Vị trí tổn thương | Danh định | Không, mỏm gai L1, L2, L3, L4, L5, S1. |
Mất ưỡn cong sinh lý | Tổn thương chức năng cột sống | Nhị giá | Có, không |
Chỉ số Schober | Chỉ số đánh giá chức năng cột sống | Nhị giá | Bình thường, giảm |
Dấu hiệu Valleix | Dấu hiệu tìm điểm tổn thương của rễ thần kinh | Danh định | Không, bên trái, bên phải, hai bên. |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Phân Bố Rễ Thần Kinh Bởi Nhóm Cơ Chính [39], [40].
- Hình Ảnh Cách Xác Định Vị Trí Đĩa Đệm Bị Thoát Vị [45].
- Định Nghĩa, Phân Loại Và Giá Trị Các Biến Số Trong Nghiên Cứu.
- Hình Ảnh Cách Xác Định Thoát Vị Đĩa Đệm Thực Sự [45].
- Các Thông Số Bình Thường Ghi Nhận Được Trong Khảo Sát Dẫn Truyền Vận Động, Cảm Giác, Sóng F, Phản Xạ H [29].
- Đặc Điểm Chung Của Bệnh Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng Cùng
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Định nghĩa | Loại biến | Giá trị/ Đơn vị | |
Dấu hiệu Lasègue | Nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh | Danh định | Không, bên trái, bên phải, hai bên. |
Thang điểm ODI | Thang điểm đánh giá mức độ mất chức năng cột sống | Định lượng | Điểm |
Đĩa đệm thoát vị | Vị trí tổn thương đĩa đệm | Danh định | Đĩa đệm L1 – L2, L2 – L3, L3 – L4, L4 – L5, L5 – S1 |
Thể thoát vị đĩa đệm | Hướng thoát vị đĩa đệm | Danh định | Ra sau trung tâm, ra sau lệch phải, lệch trái, vào lỗ ghép, thể khác. |
Phồng đĩa đệm | Tính chất tổn thương đĩa đệm | Danh định | Đĩa đệm L1 – L2, L2 – L3, L3 – L4, L4 – L5, L5 – S1 |
Rách vòng xơ đĩa đệm | Tính chất tổn thương đĩa đệm | Danh định | Đĩa đệm L1 – L2, L2 – L3, L3 – L4, L4 – L5, L5 – S1 |
Thoát vị đĩa đệm thực sự | Tính chất tổn thương đĩa đệm | Danh định | Đĩa đệm L1 – L2, L2 – L3, L3 – L4, L4 – L5, L5 – S1 |
Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời | Tính chất tổn thương đĩa đệm | Danh định | Đĩa đệm L1 – L2, L2 – L3, L3 |
Định nghĩa | Loại biến | Giá trị/ Đơn vị | |
– L4, L4 – L5, L5 – S1 | |||
Chèn ép rễ thần kinh | Vị trí tổn thương rễ thần kinh | Danh định | Không, rễ thần kinh L1, L2, L3, L4, L5, S1. |
Đường kính trước sau ống sống | Khoảng cách đường kính ống sống | Định lượng | mm |
Tổn thương kết hợp khác | Tính chất và vị trí tổn thương rễ thần kinh | Danh định | Tính chất (giảm đường cong sinh lý, gai xương, …) Vị trí (rễ thần kinh L1, L2, L3, L4, L5, S1). |
Thời gian tiềm | Thời gian kích thích đến khi có đáp ứng vận động hoặc cảm giác | Định lượng | Ms |
Tốc độ dẫn truyền | Vận tốc dẫn truyền của dây thần kinh vận động hoặc cảm giác | Định lượng | m/s |
Biên độ CMAP | Chiều cao của CMAP khi khảo sát dẫn truyền vận động | Định lượng | mV |
Biên độ SNAP | Chiều cao của SNAP khi khảo sát dẫn truyền cảm giác | Định lượng | V |
Tần số sóng F | Tỷ lệ sóng F sau 16 lần kích thích | Định lượng | Ms |
Thời gian tiềm phản xạ H | Thời gian kích thích đến khi có đáp ứng phản xạ H | Định lượng | Ms |
Định nghĩa | Loại biến | Giá trị/ Đơn vị | |||
Điện thế đâm kim | Hoạt động điện của các sợi cơ khi đâm kim | Danh định | Bình thường, giảm, tăng | ||
Điện phát | thế | tự | Hoạt động điện tự phát của các sợi cơ khi ngừng đâm kim | Danh định | Các loại điện thế tự phát |
Điện thế đơn vị vận động | Hoạt động điện của các sợi cơ khi co cơ nhẹ | Danh định | Các giá trị của biên độ, thời khoảng, đa pha | ||
Hình tập | ảnh | kết | Sự xuất hiện của điện thế đơn vị vận động khi co cơ đến tối đa | Danh định | Sớm, bình thường, giảm |
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Các bước tiến hành nghiên cứu khi bệnh nhân vào bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp sẽ được người nghiên cứu trực tiếp hỏi bệnh, khám lâm sàng toàn diện, tỷ mỷ và làm xét nghiệm theo mẫu bệnh án chi tiết (Phụ lục 2) với mục đích thu thập các dữ liệu phục vụ nghiên cứu. Cụ thể như sau:
2.2.4.1. Bệnh nhân được hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng
* Hỏi bệnh về đặc điểm chung:
- Tuổi, giới tính (nam, nữ).
- Nghề nghiệp (lao động trí óc và lao động chân tay).
- Thời gian mắc bệnh (<6 tháng, 6 – 12 tháng hay >12 tháng).
- Hoàn cảnh xuất hiện (tự nhiên, sau sang chấn cấp tính và mạn tính).
- Cách khởi phát (đột ngột hay từ từ).
* Khám những đặc điểm lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng:
+ Triệu chứng đau:
. Vị trí đau: chân trái, chân phải hay cả hai bên.
. Hướng lan theo đường đi của rễ thần kinh (Bảng 1.2).
. Tính chất đau: khi nghỉ, vận động hay liên tục.
. Mức độ đau: theo thang điểm đau VAS (Phụ lục 1).
+ Triệu chứng rối loạn cảm giác:
. Vị trí rối loạn cảm giác: chân trái, chân phải hay cả hai bên.
. Hướng lan theo đường đi của rễ thần kinh (Bảng 1.2).
. Tính chất rối loạn cảm giác: khi nghỉ, vận động hay liên tục.
. Mức độ rối loạn cảm giác: mất, giảm, tăng, dị cảm và loạn cảm giác.
+ Triệu chứng yếu cơ:
. Vị trí yếu cơ: chân trái, chân phải hay cả hai bên.
. Nhóm cơ yếu của rễ thần kinh (Bảng 1.2).
. Tính chất yếu cơ: khi nghỉ, vận động hay liên tục.
- Khám hội chứng cột sống:
+ Điểm đau cột sống thắt lưng.
+ Biến dạng cột sống: mất ưỡn cong, vẹo cột sống thắt lưng.
+ Hạn chế tầm hoạt động của cột sống: nghiệm pháp Schober (Phụ lục 1).
+ Hạn chế nghiêng, ngửa, xoay.
- Khám hội chứng rễ thần kinh:
+ Tìm điểm đau cạnh sống.
+ Tìm dấu hiệu căng rễ thần kinh: dấu hiệu chuông bấm, điểm đau Valleix, dấu hiệu Lasègue (Phụ lục 1).
+ Khám rối loạn cảm giác: bình thường, giảm, mất, tăng, dị, loạn cảm giác do rễ thần kinh bị tổn thương chi phối.
+ Khám rối loạn vận động: đánh giá sức cơ theo thang điểm MRC (Phụ lục 1).
+ Khám rối loạn phản xạ: bình thường, giảm, mất, tăng,… phản xạ đùi bìu, gối, gân gót. Khám phản xạ gân gối, gân gót đánh giá rối loạn phản xạ: bình thường, giảm, mất, tăng phản xạ.
+ Khám tình trạng teo cơ theo rễ thần kinh chi phối (Bảng 1.2).
- Đánh giá mức độ nặng lâm sàng: đánh giá mức độ mất chức năng cột sống thắt lưng theo thang điểm Oswestry (ODI) cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, gồm 10 đặc điểm (Phụ lục 3).
Như vậy, sau khi hỏi và thăm khám lâm sàng sẽ đưa ra được chẩn đoán sơ bộ là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng ở vị trí cụ thể.
2.2.4.2. Bệnh nhân được làm xét nghiệm chụp CHT cột sống thắt lưng cùng
Bệnh nhân được làm xét nghiệm tại khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng bằng máy Phillips Achieva 1.5T, được đặt trong phòng điều hoà nhiệt độ (nhiệt độ trung bình từ 24 - 260C). Kết quả do bác sỹ của khoa chẩn đoán hình ảnh đọc (có sự thống nhất chung của hai bác sỹ).
- Thông số kỹ thuật: chuỗi xung T1W: TR 500 ms, TE 5ms; dày 4 mm, FOV: 300, voxel: 1x1x4 mm. Chuỗi xung T2W: TR 5000 ms, TE 550ms; dày 4 mm, FOV: 300, voxel: 1x1x4 mm.
- Phương pháp phân tích kết quả: căn cứ vào hình ảnh T1, T2 cắt dọc và cắt ngang để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đồng thời mô tả về hình thái đĩa đệm thoát vị. Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh lý, có thể thực hiện thêm các chuỗi xung khác như: STIR, xung T2*, T2 FAT SAT hay xung T2 Myelo.
+ Hình ảnh T1 cắt đứng dọc phát hiện được:
. Cột sống thắt lưng giảm đường cong sinh lý.
. Trượt thân đốt sống.
. Giảm chiều cao thân đốt sống.
. Hẹp khoang gian đốt.
. Gai xương trước hoặc sau.
. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ra sau.
. Phì đại dây chằng dọc sau và phì đại dây chằng vàng từng đoạn,...
. TVĐĐ có mảnh rời: mảnh rời này thường nằm ngoài màng cứng, nhưng đôi khi xuyên qua màng cứng gây chèn ép tủy (Hình 2.2).
Hình 2.2. Hình ảnh cách xác định thoát vị đĩa đệm có mảnh rời [45].
+ Hình ảnh T2 cắt đứng dọc phát hiện được:
. Giảm tín hiệu đĩa đệm thắt lưng.
. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm, đè ép bao rễ thần kinh và ống sống.
. Phì đại dây chằng dọc sau và phì đại dây chằng vàng từng đoạn,...
+ Hình ảnh T1 hoặc T2 cắt ngang phát hiện được:
. Thoát vị đĩa đệm ra sau (thể trung tâm, trung tâm lệch bên trái hoặc bên phải, vào lỗ ghép) (Hình 2.3).
Hình 2.3. Hình ảnh cách xác định thoát vị đĩa đệm liên quan đến rễ thần kinh [45].
. Mức độ chèn ép bao rễ, rễ thần kinh và ống sống của thoát vị đĩa đệm ra sau.