Hình Ảnh Cách Xác Định Thoát Vị Đĩa Đệm Thực Sự [45].


. Chèn ép rễ thần kinh: được đánh giá về số lượng rễ thần kinh bị chèn ép cụ thể là một rễ, hai rễ hay nhiều hơn [43], [41].

. Phình đĩa đệm: sự bè rộng của đĩa đệm ra xung quanh nhưng vẫn theo viền khớp (50 – 100% chu vi của đĩa đệm, nhưng < 3mm) (Hình 2.4) [45].


Hình 2 4 Hình ảnh cách xác định phình đĩa đệm 45 Lồi đĩa đệm khi 1

Hình 2.4. Hình ảnh cách xác định phình đĩa đệm [45].


. Lồi đĩa đệm: khi chiều cao khối thoát vị nhỏ hơn đáy thoát vị (Hình

2.5) [45].



Hình 2 5 Hình ảnh cách xác định lồi đĩa đệm 45 TVĐĐ thực sự khi 2

Hình 2.5. Hình ảnh cách xác định lồi đĩa đệm [45].


. TVĐĐ thực sự: khi chiều cao khối thoát vị lớn hơn đáy thoát vị (Hình 2.6) [45].



Hình 2 6 Hình ảnh cách xác định thoát vị đĩa đệm thực sự 45 Hình ảnh 3

Hình 2.6. Hình ảnh cách xác định thoát vị đĩa đệm thực sự [45].


+ Hình ảnh T1W và T2W lớp cắt đứng dọc bên phát hiện hẹp lỗ ghép:

đánh giá nhờ so sánh với lỗ ghép trên và dưới liền kề trên [46].

+ Đo kích thước ống sống thắt lưng ở vị trí thoát vị đĩa đệm: đường kính trước – sau ống sống trên ảnh cắt dọc T2 tại vị trí thoát vị, đường kính trước

– sau ống sống trên ảnh cắt ngang T2 tại vị trí thoát vị.

. Đánh giá hẹp ống sống qua kích thước đường kính trước – sau trên ảnh cắt dọc và ngang, đối chiếu với kích thước ống sống theo tác giả Trần Trung, Moeller, Modic M.T ở Bảng 2.4, Hình 2.7. [38], [46].

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phân loại mức độ hẹp ống sống thắt lưng trên cộng hưởng từ (Moeller 2007).

Đường kính trước sau

của ống sống

Hẹp ống sống

Nhẹ

Vừa

Nặng

Rất nặng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Kích thước (mm) 10 – 12 7 – 9 4 – 6 0 – 3




Hình 2 7 Hình ảnh cách xác định hẹp ống sống 45 Thông số thu thập khi 4

Hình 2.7. Hình ảnh cách xác định hẹp ống sống [45].


- Thông số thu thập khi khảo sát hình ảnh chụp cộng hưởng từ gồm:

+ Vị trí đĩa đệm thoát vị.

+ Thể thoát vị đĩa đệm (ra sau trung tâm, ra sau lệch phải, ra sau lệch trái, vào lỗ ghép).

+ Vị trí phồng (phình) đĩa đệm.

+ Vị trí rách vòng xơ đĩa đệm.

+ Vị trí thoát vị đĩa đệm thực sự.

+ Vị trí thoát vị đĩa đệm có mảnh rời.

+ Vị trí chèn ép rễ thần kinh.

+ Đánh giá mức độ hẹp ống sống.

+ Tổn thương khác kết hợp: giảm đường cong sinh lý, giảm chiều cao thân đốt sống, gai xương, trượt thân đốt, phì đại dây chằng vàng, phì đại dây chằng dọc sau, kén bao hoạt dịch khối khớp bên, hủy eo sống, vẹo cột sống thắt lưng, nang bao rễ,… (Phụ lục 2).

Như vậy, sau khi làm xét nghiệm chụp CHT cột sống thắt lưng cùng sẽ đưa ra được chẩn đoán xác định về hình ảnh là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng ở vị trí cụ thể.


2.2.4.3. Bệnh nhân được làm xét nghiệm chẩn đoán điện

Bệnh nhân được làm xét nghiệm tại khoa Thần kinh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp bằng máy Neuropack của hãng Nihon – Konden Nhật Bản, được đặt trong phòng điều hoà nhiệt độ (nhiệt độ trung bình từ 24 - 26 0C). Xét nghiệm do người nghiên cứu trực tiếp làm, thực hiện các kỹ thuật sau:

* Khảo sát dẫn truyền thần kinh:

- Đo dẫn truyền của dây thần kinh mác sâu:

+ Chuẩn bị: tư thế bệnh nhân nằm ngửa, duỗi chân.

+ Kỹ thuật:

. Đặt điện cực: điện cực ghi tại cơ duỗi ngắn ngón chân ở mu bàn chân (phần bụng cơ). Điện cực đối chiếu đặt tại gốc ngón chân út (khớp bàn ngón ngón út). Điện cực tiếp đất đặt ở mu chân, giữa 2 điện cực: điện cực ghi và điện cực kích thích.

. Kích thích dây mác sâu tại 3 vị trí: (1) ở cổ chân ngay trên đường nối trước của 2 mắt cá trong và ngoài. (2) dưới chỏm xương mác (2 cm) và (3) trên chỏm xương mác (phía ngoài hố kheo, cách điểm kích thích (2) (9 cm), trên đường đi của dây thần kinh mác sâu:

Hình 2 8 Sơ đồ mắc điện cực ghi dẫn truyền vận động dây thần kinh mác 5


Hình 2.8. Sơ đồ mắc điện cực ghi dẫn truyền vận động dây thần kinh mác sâu [34].

- Đo dẫn truyền của dây thần kinh chày:

+ Chuẩn bị: tư thế bệnh nhân nằm nghiêng, duỗi chân.

+ Kỹ thuật: . Đặt điện cực: điện cực ghi tại cơ dạng ngắn ngón chân cái (phần bụng cơ, mỏm xương thuyền xuống 1 cm và ra sau 1 cm). Điện cực


đối chiếu đặt tại gốc ngón chân cái (khớp bàn ngón ngón cái). Điện cực tiếp đất đặt ở mu chân, giữa 2 điện cực: điện cực ghi và điện cực kích thích.

. Kích thích tại: điểm kích thích (1) đặt tại bờ sau mắt cá trong trên đường đi của dây thần kinh chày sau, cách điện cực ghi 9 cm. Điểm kích thích

(2) tại hố kheo trên đường đi của dây thần kinh chày sau:


Hình 2 9 Sơ đồ mắc điện cực ghi dẫn truyền vận động dây thần kinh chày 6

Hình 2.9. Sơ đồ mắc điện cực ghi dẫn truyền vận động dây thần kinh chày [34].


- Đo dẫn truyền của dây thần kinh bắp chân:

+ Chuẩn bị: tư thế bệnh nhân nằm sấp, duỗi chân.

+ Kỹ thuật (chúng tôi tiến hành phương pháp ghi ngược chiều):

. Đặt điện cực: điện cực ghi tại phần sau cổ chân (phía sau mắt cá ngoài). Điện cực đối chiếu đặt tại dưới điện ghi 3 cm. Điện cực tiếp đất đặt ở phía trên cổ chân, giữa 2 điện cực: điện cực ghi và điện cực kích thích.

. Kích thích: điểm kích thích mặt sau, ngoài bắp chân trên đường đi của dây thần kinh bắp chân, cách điện cực ghi 14 cm:



Hình 2.10. Sơ đồ mắc điện cực ghi dẫn truyền cảm giác dây thần kinh bắp chân [34].


- Đo dẫn truyền của dây thần kinh mác nông:

+ Chuẩn bị: tư thế bệnh nhân nằm ngửa, duỗi chân.

+ Kỹ thuật (chúng tôi tiến hành phương pháp ghi ngược chiều):

. Đặt điện cực: điện cực ghi tại phần ngoài cổ chân (gân cơ chày trước và mắt cá ngoài). Điện cực đối chiếu đặt tại dưới điện ghi 3 cm. Điện cực tiếp đất đặt ở mu chân, giữa 2 điện cực: điện cực ghi và điện cực kích thích.

. Kích thích: điểm kích thích mặt ngoài bắp chân trên đường đi của dây thần kinh mác nông, cách điện cực ghi 14 cm:


Hình 2.11. Sơ đồ mắc điện cực ghi dẫn truyền cảm giác dây thần kinh mác nông [34].


- Ghi sóng F: cách ghi sóng F của dây thần kinh mác sâu và dây thần kinh chày tương tự như cách ghi dẫn truyền vận động của hai dây này, chỉ khác là: khi kích thích ta quay cực âm về phía gốc chi.

+ Kỹ thuật: xung điện kích thích có thời khoảng 0,5 – 1ms, tần số 0,3

- 0,5 (2 – 3 giây 1 lần phóng điện). Tốc độ quét trên màn hình là 5 – 10ms/1 ô, độ phóng đại là 200v. Kích thích 16 lần, sau đó tiến hành tăng cường độ kích thích lên sao cho sóng M đạt giá trị cực đại (nếu tăng cường độ kích thích mà sóng M không tăng lên nữa), tiếp tục tăng khoảng 30% của cường độ kích thích để sóng M đạt giá trị cực đại, khi đó sau M một khoảng 40m xuất hiện sóng có hình dạng và thời gian tiềm thay đổi khác nhau đó chính là sóng F.



Hình 2.12. Sơ đồ mắc điện cực ghi sóng F của dây thần kinh chày sau [34].


- Ghi phản xạ H: tiến hành ghi phản xạ H ở cơ dép và thực hiện ghi phản xạ H ở cả hai bên.

+ Chuẩn bị: tư thế bệnh nhân nằm sấp, để bàn chân ra ngoài thành giường, đặt một gối dưới cẳng chân để đầu gối hơi được co lại.

+ Kỹ thuật:

. Đặt điện cực: điện cực ghi ta đặt như sau: vạch đường nằm ngang ở chính giữa hố kheo chân, lấy điểm giữa của đường đó, nối một đường thẳng giữa điểm đó với mắt cá trong, điểm chính giữa của đường này là điểm đặt điện cực ghi. Điện đối chiếu đặt trên gân Achille, ngay chỗ gân sắp bám vào xương gót. Điện cực đất đặt phía trên của điện cực ghi. Điện cực kích thích đặt ở hố khoeo chân, với cực âm nằm chính giữa hố khoeo, còn cực dương ở phía dưới. Vị trí mắc điện cực như ở hình dưới:

Hình 2 13 Sơ đồ mắc điện cực ghi phản xạ H ở cơ dép 34 Kích thích 7

Hình 2.13. Sơ đồ mắc điện cực ghi phản xạ H ở cơ dép [34].


. Kích thích: điểm xung điện kích thích có thời khoảng 0,5 – 1ms, tần số 0,3 – 0,5 (2-3 giây 1 lần phóng điện). Tốc độ quét trên màn hình là 5 – 10 ms/ 1 ô, độ phóng đại 200 – 500V. Cường độ kích thích: chậm và tăng dần cường độ kích thích lên, cho tới khi có một co cơ có thời gian tiềm khoảng 30ms, thường đó là một điện thế 3 pha với pha đầu dương (quay xuống).

- Như vậy, thông số thu thập khi đo dẫn truyền thần kinh gồm: chỉ số dẫn truyền vận động của dây thần kinh mác sâu và dây thần kinh chày: thời gian tiềm vận động ngoại vi (DML), biên độ của điện thế hoạt động thần kinh vận động, tốc độ dẫn truyền vận động (MCV). Chỉ số dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh bắp chân và dây thần kinh mác nông: thời gian tiềm cảm giác (DSL), biên độ của điện thế hoạt động thần kinh cảm giác, tốc độ dẫn truyền cảm giác (SCV). Khảo sát sóng F: thời gian tiềm ngắn nhất sóng F (F min) và tần số xuất hiện sóng F. Khảo sát phản xạ H: thời gian tiềm phản xạ H (ms), biên độ của sóng phản xạ H (mV) và tỷ số biên độ của H so với M (tỷ lệ H/M) (Phụ lục 2). Kết quả thu được so sánh với giá trị bình thường ở Bảng 2.4.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí