LỜI CẢM ƠN
Đề tài được thực hiện tại KBTTN Chạm Chu thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang từ tháng 3/2015 – 10/2015. Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường cũng như Ban lãnh đạo và các cán bộ Kiểm lâm của KBTTN Chạm Chu đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Trần Ngọc Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình điều tra thực địa và hoàn thành luận văn. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tôi.
Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Huy Toàn
Trang phụ bìa
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Nghiên cứu trên thế giới 3
1.1.1. Sơ lược về các nghiên cứu về ngành hạt trần trên thế giới 5
1.2. Việt Nam 6
1.2.1. Sơ lược các nghiên cứu ngành Hạt trần tại Việt Nam 6
1.3. Lược sử nghiên cứu cây Bách xanh núi đá Calocedrus 7
1.4. Tình hình nghiên cứu đa dạng ở KBT thiên nhiên Chạm Chu 8
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI 11
2.1.Giới thiệu KBT Chạm Chu 22
2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 22
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 22
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 11
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
3.3. Nội dung nghiên cứu 11
3.4. Phương pháp nghiên cứu 12
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 12
3.4.2. Phương pháp điều tra thực địạ 12
3.4.3. Xử lý nội nghiệp 16
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Đặc điểm sinh vật học loài Bách xanh núi đá 27
4.1.1.Đặc điểm hình thái 27
4.1.2. Đặc điểm vật hậu 33
4.1.3. Đặc điểm giải phẫu lá Bách xanh 35
4.1.4. Phân tích hàm lượng diệp lục. 40
4.2. Đặc điểm phân bố của loài ở khu vực nghiên cứu 41
4.2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực phân bố 41
4.2.2. Phân bố theo đai cao 42
4.2.3. Phân bố theo trạng thái rừng 45
4.2.4. Đặc điểm tái sinh Bách xanh núi đá 50
4.2.5. Đặc điểm thổ nhưỡng nơi Bách xanh phân bố 53
4.3. Tình hình quản lý, bảo tồn loài Bách xanh núi đá và các giải pháp bảo tồn ... 56 4.3.1. Thực trạng công tác quản lý Bách xanh núi đá 56
4.3.4. Đề xuất một số phương án bảo tồn loài Bách xanh núi đá 67
4.3.2.Các phương án và giải pháp bảo tồn loài Bách xanh núi đá 69
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 74
1. Kết luận 74
2. Các khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ | |
1 | BX | Bách xanh |
2 | BXNĐ | Bách xanh núi đá |
3 | CP | Chính phủ |
4 | CR | Rất nguy cấp |
5 | EN | Nguy cấp |
6 | GPS | Hệ thống định vị |
7 | IA | Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vào mục đích thương mại |
8 | IIA | Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại |
9 | KBTTN | Khu bảo tồn thiên nhiên |
10 | LC | Ít quan tâm |
11 | NT | Sắp bị đe dọa |
12 | ODB | Ô dạng bản |
13 | OTC | Ô tiêu chuẩn |
14 | PCCCR | Phòng cháy chữa cháy rừng |
15 | UBND | Ủy ban nhân dân |
16 | VQG | Vườn quốc gia |
17 | VU | Sẽ nguy cấp |
18 | IUCN | Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở khoa học bảo tồn loài Bách xanh núi đá Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan tại KBTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang - 2
- Đối Tượng, Phạm Vi Nghiên Cứu
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng thống kê Bách xanh núi đá tại khu bảo tồnthiên nhiên Chạm Chu 60
Bảng 4.2. So sánh phân biệt hai loài Bách xanh 31
Bảng 4.3: Theo dõi vật hậu loài Bách xanh núi đá 34
Bảng 4.4: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá Bách xanh 38
Bảng 4.5: Hàm lượng diệp lục a,b và cường độ quang hợp 40
Bảng 4.6: Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao 42
Bảng 4.7: Đặc điểm phân bố Bách xanh núi 44
Bảng 4.8: Thực trạng tái sinh Bách xanh núi đá KBT Chạm Chu 51
Bảng 4.9: Đặc điểm vật lý, hóa học đất nơi Bách xanh núi đá phân bố tại Chạm Chu 54
Bảng 4.11: Nguyên nhân dẫn tới mối đe dọa của khu bảo tồnthiên nhiên Chạm Chu
......................................................................................................................... 68
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hình ảnh thân cây ....................................................................................................
......................................................................................................................... 28
Hình 4.2: Hình ảnh gỗ 30
Hình 4.3: Mặt trước.............................................................................................
......................................................................................................................... 29
Hình 4.4: Mặt sau lá 31
Hình 4.5: Lá non 29
Hình 4.6: Nón non Bách xanh núi đá 30
Hình 4.7: Nón già Bách xanh núi đá 31
Hình 4.8: Bách xanh (C. rupestris) Hình 4.9: Bách xanh (C. macrolepis)
......................................................................................................................... 33
Hình 4.10: Hinh thái giải phẫu lá Bách xanh trưởng thành 36
Hình 4.12: Hình thái giải phẫu lá Bách xanh (Calocedrus macrolepis) 37
Hình 4.13: Cấu trúc rừng nơi Bách xanh phân bố 50
Hình 4.14: Hình ảnh bách xanh tái sinh ngoài tự nhiên 52
Hình 4.15: Các sản phẩm từ gỗ Bách xanh 59
Hình 4.16: Biểu đồ hiện trạng Bách xanh ngoài tự nhiên 61
Hình 4.17: Biểu đồ Bách xanh có đường kính D1.3 >=65cm 62
Hình 4.18: Bách xanh núi đá bị khai thác tại khu bảo tồn 63
Hình 4.19: Thân cây bách xanh bịđánh dấu 64
Hình 4.20: Bách xanh chết do chọn lọc tự nhiên 64
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được biết đến như là một trung tâm đa dạng sinh học của thê giới với hệ động, thực vật rất phong phú. Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới có khí hậu thuận lợi cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Theo các tài liệu công bố gần đây, thực vật bậc cao có ở Việt Nam có thể lên tới 12.000 loài trong đó có khoảng 30% số loài là đặc hữu không tìm thấy ở nơi khác ngoài Việt Nam (Nguyễn Nghĩa thìn 1997) [20].
KBTTN Chạm Chu nằm trên địa bàn 05 xã: Yên Thuận, Phù Lưu, Trung Hà, Hà Lang và Hoà Phú với tổng diện tích tự nhiên 15262,3ha. KBTTN Chạm Chu không những đa dạng về các kiểu hệ sinh thái rừng, mà hệ thực vật ở đây còn phong phú về thành phần loài. Về thực vật ở đây có từ 956 loài, trong đó rất nhiều loài đặc hữu, quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế cao như Pơ mu, Thông tre, Nghiến Trai lý, Chò chỉ, Gù hương... Đặc biệt các cán bộ kiểm lâm thuộc KBTTN Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện 1 quần thể Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan) khá lớn ở độ cao từ 700
- 1000m. Bách xanh núi đá là một trong những loài thực vật đang bị đe dọa, với phân bố hẹp, các quần thể Bách xanh có kích thước nhỏ và bị chia cắt cùng với đó là việc bị khai thác diễn ra trong nhiều năm dẫn đến suy giảm rất nhanh về số lượng cây ngoài tự nhiên.
Do các tài liệu về Bách xanh núi đá chưa được công bố nhiều nên việc đánh giá chỉ có thể thực hiện một cách tạm thời. Ở miền Bắc Việt Nam phần lớn các quần thể thuộc chi Bách xanh (Calocedrus) đều đã bị khai thác mạnh. Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có một khu vực rừng Bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi hiện có khoảng
2500 cây có tuổi khoảng 500-600 năm, một số khu vực khác ở Việt Nam vẫn chưa có thông tin cụ thể về số lượng của loài.
Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Bách xanh núi đá được xếp vào nhóm thực vật đang nguy cấp (EN A2cd, C1)[1]. Số lượng cá thể bị suy giảm nghiêm trọng, theo danh lục sách đỏ IUCN ver xác định BXND đang ở mức nguy cấp (Endangered). Việc phát hiện loài cây Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan) với diện tích tập trung tại KBTTN Chạm Chu tương đối lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu và bảo tồn loài thực vật quý hiếm đang nguy cấp này. Tuy nhiên những thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Bách xanh núi đá và đặc điểm quần thể chưa được làm rõ nên công tác bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định các mối đe dọa từ đó tìm ra các biện pháp bảo vệ loài tại khu vực phân bố nhằm hạn chế sự suy giảm các cá thể trong quần thể của loài ngoài tự nhiên là vô cùng cấp thiết lúc này. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu khoa học mà là sự vào cuộc của các cấp chính quyền và toàn xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở khoa học bảo tồn loài Bách xanh núi đá “Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan” tại KBTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang”. Với mục tiêu xác định được loài và kích thước loài, xác định các mối đe dọa và đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan) nâng cao giá trị đa dạng sinh học phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ cảnh quan của Khu bảo tồn.