Hình Ảnh Các Tĩnh Mạch Phổi Đổ Về Nhĩ Trái Trên Phim Msct

7


Bốn tĩnh mạch phổi đổ về thành sau nhĩ trái, hai tĩnh mạch phổi bên trái thường đổ về cao hơn hai tĩnh mạch phổi bên phải. Tĩnh mạch phổi trên đổ về ra phía trước hơn, còn tĩnh mạch phổi dưới đổ về ra phía sau và thành bên hơn .


Hình 1.4. Hình ảnh các tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ trái trên phim MSCT

*Nguồn: hình chụp MSCT nhĩ trái và TMP của BN Nguyên Văn T., số bệnh án: 13004183.

Phần lớn 4 tĩnh mạch phổi đồ về nhĩ trái riêng rẽ, khoảng cách giữa lỗ đổ về của tĩnh mạch phổi trên và dưới bên phải từ 3 – 14mm (trung bình 7,3 ± 2,7mm) còn khoảng cách tương tự bên trái là 2 ­ 16mm (trung bình 7,5

± 2,8mm). Khoảng cách giữa lỗ đổ về của 2 tĩnh mạch phổi bên trái và hai tĩnh mạch phổi bên phải (gọi là đường trần nhĩ trái) trung bình 29,9 ± 5,9mm (từ 18,9 đến 39,2mm). Đường kính lỗ đổ về của tĩnh mạch phổi từ

8 – 21mm (12,5 ± 3mm). Nói chung, lỗ

đổ về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

của tĩnh mạch phổi trên

thường lớn hơn lỗ đổ về của tĩnh mạch phổi dưới (19,5 ± 3mm và 13,5 ± 1mm) .

Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio - 4

1.1.2. Hệ thống dẫn truyền của tim


+ Nút xoang: Nằm

ở vùng cao của nhĩ phải, giữa chỗ

đổ vào của

8


tĩnh mạch chủ trên và tiểu nhĩ phải. Các tế bào chính của nút xoang có tính tự động cao nhất nên giữ vai trò chủ nhịp của tim .

+ Đường liên nút: Nối liền nút xoang với nút nhĩ thất (nút Tawara), gồm 3 đường: đường trước có một nhánh đi sang nhĩ trái (bó Bachman), đường giữa (bó Wenckebach) và đường sau (bó Thorel) .

+ Nút nhĩ thất (nút Tawara): Nằm ở mặt phải phần dưới của vách liên nhĩ, giữa lỗ xoang vành với lá vách van ba lá và bờ sau vách liên thất phần màng. Nút nhĩ thất gồm nhiều tế bào biệt hoá đan với nhau chằng

chịt làm cho xung động dẫn truyền qua đây bị

chậm lại và dễ

bị blốc.

Giống như nút xoang, nút nhĩ thất có sự phân bố của nhiều sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm .


Hình 1.5. Hệ thống dẫn truyền trong tim

*Nguồn: theo Murgatroyd F. (2006).


+ Bó His và các nhánh bó His: Bó His đi vào vòng xơ trung tâm ở

phía dưới lá không vành của van động mạch chủ và khi đi đến đỉnh của

9


vách liên thất sẽ

phân nhánh. Nhánh phải bó His thường nhỏ

và thanh

mảnh, nhánh trái bó His thường lớn và chia thành 2 phân nhánh: phân nhánh trái trên trước và phân nhánh trái dưới sau. Các tế bào của bó His và nhánh bó His có tính tự động .

+ Mạng Purkinje: Nhánh phải và nhánh trái bó His chia nhỏ dần và đan vào nhau như một lưới bọc lấy hai tâm thất. Hai nhánh bó His và mạng Purkinje có rất nhiều tế bào có tính tự động và có thể tạo nên các ổ chủ nhịp ngoại vị thất.

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ HỌC CƠ TRUYỀN

TIM VÀ HỆ

THỐNG DẪN

Các tế bào cơ tim và hệ thống dẫn truyền của tim có những đặc tính giúp cho việc thực hiện các chức năng đặc biệt của chúng.

1.2.1. Điện thế hoạt động


Ở trạng thái nghỉ mặt ngoài tế bào mang điện dương và mặt trong

màng tế bào mang điện âm. Sự chênh lệch này tạo nên điện thế qua màng hay điện thế lúc nghỉ. Bình thường điện thế qua màng khoảng ­90mV và do sự chênh lệch nồng độ các ion: Na+, Ca++, K+ lập thành trạng thái nội môi hằng định phù hợp với sự sống bình thường.

Khi có một xung kích thích màng, tế bào chuyển sang trạng thái hoạt

động, lúc này nhiều kênh trao đổi các ion qua màng tế bào làm thay đổi

điện thế ở mặt trong và ngoài màng tế bào. Sự thay đổi điện thế qua màng này khi được ghi trên băng giấy tạo ra một đường cong gọi là đường cong điện thế hoạt động (ĐTHĐ).

* Đường cong điện thế hoạt động gồm:

+ Giai đoạn 0 (khử cực nhanh): Dòng Na+ di chuyển nhanh từ ngoài

10


vào trong tế bào.

+ Giai đoạn 1: Dòng Na+ từ ngoài vào trong tế bào giảm đi và dòng Ca+

+ bắt đầu đi vào trong tế bào. Điện thế qua màng hạ xuống gần mức 0.

+ Giai đoạn 2 (tái cực chậm): Dòng Ca++ chậm và Na+ chậm đi vào trong tế bào, dòng K+ đi ra ngoài tế bào. Điện thế qua màng thay đổi không đáng kể.

+ Giai đoạn 3 (tái cực nhanh): Dòng K+ đi ra ngoài tế Điện thế qua màng hạ nhanh xuống mức ban đầu: ­ 90mV.

bào tăng lên.

+ Giai đoạn 4 (lặp lại tình trạng nội môi hằng định): Ở giai đoạn này

các ion không còn di chuyển thụ

động mà nhờ

có bơm ATPase có vai trò

đẩy Na+ ra ngoài tế bào và bơm K+ vào trong tế bào, 1 bơm khác đẩy Ca++ ra ngoài và bơm Na+ vào trong tế bào. Điện thế qua màng ở giai đoạn này luôn ổn định ở mức ­ 90mV. Tế bào trở lại trạng thái phân cực như trước khi bị kích thích .


Hình 1.6. Đường cong điện thế hoạt động

*Nguồn: theo Trần Đỗ Trinh (2010).

11


1.2.2. Tính chịu kích thích


Tính chịu kích thích là một thuộc tính cơ bản của tế bào cơ tim. Hiện tượng màng tế bào thay đổi tính thẩm thấu đối với các ion khi có một xung

kích thích lên màng tế

bào rồi lần lượt sự

di chuyển của các ion Natri,

Canxi từ trong tế bào ra ngoài tế bào và ion Kali từ ngoài tế bào vào trong tế bào làm cho màng tế bào bị khử cực với các hiện tượng đã được mô tả ở trên thể hiện tính chịu kích thích của tế bào cơ tim. Như vậy, tính chịu kích thích là khả năng đáp ứng của một tế bào với một kích thích thích hợp để tạo ra một điện thế hoạt động .

1.2.3. Tính tự động


Hiện tượng tế

bào tự

mình khởi phát xung động và đi vào hoạt

động khử cực rồi tái cực được gọi là tính tự động của tế bào tim. Tính tự động này chỉ có ở một số tế bào của tim và những tế bào này coi như có tính tạo nhịp.

Tế bào cơ

tim co bóp không có tính tự

động nên chỉ

khi có kích

thích bên ngoài tế bào vào thì mới bước vào hoạt động được. Những tế bào này có giai đoạn 4 của đường cong điện thế hoạt động luôn đi ngang ổn định ở mức ­ 90mV và đó là các tế bào cơ nhĩ, cơ thất. Một số loại tế bào ở thời kỳ tâm trương tức ở giai đoạn 4 đường cong điện thế hoạt

động vẫn tồn tại một dòng ion Natri rất chậm đi từ

ngoài tế

bào vào

trong tế bào làm cho nó bị khử cực một cách chậm chạp và hiện tượng

này được gọi là hiện tượng khử cực chậm tâm trương. Do hiện tượng

khử

cực chậm tâm trương, giai đoạn 4 của đường cong điện thế

hoạt

động không còn đi ngang nữa mà đi dốc thoai thoải dần lên (gọi là độ

dốc tâm trương) và khi đi lên đến mức điện thế ngưỡng (thường là

­70mV) thì nó có thể tự kích thích và khởi phát một quá trình khử cực rồi

12


tái cực mới cho tế bào, dẫn đến một nhát bóp tim mới mà không cần đến

một xung kích thích từ tim .

1.2.4. Tính dẫn truyền

nơi khác tới. Đó là tính tự

động của tế

bào cơ


Tính dẫn truyền là khả

năng truyền đạt kích thích từ tế

bào này

sang tế bào bên cạnh, nghĩa là quá trình khử cực rồi quá trình tái cực nối tiếp diễn ra từ tế bào này sang tế bào khác và cuối cùng là ra toàn bộ quả

tim làm cho tim co bóp. Tính dẫn truyền của tế

bào của tim phụ

thuộc

vào dòng ion Natri nhanh, tức giai đoạn 0 của đường cong điện thế hoạt động. Những tế bào của tim có kênh Natri nhanh làm cho tế bào chịu kích

thích nhanh và cũng dẫn truyền nhanh nên được gọi là tế

bào đáp

ứng

nhanh, đó là tế

bào cơ

nhĩ, cơ

thất, bó His, nhánh bó His và mạng

Purkinje. Tế bào nút xoang và nút nhĩ thất không có dòng Natri nhanh và

quá trình khử

cực cũng như

tính chịu kích thích và tính dẫn truyền của

chúng phụ thuộc vào dòng Canxi chậm và Natri chậm: do vậy các tế bào này được gọi là tế bào đáp ứng chậm. Các tế bào đáp ứng chậm này vừa chịu kích thích chậm vừa dẫn truyền chậm .

1.2.5. Tính trơ và các thời kỳ trơ

Cơ tim chỉ đáp ứng với các kích thích ở những thời điểm nhất định. Nếu xung kích thích đến đúng thời điểm cơ tim đang co thì nó không đáp ứng, nếu xung kích thích đến vào thời kỳ tim giãn thì nó có đáp ứng. Những thời điểm tim không đáp ứng với các kích thích gọi là thời kỳ trơ.

* Một kích thích muốn làm cho tế bào tim chuyển sang hoạt động cần có các điều kiện sau:

+ Cường độ xung kích thích phải đủ lớn để vượt quá điện thế ngưỡng ­ 70mV.

đưa điện thế

qua màng

13


+ Xung kích thích phải xuất hiện vào một thời điểm nhất định của chu chuyển tim mà thời điểm đó tim không trơ.

* Thời kỳ trơ của tim bao gồm: thời kỳ trơ tuyệt đối, thời kỳ đối, và thời kỳ trơ có hiệu quả:

trơ

tương

+ Thời kỳ trơ tuyệt đối: là thời kỳ tim không đáp ứng một chút nào với mọi kích thích

+ Thời kỳ trơ có hiệu quả: là thời kỳ tất cả các kích thích không thể tạo ra nhát bóp đầy đủ tức là thời kỳ tính trơ của tim có thể ngăn cản có hiệu quả các kích thích lên tim cho nên tim không co bóp.

+ Thời kỳ trơ tương đối: là thời kỳ các kích thích sẽ tạo ra đáp ứng mạnh hơn một chút đủ để khử cực và lan truyền yếu nhưng cũng chưa là nhát bóp hoàn chỉnh.

Tất cả những thời kỳ trơ của tim nói trên nhất là tỷ lệ thời kỳ trơ có hiệu quả/thời gian điện thế hoạt động có ảnh hưởng đến nhiều quá trình bệnh lý của tim đặc biệt là các rối loạn nhịp của tim. Sự khác nhau về tính trơ và tính dẫn truyền của các vị trí cấu trúc khác nhau trong buồng tim có thể tạo ra các vòng vào lại và khởi phát các rối loạn nhịp tim .

1.3. CÁC KHOẢNG DẪN TRUYỀN TRONG TIM


1.3.1. Điện đồ bó His

Do vị trí của bó His nằm ở vùng giữa nhĩ và thất nên trên điện đồ bó His sẽ thấy 3 thầnh phần: điện thế nhĩ (A), điện thế His ở giữa (H) và sau

đó là điện thế

thất (V). Điện đồ

bó His được sử

dụng rộng rãi nhất để

đánh giá dẫn truyền nhĩ thất bởi vì >90% rối loạn dẫn truyền nhĩ thất có thể được chẩn đoán trên điện đồ His. Điện thế bó His có thời gian khoảng 15 ­ 25ms và ở giữa điện đồ nhĩ và thất .

14


1.3.2. Đo các khoảng thời gian dẫn truyền trên điện đồ His

Đo các khoảng thời gian giữa các điện đồ trên điện đồ His cho ta biết khả năng dẫn truyền của các cấu trúc trong tim và qua đó cho phép chẩn đoán vị trí tổn thương của đường dẫn truyền nếu có.

1.3.2.1. Dẫn truyền trong nhĩ (PA)

Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng khoảng PA (từ khởi đầu sóng P

trên điện tâm đồ bề mặt tới khởi đầu khử cực nhĩ trên điện đồ His) là thời gian dẫn truyền trong nhĩ. Giá trị khoảng PA bình thường từ 10 ­ 60ms .

1.3.2.2. Khoảng dẫn truyền nhĩ ­ His (AH)

Thời gian dẫn truyền từ vùng dưới của nhĩ phải đến vách liên nhĩ

qua nút nhĩ thất rồi đến bó His. Như vậy khoảng AH gần bằng thời gian dẫn truyền nút nhĩ thất. Khoảng AH được đo từ phần phần sớm nhất của điện thế nhanh của điện đồ nhĩ tới phần khởi đầu của điện thế His trên điện đồ ghi được qua dây thông điện cực ghi điện thế bó His (Hình 1.7). Giá trị bình thường của khoảng AH lúc nhịp xoang từ 45 ­ 140ms .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2024