Giải Pháp Về Bảo Vệ Phát Triển Rừng, Quản Lý Tài Nguyên Du Lịch


cách hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, phát triển sản phẩm du lịch; Xây dựng các chiến dịch truyền thông về DLST...

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về môi trường, đa dạng sinh học bằng các hình thức trực quan, sinh động tới khách du lịch đặc biệt là khách đi theo đoàn là học sinh, sinh viên: xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, xây dựng thêm pa nô, áp phích, hệ thống bảng thông tin, chỉ dẫn trên các tuyến đường mòn thiên nhiên. Dùng các biển báo lớn, với sơ đồ của điểm, tuyến tham quan và các vấn đề cần lưu ý ở ngay các lối đường vào. Đường mòn phải được phát dọn duy trì sạch sẽ, có thùng rác kèm theo những lời nhắc nhở để tác động vào nhận thức, ý thức của du khách từ đó thay đổi thái độ, hành vi về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch để tăng cường nhu cầu chi tiêu của du khách tại Vườn quốc gia: Hiện nay, chi tiêu của du khách ở VQG Tam Đảo quá thấp, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các dịch vụ. Để tăng chi tiêu của khách du lịch, cần phát triển và cải thiện chất lượng các dịch vụ du lịch như dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ văn hoá văn nghệ, dịch vụ giải trí...

- Tổ chức không gian dịch vụ, du lịch

Đa dạng hóa các loại hình du lịch: du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng. Tổ chức khu dịch vụ, du lịch trọng điểm: Các khu dịch vụ, du lịch sinh thái trọng điểm, cần được xây dựng và đưa vào hoạt động trong thời gian tới quy hoạch tại các vị trí như sau:

1. Khu văn phòng Trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái (35 ha) ở phía trên từ Tam Đảo I đi Rùng Rình.

2. Khu DLST với biệt thự (100 ha) tại khu vực gần hồ Xạ Hương và gần sân gôn Tam Đảo.

3. Khu dịch vụ công kiểm lâm diện tích 400 m2 tại gần văn phòng VQG Tam

Đảo km13.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

4. Khu DLST nghỉ dưỡng 100 ha từ ven hồ Làng Hà lên Vườn sưu tầm thực vật và khu rừng thông km 15-18.

5. Khu du lịch văn hóa tâm linh 300 ha, trong đó nhà hàng 400 m2 tại khu

danh thắng Tây Thiên.

- Tổ chức dịch vụ và tuyến, điểm du lịch trọng điểm:

+Tuyến, điểm du lịch sinh thái: Hà Nội - Vĩnh Yên - Tam Đảo - tới các điểm như: Hồ Xạ Hương, Thác Bạc, Đỉnh Rùng Rình của rừng nguyên sinh đặc sắc.... Đây là tuyến du lịch tiềm năng, lợi thế so sánh mà VQG Tam Đảo cần đẩy mạnh phát triển.


+Tuyến, điểm du lịch văn hoá: Hà Nội - Vĩnh Yên - Tam Đảo - tới các điểm như thiền viện Trúc Lâm, Khu danh thắng Tây Thiên, làng văn hoá dân tộc,.... Đây là tuyến du lịch tiềm năng, đặc sắc mà VQG Tam Đảo cần đẩy mạnh phát triển.‌‌

+ Tuyến, điểm du lịch nghỉ dưỡng: Hà Nội - Vĩnh Yên - Tam Đảo - tới các điểm như thị trấn Tam Đảo, khu du lịch sinh thái của VQG Tam Đảo. Đây là tuyến du lịch tiềm năng, lợi thế so sánh mà VQG Tam Đảo đẩy mạnh phát triển.

+ Các tuyến, điểm du lịch sinh thái nội vùng: VQG Tam Đảo - hồ Xạ Hương, Trung tâm cứu hộ gấu - Vườn thực vật; VQG Tam Đảo - thác Bản Long - hồ Đại Lải - Hang Rơi (Ngọc Thanh)....


4.4.2.5. Giải pháp về bảo vệ phát triển rừng, quản lý tài nguyên du lịch

- VQG Tam Đảo phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tăng cường công tác tổ chức tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản và động vật hoang dã trái phép; nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm.

- Đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng; khoanh nuôi tái sinh rừng phù hợp với điều kiện sinh thái; giao khoán bảo vệ rừng đối với các hộ gia đình ở vùng đệm. Phục hồi, phát triển vốn rừng và không ngừng nâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng.

- Đẩy mạnh tiến độ đưa Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật vào hoạt động, trở thành những trung tâm hàng đầu ở Việt Nam, có vị thế cao trong khu vực. Xây dựng, phát triển 02 Vườn thực vật trở thành nơi bảo tồn và nghiên cứu phát triển các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu và có giá trị cao trong vùng đồng bằng sông Hồng.

- Điều tra, đánh giá lại nguồn tài nguyên du lịch VQG Tam Đảo, hình thành cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch để có thể sử dụng lâu dài cho công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

- Thực hiện phân cấp quản lý một cách triệt để và có hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng giữa các ngành, cơ quan quản lý du lịch.


4.4.2.6. Giải pháp về khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế

* Về khoa học công nghệ

- Nghiên cứu áp dụng những giải pháp khoa học công nghệ để mở rộng du lịch ra vùng đệm, nhằm giảm tải vùng lõi và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch mới trong khu vực.

Hiện nay, du lịch ở VQG Tam Đảo chủ yếu tập trung ở vùng lõi, mà ít hoạt động ở vùng đệm. Nguyên nhân là tài nguyên thiên nhiên ở các vùng đệm thường nghèo nàn, đơn điệu. Tuy nhiên, đây lại là các vùng sinh sống chủ yếu của cộng


đồng địa phương. Vì vậy, để cộng đồng địa phương có thêm được nguồn thu từ du lịch cần phát triển mạnh du lịch ra vùng đệm.

- Tăng cường chuyển giao công nghệ, mô hình mới về nông - lâm nghiệp:

Việc áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân và giảm thiểu phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. VQG Tam Đảo cùng các địa phương thực hiện tốt các hoạt động KH&CN để hỗ trợ phát triển KT - XH hiệu quả và bền vững như: Nghiên cứu tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi thông qua chuyển giao KH&CN và khuyến nông, khuyến lâm.... Hướng tới xây dựng và định vị thương hiệu sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho một số sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn. Khuyến khích phát triển sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu phát triển các ngành nghề mới, tập trung vào chế biến nông lâm sản và tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu.

- Nghiên cứu kỹ thuật duy trì và phục hồi các thành phần môi trường ở Vườn quốc gia: Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động du lịch có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Vì vậy, cần nghiên cứu những quy luật ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến từng thành phần môi trường, như đất, nước, tiếng ồn, động vật, thực vật… để xây dựng được các biện pháp kỹ thuật duy trì và phục hồi các thành phần môi trường.

* Về hợp tác quốc tế

- Mở rộng hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác phát triển du lịch dưới các hình thức khác nhau để đạt hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế, văn hóa và giao lưu hội nhập.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các chuyên gia có kinh nghiệm trong nghiên cứu quy hoạch và phát triển du lịch di sản, du lịch sinh thái, văn hóa…là những thế mạnh của Vườn.

- VQG Tam Đảo chủ động xây dựng và đề xuất các dự án tài trợ từ các nguồn vốn hợp tác quốc tế, từ các tổ chức quốc tế; Phối hợp với các địa phương, ban ngành đề xuất danh mục các dự án tài trợ cụ thể, đề xuất những chính sách, chủ trương thích hợp để phát triển du lịch sinh thái.


Chương V‌‌‌

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

(1) Hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo do Ban Giám đốc Vườn quản lý, chỉ đạo và giám sát trực tiếp, đây là một điều rất thuận lợi trong quá trình triển khai, thực hiện hoạt động phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, Trung tâm GDMT & DV - VQG Tam Đảo còn thiếu cán bộ được đào tạo bài bản, chuyên sâu về du lịch. Việc khai thác hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Tam Đảo còn hạn chế, đầu tư xây dựng các tuyến du lịch còn ít, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của du khách. Kết quả thu hút khách tham quan thấp, kinh phí thu được chủ yếu từ hoạt động bán vé tham quan, nguồn thu từ các dịch vụ khác không có.

(2) Đề tài xác định được các tuyến DLST đang được khai thác tại VQG Tam Đảo có sức chứa tự nhiên là 1.060.799 người/năm; sức chứa thực tế là 487.121 người/năm, cao gấp 29,7 lần lượng khách trong năm 2016. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo là rất lớn và VQG vẫn chưa khai thác hết tiềm năng này.

(3) Đề tài đã xác định được các tác động của hoạt động du lịch đến VQG Tam Đảo trên 03 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Kinh tế: Từ năm 2014 đến 2016 doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo liên lục tăng lên, bình quân đạt 282,7 triệu đồng/năm.

+ Xã hội: Thông qua các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch đã góp tạo việc làm cho nhiều người dân trong vùng; nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

+ Môi trường: Bên cạnh những lợi ích thì việc phát triển du lịch cũng tạo ra những tác động tiêu cực nhất định: tăng lượng rác thải, gây xói mòn, sạt lở đất, làm nhiễu loạn sinh thái ảnh hưởng đến đời sống và cư trú của nhiều loài động vật....

(4) VQG Tam Đảo có tiềm năng, lợi thế to lớn để phát triển du lịch: khí hậu mát mẻ, trong lành với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái rừng độc đáo, đa dạng. Vùng đệm VQG Tam Đảo có 6 dân tộc anh em sinh sống tạo nên sự đa dạng về văn hóa và ẩm thực. Khu vực Tam Đảo có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Khu danh thắng Tây Thiên, Khu du lịch Tam Đảo....

Với tổng số điểm đánh giá tổng hợp là 35, VQG Tam Đảo được đánh giá là có tiềm năng du lịch tự nhiên cao, đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, VQG Tam Đảo cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái.


(5) Đề tài đề xuất được 6 nhóm giải pháp chính nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế để phát triển bền vững DLST tại VQG Tam Đảo trong thời gian tới.‌‌

2. TỒN TẠI

- Do thời gian nghiên cứu ngắn trong khi nội dung nghiên cứu nhiều nên đề tài mới chỉ phản ánh được cái nhìn một cách tổng quát nhất, một số số liệu về môi trường mới mang tính chất định tính và kế thừa.

- Đề tài mới tập trung phỏng vấn khách du lịch trong nước, chưa thực hiện phỏng vấn khách du lịch quốc tế.

- Đề tài tập trung điều tra, nghiên cứu trên các tuyến du lịch VQG đang khai thác, chưa đi sâu nghiên cứu những tuyến du lịch tiềm năng khác.

- Đề tài mới đưa ra phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên, chưa đánh giá (cho điểm) tiềm năng du lịch nhân văn.

3. KHUYẾN NGHỊ

Qua tìm hiểu DLST tại VQG Tam Đảo, tuy thời gian không dài, song tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Trong thời gian tới, cần có các nghiên cứu sâu vào điều tra, đánh giá cụ thể các nguồn tài nguyên du lịch VQG Tam Đảo, hình thành cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, để có thể sử dụng lâu dài cho công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về sức chứa du lịch, trên tất cả các tuyến du lịch đang hoạt động và các tuyến du lịch tiềm năng; đánh giá toàn diện sức chứa tự nhiên, sức chứa sinh thái và sức chứa xã hội, tính toán sức chứa riêng cho 2 ngày cuối tuần để so sánh với lượng khách thực tế, đặc biệt là xác định ngưỡng chứa đảm bảo bảo vệ môi trường....; đảm bảo tính liên thông, liên vùng trong du lịch sinh thái; dự báo xu thế phát triển du lịch sinh thái.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN


TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1 Lê Huy Bá 2005 Du lịch sinh 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1 Lê Huy Bá 2005 Du lịch sinh 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1 Lê Huy Bá 2005 Du lịch sinh 4



TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1 Lê Huy Bá 2005 Du lịch sinh 5TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1 Lê Huy Bá 2005 Du lịch sinh 6


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


Tài liệu Tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (2005). “Du lịch sinh thái”, NXB Đại học Quốc gia TPHCM

2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2007), Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên.

3. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2011), Quyết định số 1520/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2010 - 2020”.

4. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 126/2012/TT-BTC ngày 07/8/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí tham quan tại các VQG Bạch Mã, Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Yokdon, Cát Tiên.

5. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Cục Kiểm lâm (2004), Cẩm nang quản lý và phát triển Du lịch Sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía bắc Việt Nam.

7. Trần Ngọc Hải (2009), Đặc điểm khu hệ thực vật Tam Đảo.

8. Phạm Trường Hoàng (2009), Kinh nghiệm phát triển DLST tại Nhật Bản đối với Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam.

9. Trịnh Phi Hoành (2013), Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM số 47.

10. Đỗ Quang Huy (2009), Đánh giá khu hệ động vật rừng và danh lục các loài động vật rừngVQG Tam Đảo

11. Kreg Lindberg, Du lịch Sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường ở Việt Nam” Cục Môi trường xuất bản tháng 1 năm 1999.

12. Lê Văn Lanh biên dịch (2005), Cẩm nang phát triển du lịch sinh thái

13. Phạm Hồng Long (2013), Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý khu bảo tồn, chuyên đề phát triển du lịch sinh thái.

14. Phạm Trung Lương và cộng sự (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

15. TS Võ Quế, “Trao đổi chuyên môn: Vận dụng công thức của A.M.Cifuentes và H.Cebaloos-lascurain trong việc tính toán sức chứa tại khu điểm du lịch ở Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí