Cây Phát Sinh Chủng Loại Trong Giống Cyrtodactylus Ở Lào.


Loài

Tác giả


Cyrtodactylus vilaphongi


Cyrtodactylus wayakonei

Poyarkov 2018

Schneider, Nguyen, Duc Le, Nophaseud, Bonkowski & Ziegler 2014

Nguyen, Kingsada, Rösler, Auer & Ziegler 2010

Dixonius siamensis

Boulenger 1899

Gekko aaronbaueri

Ngo, Thai, Phimvohan, David & Teynié 2015

Gekko boehmei

Luu, Calame, Nguyen, Le & Ziegler 2015

Gekko bonkowskii

Luu, Calame, Nguyen, Le & Ziegler 2015

Gekko gecko

Linnaeus 1758

Gekko kabkaebin

Grismer, Wood, Grismer, Quah, Thy, Phimmachak,


Sivongxay, Seateun, Stuart, Siler, Mulcahy, Anamza


& Brown 2019

Gekko lionotum

Annandale 1905

Gekko nadenensis

Luu, Nguyen, Le, Bonkowski & Ziegler 2017

Gekko petricolus

Taylor 1962

Gekko scientiadventura

Rösler, Ziegler, Vu, Herrmann & Böhme 2004

Gekko sengchanthavongi

Luu, Calame, Nguyen, Le & Ziegler 2015

Gekko thakhekensis

Luu, Calame, Nguyen, Le, Bonkowski & Ziegler 2014

Gehyra mutilata

Wiegmann 1834

Hemidactylus aquilonius

Mcmahan & Zug 2007

Hemidactylus bowringii

Gray 1845

Hemidactylus frenatus

Duméril & Bibron 1836

Hemidactylus ganotii

Duméril & Bibron 1836

Hemidactylus platyurus

Schneider 1797

Hemiphyllodactylus indosobrinus Hemiphyllodactylus kiziriani


Hemiphyllodactylus serpispecus Hemiphyllodactylus yunnanensis

Eliades, Phimmachak, Sivongxay, Siler & Stuart 2019 Nguyen, Botov, Le, Nophaseud, Bonkowski & Ziegler 2014

Eliades Phimmachak, Sivongxay, Siler & Stuart 2019

Boulenger 1903

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.


1.3. Các nghiên cứu liên quan khác

Về dạng sống: các loài thuộc Cyrtodactylus ở Lào phân bố chủ yếu ở hai dạng chính như: Ở vách đá (C. bansocensis, C. calamei, C. darevskii, C. hinnamnoensis, C. jaegeri, C. jarujini, C. khammouanensis, C. lomyenensis, C. multiporus, C. pageli, C. spelaeus, C. sommerladi, C. southichaki, C. rufford,

C. teyniei, C. vilaphongi, C. wayakonei) và ở cây (C. buchardi, C. cryptus, C. interdigitalis, C. pseudoquadrivirgatus). Các loài thằn lằn ngón Cyrtodactylus ở Lào thường được tìm thấy ở độ cao từ 150 m cho tới 730 m so với mực nước biển (Uetz et al. 2018).

- Về phân loại và quan hệ di chuyền: Đồng thời, một số nghiên cứu về mối quan hệ phát sinh loài của các loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Việt Nam hoặc Lào đã được thực hiện. Ví dụ như: Nghiên cứu của (Nazarov et al. 2014) về quan hệ di truyền giữa 21 loài đã mô tả và chưa mô tả thuộc giống Cyrtodactylus ở Lào và Việt Nam dựa trên 673 bp của đoạn gen COI. Theo đó, các loài thuộc giống Cyrtodactylus được chia thành ba nhóm chính: nhóm A (gọi là nhóm C. phongnhakebangensis) bao gồm các loài phân bố ở núi đá vôi ở miền Trung Việt Nam, miền Trung và Đông Lào từ tỉnh Khăm Muộn tới Viêng Chăn; nhóm B (gọi là nhóm C. wayakonei) bao gồm các loài phân bố ở phía Tây, Bắc Lào và phía liền kề với Trung Quốc; nhóm C (gọi là nhóm C. irregularis) chỉ bao gồm các loài ở miền Trung Việt Nam.


Hình 1 5 Cây phát sinh chủng loại trong giống Cyrtodactylus ở Lào Luu et al 2016 1

Hình 1.5. Cây phát sinh chủng loại trong giống Cyrtodactylus ở Lào.

(Luu et al. 2016)

Nghiên cứu của (Luu et al. 2016) về quan hệ di truyền giữa 29 loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Lào và Việt Nam dựa trên 668 bp của đoạn gen COI. Trong nghiên cứu này, các loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Lào và một số loài Cyrtodactylus ở Việt Nam chia làm ba nhóm chính: nhóm 1 (gọi là nhóm C. wayakonei) bao gồm các loài phân bố ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam; nhóm 2 (gọi là nhóm C. phongnhakebangensis) bao gồm các loài phân bố ở Nam Lào, miền Nam và miền Trung Việt Nam; nhóm 3 (gọi là nhóm C. irregularis) bao gồm các loài phân bố ở Trung Lào và Bắc TB Việt Nam.


Nghiên cứu của Ngô Thi Hạnh và cs. (2017). Phân loại và quan hệ di truyền của giống Thằn lằn ngón Cyrtodactylus ở Việt Nam. Dựa trên các mẫu thu từ 24 tỉnh trên cả nước, đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ di truyền cho tất cả các loài đã được mô tả ở Việt Nam dựa trên trình tự của một phân đoạn gen COI. Kết quả cho thấy loài C. paradoxus là loài đồng danh của loài C. condorensis và loài C. thuongae là loài đồng danh của C. dati. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các loài thuộc giống Cyrtodactylus ở Việt Nam tập hợp thành 4 nhóm: Nhóm A gồm các loài C. hontreensis, C. intermedius, C. cf. phuquocensis. Nhóm B gồm các loài C. badenensis, C. bidoupimontis, C. bugiamapensis, C. caovansungi, C. cattienensis, C. cryptus,

C. cucdongensis, C. dati, C. eisemanni, C. grismer, C. huynhi, C. irregularis,

C. kingsadai, C. leegrismer, C. paradoxus, C. phuocbinhensis, C. pseudoquadrivirgatus, C. takouensis, C. taynguyenensis, C. yangbayensis and

C. Ziegleri. Nhóm C gồm các loài C. phongnhakebangensis, C. roesleri; các loài còn lại thuộc nhóm D.

Nghiên cứu của Brennan et al. (2017) về sự đa dạng của các loài thuộc giống thằn lằn ngón Cyrtodactylus dựa trên một số mẫu thu được từ khu vực Đông Dương, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, cây phát sinh loài được xây dựng dựa trên trình tự hai đoạn gen ty thể COI ND2. Các loài thuộc giống thằn lằn ngón ở khu vực Đông Dương tách thành ba nhóm riêng biệt: nhóm 1 bao gồm hai loài loài C. phongnhakebangensis phân bố ở miền Trung Việt Nam (Quảng Bình), C. lomyenensis phân bố ở Lào; nhóm 2 bao gồm ba loài C. hontreensis, C. intermedius, C. phuquocensis phân bố ở miền Nam Việt Nam (Đồng bằng sông Cửu Long - Kiên Giang); nhóm 3 bao gồm các loài C. bichnganae phân bố ở Trung du và miền núi phía Bắc và C. chauquangensis phân bố ở Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Nghiên cứu của Ngô Thi Hạnh (2017) về đa dạng di truyền và mối quan hệ phát sinh của giống Cyrtodactylus ở khu vực Đông Dương. Tác giả đã sử


dụng 226 mẫu vật được thu ở nhiều địa điểm khác nhau ở Việt Nam, Lào, của các loài thuộc giống Cyrtodactylus.

Nhóm A bao gồm C. bansocensis, C. calamei, C. darevskii, C. jaegeri, C. jarujini, C. hinnamnoensis, C. khammouanensis, C. lomyenensis, C. multiporus,

C. nigriocularis, C. pageli, C. phongnhakebangensis, C. roesleri, C. rufford, C. sommerladi, C. soudthichaki, C. teyniei. Hầu hết các loài thuộc nhóm này sống trên núi đá vôi ở vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và trung Lào.

Nhóm B bao gồm loài C. caovansungi, C. cucdongensis, C. condorensis,

C. badenensis, C. bidoupimontis, C. bugiamapensis, C. cattienensis, C. cryptus,

C. dati, C. eisemanni, C. gialaiensis, C. grismeri, C. huynhi, C. iregularis, C. kingsadai, C. phuocbinhensis, C. pseudoquadrivirgatus, C. pubisulcus, C. quadrivirgatus, C. takouensis, C. taynguyenensis, C. yangbayensis, C. ziegleri. Hầu hết các loài trong nhóm này đều sống trên núi đất ở vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhóm C gồm loài C. bichnganae, C. bobrovi, C. chauquangensis, C. cucphuongensis, C. dumnuii, C. huaphanensis, C. huongsonensis, C. khaisiensis, C. martini, C. otai, C. pulchellus, C. sonlaensis, C. soni, C. vilaphongi, C. wayakonei và hai loài chưa được mô tả. Các loài thuộc nhóm này đều phân bố ở núi đá vôi thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và vùng Bắc Lào.

Nhóm D bao gồm hai loài C. hontreensis C. intermedius. Hai loài này đều sống trên núi đất thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thái Lan và Campuchia.

Nhóm E chỉ bao gồm loài C. intermedius. Loài này sống trên núi đất và có vùng phân bố rộng bao gồm cả Việt Nam, Lào và Campuchia. Các loài trong nhóm này chủ yếu phân bố ở núi đá vôi thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Bắc Lào.


Hình 1 6 Cây phát sinh chủng loại trong giống Gekko ở Lào Luu et al 2015 Nghiên 2


Hình 1.6. Cây phát sinh chủng loại trong giống Gekko ở Lào. (Luu et al. 2015)

Nghiên cứu của Luu et al. (2015) dựa trên dữ liệu hình thái và sinh học

phân tử của giống Gekko ở Lào, kết quả đã mô tả 03 loài mới từ tỉnh Khammouane, miền Trung Lào: hai loài mới thuộc nhóm G. japonicus Gekko bonkowskii Gekko sengchanthavongi, một loài mới khác của nhóm G. petricolus Gekko boehmei.

Gekko bonkowskii có quan hệ gần gũi về mặt di truyền chặt chẽ với G. thakekensis được mô tả gần đây, loài này cũng được mô tả ở tỉnh Khăm Muôn. Gekko sengchanthavongi được xem là là họ hàng gần với G. scientiadventura Gekko boehmei có quan hệ gần gũi với loài G. petricolus.

Như vậy, các nghiên cứu trước đây chỉ lựa chọn một số loài đại diện mà chưa bao gồm tất cả các loài thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) về đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền ở khu vực núi đá vôi của Lào. Trong nghiên cứu này là điều tra và thu thập mẫu vật ở các tỉnh có núi đá vôi miền Trung và miền Bắc của Lào, nhằm cung cấp số liệu về đa dạng loài và quan hệ di truyền của các loài trong họ Tắc kè (Gekkonidae) ở Lào.


- Về xác định các vùng ưu tiên bảo tồn:

+ Lê Trung Dũng (2015) nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Để xác định địa điểm cần ưu tiên bảo tồn với các loài LCBS thông qua phương pháp cho điểm và chồng ghép các lớp đánh giá. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: mức độ đa dạng loài, số loài quý hiếm, diện tích và chất lượng sinh cảnh, mức độ tác động của con người. Theo phương pháp đánh giá của Nguyễn Quảng Trường và cs. (2011).

+ Đỗ Trọng Đăng (2017) nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ Lưỡng cư và Bò sát ở vùng phía Nam đèo Cù Mông, tỉnh Phú Yên. Để xác định địa điểm cần ưu tiên bảo tồn với các loài LCBS thông qua phương pháp cho điểm và chồng ghép các lớp đánh giá. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: mức độ đa dạng loài, số loài quý hiếm, diện tích và chất lượng sinh cảnh, mức độ tác động của con người. Theo phương pháp đánh giá của Nguyễn Quảng Trường và cs. (2011).

+ Phạm Thế Cường (2018). Nghiên cứu đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài Ếch nhái (Amphibia) ở một số khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc Việt Nam và đề xuất các giải pháp bảo tồn. Để Xác định địa điểm cần ưu tiên bảo tồn các loài Ếch nhái thông qua phương pháp cho điểm và chồng ghép các lớp đánh giá. Các tiêu chi đánh giá bao gồm: Mức độ đa dạng loài, số loài quý hiếm, diện tích và chất lượng sinh cảnh, mức độ tác động của con người. Theo phương pháp đánh giá của Nguyễn Quảng Trường và cs. (2011).


Chương 2

ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Thời gian nghiên cứu thực địa

Khaorsats thực địa được thực hiện từ tháng 6/2018 đến 4/2020 với 7 đợt khảo sát thực địa, trên 13 điểm và 38 tuyến khảo sát trong 112 ngày và được thực hiện vào các tháng: 7, 8, 10, 11/2018; 4, 5, 7, 10, 11/2019 2, 3, 4/2020 (bảng 3.1).

Bảng 2.1: Thời gian và địa điểm nghiên cứu thực địa


Đợt

Điểm nghiên cứu

Tọa độ (đại diện)

Độ cao (m)

Thời gian

Số ngày khảo sát

Số người tham gia

1

Văng Viêng

18°54’44” N

102°27’05” E

230-684

25/7-9/8/2018

14

4

2

Mường Phương

18°39’21” N

102°06’55” E

232-675

23/10-6/11/2018

14

3


3

Na Mo

20°54’43” N

101°45’37” E

620-827

21/4-28/4/2019

7

4

Mường Xay

20°41’05” N

101°59’21” E

642-782

29/4-6/5/2019

7

5

Mường Ngoi

20°42’33” N

102°40’32” E

348-702

7/5-13/5/2019

7

5

Luông Pha Bang

19°52’32” N

102°08’36” E

298-439

14/5-20/5/2019

7

5


4

Phu Kut

19°34’25” N

103°04’55” E

1.080-1.205

10/7-16/7/2019

7

3

Nong Hẹt

19°29’52” N

103°59’05” E

1.105-1.397

17/7-23/7/2019

7

3

5

Khun Khăm

18°12’25” N

104°31’36” E

168-524

26/10-2/11/2019

14

3

6

Bua La Pha

17°29’03” N

105°35’24” E

170-214

25/2-3/3/2020

7

4


7

Mường Hiêm

20°04’59” N

103°22’10” E

687-1.270

10/3-16/3/2020

7

4

Mường Xon

20°27’25” N

103°20’57” E

715-926

17/3-23/3/2020

7

5

Viêng Xay

20°25’08” N

104°13’49” E

698-985

26/3-2/4/2020

7

3

Tổng cộng




112

51

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023