Thông Tin Điều Kiện Tự Nhiên Địa Điểm Nghiên Cứu


2.1.2. Thông tin điều kiện tự nhiên địa điểm nghiên cứu

Nước CHDCND Lào nằm ở Đông Nam Á, và nằm giữa bán đảo Đông Dương, tuyến vĩ độ thứ 14°-23°N và kinh độ 100°-108°E, độ cao so với nước biển từ 50 m đến điểm cao nhất 2.820 m ở đỉnh núi Bia. Lào có tổng diện tích 236.800 km2, chia thành 18 tỉnh và một Thủ đô, cả nước có dân số 8,758.698 người, mật độ dân số là 25 người/km2 (2020). Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển, phía Bắc giáp với Trung Quốc (508 km), phía Nam giáp với Campuchia (535 km), phía Đông giáp với Việt Nam (2.337 km), phía Tây giáp Thái Lan (1.835 km) và phía Tây bắc với Myanmar (236 km).

Nước CHDCND Lào thuộc vùng nhiệt đới, gió mạnh nhưng ít khi có bão, đối với vùng núi cao miền Bắc và vùng dãy núi trường sơn khí hậu mang tính chất bán nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15°C vào mùa khô đến 30°C vào mùa mưa, có sự chênh lệch nhiệt độ ban ngày và ban đêm. trong khoảng 10°C. Số giờ nắng trong năm khoảng 2.300-2.400 giờ (khoảng 6,3-6,5 giờ mỗi ngày), độ ẩm tương đối khoảng 70-85%, lượng mưa từ 75-90% trong mùa mưa (tháng 5-10), vào mùa khô (tháng 11 đến tháng 4), lượng mưa chỉ từ 10-25% và lượng mưa trung bình hàng năm của từng khu vực rất khác nhau có biến đổi từ 1.000 mm ở miền Bắc và 3.000 mm ở miền Trung và Nam.

Do địa hình và khí hậu nhiệt đới ẩm, làm cho Lào có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có sự đa dạng cao về loài động thực vật, đến năm 2019 Bộ Nông-Lâm nghiệp Lào cho biết rằng Lào có độ che phủ 62% của diện tích cả nước. Rừng nguyên sinh chiếm 12,2% của diện tích cả nước, rừng hỗn giao chiếm 42,3%, rừng khộp chiếm 5,5%, rừng thứ sinh chiếm 21,9%, rừng lá kim chiếm 1,1%, tre nứa chiếm 0,4%, rừng trồng chiếm 1%, đồng cỏ 1,1%, đất nông nghiệp 11,3% và còn lại là các loại đất sử dụng khác.


Hình 2 1 Bản đồ thể hiện sự phân bố núi đá vôi ở Lào Lào có diện tích 1

Hình 2.1. Bản đồ thể hiện sự phân bố núi đá vôi ở Lào


Lào có diện tích núi đá vôi khoảng 11.344 km2 tương đương 1.134.400 ha chiếm 5% của diện tích cả nước (Viossanges et al. 2017).


Hình 2 2 Sơ đồ vị trí các địa điểm nghiên cứu Điều tra thực địa đã 2


Hình 2.2: Sơ đồ vị trí các địa điểm nghiên cứu

Điều tra thực địa đã được tiến hành tại 6 tỉnh của nước CHDCND Lào như: tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Luông Pha Bang, tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Húa Phăn và tỉnh Khăm Muôn. Với 13 địa điểm: huyện Văng Viêng,


huyện Mường Phương, huyện Luông Pha Bang, huyện Mường Ngoi, huyện Phu Kut, huyện Nong Hẹt, huyện Na Mo, huyện Mường Xay, huyện Mường Hiêm, huyện Mường Xon, huyện Viêng Xay, huyện Khun Khăm và huyện Bua La Pha (hình 2.2).

Tỉnh Viêng Chăn nằm ở miền Trung của nước CHDCND Lào, có bên giới giáp với Thủ đô Viêng Chăn về phía Bắc, có diện tích 22.554 km2 gồm có 11 huyện, có dân số 454.660 người mật độ 20 người/km2, tỉnh Viêng Chăn là tỉnh có nhiều khu công nghiệp và khu du lịch, có sinh thái cảnh quan tốt và phong phú. Ở tỉnh Viêng chăn chọn 2 địa điểm để nghiên cứu khảo sát như: huyện Văng Viêng và huyện Mường Phương, vì lí do 2 huyện này có nhiều núi đá vôi với nhiều hang động và khu du lịch cảnh quan.

Tỉnh Luông Pha Bang nằm ở miền Bắc của nước CHDCND Lào, cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 320 km, là tỉnh có địa hình đồi núi 100%, có diện tích 16.875 km2 gồm có 12 huyện, có dân số 431.439 người mật độ dân số 26 người/km2, người dân tỉnh Luông Pha Bang phần lớn có nghề trồng cây công nghiêp như: Toàn tỉnh có hơn 1,2 triệu ha trồng Cao su, hơn 22.000 ha Tếch, hơn 3.900 ha Dầu, hơn 2.000 cây đậu Triều lấy cánh kiến, hơn 800 ha chè, 27 ha cây Gai, hơn 170 ha cây Dướng, tiếp theo là nghề liên quan đến du lịch hàng năm có thu nhập từ du lịch hơn 70 triêu đô la, có người dân 20.650 gia đình vẫn còn phá rừng làm nương rẫy, chiếm diện tích 13.511 ha. Ở tỉnh Luông Pha Bang chọn 2 địa điểm để nghiên cứu khảo sát như: huyện Luông Pha Bang và huyện Mường Ngoi, vì lí do 2 huyện này có nhiều núi đá vôi với nhiều hang động và khu du lịch cảnh quan.

Tỉnh Xiêng Khoảng thuộc miền Trung của Lào, có cao nguyên ở độ cao

1.200 m so với mực nước biển và có mây mù gần như quanh năm. Ngoài ra còn có Cao nguyên Muang Phuan màu mỡ, một cao nguyên được bao quanh bởi các dãy núi, và Phu Bia, ngọn núi là điểm cao nhất ở Lào với độ cao 2.820 m. Tỉnh Xiêng khoảng cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 350 km, có diện tích


16.358 km2 gồm có 07 huyện, có dân số 257.683 người, bằng 16 người/km2. Ở tỉnh Xiêng Khoảng chọn 2 địa điểm để nghiên cứu khảo sát như: huyện Phu Kut và huyện Ngong Hẹt, vì lí do 2 huyện này có nhiều núi đá vôi với nhiều hang động.

Tỉnh U Đôm Xay nằm ở miền Bắc của Lào, địa hình đồi núi 100%, cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 530 km, có diện tích 15.370 km2 gồm có 07 huyện, có dân số 285.874 người, bằng 19 người/km2. Ở tỉnh Xiêng Khoảng chọn 2 địa điểm để nghiên cứu khảo sát gồm huyện Mường Xay và huyện Na Mo, vì lí do 2 huyện này có nhiều núi đá vôi với nhiều hang động.

Tỉnh Húa Phăn nằm ở miền Bắc của Lào, địa hình đồi núi 100%, có khí hậu lạnh, với nhiệt độ trung bình 30-33°C vào mùa mưa và 0-2°C vào mùa khô có khi xuống tới (-4°C) cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 600 km, có diện tích

16.500 km2 gồm có 11 huyện, có dân số 302.809 người, bằng 18 người/km2. Ở tỉnh Húa Phăn chọn 3 địa điểm để nghiên cứu khảo sát: huyện Viêng Xay, huyện Hiêm và huyện Mường Xon, vì lí do huyện này có nhiều núi đá vôi với nhiều hang động.

Tỉnh Khăm Muôn nằm ở miền Trung của Lào, địa hình phần lớn là đồng bằng dọc theo sông Mê kong và phía Tây là dẫy núi giáp với Việt Nam, tỉnh Khăn Muôn là tỉnh có núi đá vôi nhiều nhất chiếm hơn 20% của diện tích tỉnh và là tỉnh có hang động nhiều nhất, do vậy mới có nhiều khu du lịch vè hang động, bên cạnh đó cũng có nhiều nhà máy Xi măng và nhà máy nghiền đá. Tỉnh Khăm Muôn cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 340 km về phía Nam, có diện tích 16.315 km2 gồm có 10 huyện, có dân số 401.848 người, bằng 25 người/km2. Ở tỉnh Khăm Muôn chọn 2 địa điểm để nghiên cứu khảo sát gồm huyện Khun Khăm và huyện Bua La Pha, vì lí do 2 huyện này có nhiều núi đá vôi với nhiều hang động nhưng còn ít nghiên cứu.


Bảng 2.2 Diện tích 3 loại rừng của cả nước và các tỉnh NC ở Lào

(Bộ Nông-Lâm nghiệp Lào, năm 2019)


Khu vực

Diện tích

tất cả (km2)

Diện tích rừng

Phòng hộ (ha)

Diện tích rừng

Đặc dụng (ha)

Diện tích rừng

Sản xuất (ha)

Cả nước Lào

236.800

4,967.090

4,146.896

2,199.869

Tỉnh UDX

15.370

292.911

71.549

157.890

Tỉnh LPB

16.875

643.923

136.014

78.765

Tỉnh HP

16.500

309.528

387.144

108.393

Tỉnh XK

16.358

384.965

153.579

195.935

Tỉnh VC

22.554

179.355

145.133

154.881

Tỉnh KM

16.315

85.791

589.294

174.985

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Ghi chú: UDX=tỉnh U Đôm Xay, LPB=tỉnh Luông Pha Bang, HP=tỉnh Húa Phăn XK=tỉnh Xiêng Khoảng, VC= tỉnh Viêng Chăn và KM=tỉnh Khăm Muôn


2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra về sự đa dạng loài thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) ở các khu vực rừng trên núi đá vôi miền Bắc và miền Trung Lào: các núi đá vôi và hang động ở tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Luông Pha Bang, tỉnh Khăm Muôn, tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Húa Phăn và tỉnh Xiêng Khoảng.

- Xác định thành phần loài và đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các loài và các quần thể trong giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus), Thằn lằn chân lá (Dixonius) và Tắc kè (Gekko) có ghi nhận ở Lào.

- So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài trong họ Tắc kè giữa các điểm nghiên cứu và giữa miền Bắc và miền Trung.

- Đánh giá đặc điểm phân bố của loài trong họ Tắc kè theo đai độ cao, theo dạng sinh cảnh, theo nơi ở (vị trí bắt gặp: trên cây, trên mặt đất, vách đá).

- Đánh giá các nhân tố đe dọa đến quần thể của các loài tắc kè Gekkonidae tại các địa điểm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đối với công tác bảo tồn.


2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Khảo sát thực địa

Khảo sát theo điểm và tuyến. Tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm thực vật và sinh cảnh sống của loài tắc kè. Các tuyến điều tra đi qua các dạng sinh cảnh, độ cao khác nhau của khu vực nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến các điểm núi đá vôi có hang và vách đá, các thung lũng giữa các dãy núi đá vôi trong rừng. Mỗi tuyến điều tra sẽ được ghi lại bằng GPS sử dụng trackmaker. Thời điểm khảo sát vào ban đêm từ 17h 00-23h 00.

2.3.2 Tư liệu nghiên cứu

1) Các hóa chất

Các hóa chất được sử dụng để tách ADN tổng số bao gồm: bộ kit Dneasy Blood and Tissue (Qiagen, CHLB Đức); GenJet Genomic DNA Purification (ThermoFisher Scientific, Lithuania); ethanol (Merck, CHLB Đức).

Phản ứng PCR được thực hiện sử dụng hỗn hợp HotStar Taq mastermix (Qiagen, CHLB Đức) và DreamTaq Mastermix (ThermoFisher Scientific, Lithuania). Sản phẩm phản ứng PCR được hiển thị bằng phương pháp điện di, sử dụng các hóa chất sau: agarose, ethidium bromide, tris base, EDTA, marker 1 kb, marker 100 bp (1st Base, Malaysia) và dye 6x (ThermoFisher Scientific, Lithunia). Sản phẩm PCR thành công được tinh sạch sử dụng bộ kit GeneJET PCR Purification (ThermoFisher Scientific, Lithuania).

2) Mồi phản ứng PCR

Cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus), Thằn lằn chân lá (Dixonius) và giống Tắc kè (Gekko) được tham khảo theo nghiên cứu trước đây của Ivanova et al. 2006, Macey et al. 1997 và Greenbaum et al. 2007. Các trình tự mồi được thể hiện trong bảng 2.3, 2.4 và 2.5.


Bảng 2.3. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus)

Tên mồi

Trình tự mồi

Tài liệu tham khảo

VF1-d

5’- TTCTCAACCAACCACAARGAYATYGG -3’

Ivanova et al. 2006

VR1-d

5’- TAGACTTCTGGGTGGCCRAARAAYCA -3’

Ivanova et al. 2006

Bảng 2.4. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Thằn lằn chân lá (Dixonius)

Tên mồi

Trình tự mồi

Tài liệu tham khảo

MetF1

5’- AAGCTTTCGGGCCCATACC -3’

Macey et al. 1997

COIR1

5’- AGRGTGCCAATGTCTTTGTGRTT -3’

Macey et al. 1997

Bảng 2.5. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Tắc kè (Gekko)

Tên mồi

Trình tự mồi

Tài liệu tham khảo

GF1

5'- CAAGCACHATYATYACYATAT -3'

Greenbaum et al. 2007

GR1

5'-CCTATGTGTGCGATTGATGA-3’

Greenbaum et al. 2007


3) Phần mềm tin sinh

Các phần mềm tin sinh được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Sequencher v5.4.6 (Gene Codes Corp, AnnArbor, MI, USA), ClustalX v2.1 (Thompson et al. 1997), jModeltest v2.1.4 (Darriba et al. 2012), Modeltest v3.7 (Posada và Crandal, 1998), MrBayes v3.2 (Ronquist et al. 2012), Tracer v1.5 (Rambaut và Drummond, 2009), Figtree v1.3 (Rambaut 2009), PAUP v4.0b10 (Swofford 2001).

4) Thiết bị

Các thiết bị, phục vụ cho nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Bộ môn Động vật rừng, Khoa quản lý Tài nguyên rừng và Môi Trường, Trường Đại học Lâm nghiệp và Bộ môn Di truyền học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023