Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè Gekkonidae ở một số khu vực núi đá vôi tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2


DANH LỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Số loài trong các giống thuộc họ Tắc kè (Uetz et al. 2021) 6

Bảng 1.2. Các loài tắc kè được ghi nhận và có phân bố ở Lào 12

Bảng 2.1: Thời gian và địa điểm nghiên cứu thực địa 20

Bảng 2.2 Diện tích 3 loại rừng của cả nước và các tỉnh NC ở Lào 26

Bảng 2.3. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus) 28

Bảng 2.4. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Thằn lằn chân lá (Dixonius) 28

Bảng 2.5. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Tắc kè (Gekko) 28

Bảng 2.6. Các chỉ tiêu hình thái các loài tắc kè 30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Bảng 3.1. Danh sách các loài họ Tắc kè (Gekkonidae) ghi nhận ở KVNC 39

Bảng 3.2. Danh sách các loài thuộc giống Thằn lằn ngón ghi nhận ở Lào 70

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè Gekkonidae ở một số khu vực núi đá vôi tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2

Bảng 3.3. Danh sách các loài thuộc giống Tắc kè ghi nhận ở Lào 74

Bảng 3.4. Danh sách các loài thuộc giống Thằn lằn chân lá ở Lào 78

Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài tắc kè giữa các địa điểm nghiên cứu 81

Bảng 3.6. Các loài quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại KVNC 93

Bảng 3.7. Bảng đánh giá các Điểm ưu tiên bảo tồn các loài tắc kè 101


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Tổng số loài bò sát được ghi nhận ở Lào từng giai đoạn 5

Hình 1.2. Bàn đồ phân bố của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở trên toàn cầu. 7

Hình 1.3. So sánh số loài họ Tắc kè ở các nước lân cận 9

Hình 1.4. Bản đồ thể hiện các loài được mô tả tại Lào từ 2010 đến 2016 11

Hình 1.5. Cây phát sinh chủng loại trong giống Cyrtodactylus ở Lào 15

Hình 1.6. Cây phát sinh chủng loại trong giống Gekko ở Lào 18

Hình 2.1. Bản đồ thể hiện sự phân bố núi đá vôi ở Lào 22

Hình 2.2: Sơ đồ vị trí các địa điểm nghiên cứu 23

Hình 2.3. Các chỉ tiêu đo và đếm mẫu vật tắc kè 32

Hình 2.4. Các dạng sinh cảnh A: (SC1); B: (SC2); C: (SC3) 36

Hình 2.5. Các vị trí bắt gặp, A: Vách đá; B: Mặt đất; C: Trên cây 37

Hình 3.1. Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus muangfuangensis 42

Hình 3.2. Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus houaphanensis 44

Hình 3.3. Loài mới Cyrtodactylus ngoiensis 45

Hình 3.4. Mẫu chuẩn loài mới Dixonius lao 46

Hình 3.5. Loài mới Dixonius somchanhae 47

Hình 3.6. Loài mới Gekko khunkhamensis 48

Hình 3.7. (A) Mẫu mô tả ban đầu; (B) Mẫu ghi nhân mới. 49

Hình 3.8. (A) Mẫu mô tả ban đầu; (B) Mẫu ghi nhân mới. 50

Hình 3.9. Loài chưa xác định được Cyrtodactylus sp.1 51

Hình 3.10. Loài chưa xác định được Cyrtodactylus sp.2 52

Hình 3.11. Loài chưa xác định được Gehyra sp.1 53

Hình 3.12. Loài chưa xác định được Gehyra sp.2 54

Hình 3.13. Loài chưa xác định được Dixonius sp. 55

Hình 3.14. Loài chưa xác định được Hemiphyllodactylus sp.1 56

Hình 3.15. Loài chưa xác định được Hemiphyllodactylus sp.2 57


Hình 3.16. Thằn lằn ngón Cyrtodactylus interdigitalis 58

Hình 3.17. Mẫu ghi nhân loài Cyrtodactylus pageli 58

Hình 3.18. Thằn lằn ngón Cyrtodactylus teyniei 59

Hình 3.19. Thằn lằn chân lá Dixonius siamensis 60

Hình 3.20. Thạch sùng cụt Gehyra mutilata 61

Hình 3.21. Tắc kè Gekko aarobaueri 62

Hình 3.22. Tắc kè bay Gekko kabkaebin 63

Hình 3.23. Tắc kè hoa Gekko gecko 64

Hình 3.24. Thạch sùng bau-ring Hemidactylus bowringii 65

Hình 3.25. Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus 66

Hình 3.26. Thạch sùng ca-not Hemidactylus ganotii 67

Hình 3.27. Thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus platyurus 68

Hình 3.28. Thạch sùng dẹp Hemiphyllodactylus cf. serpispecus 69

Hình 3.29. Phân bố của các loài Cyrtodactylus ở Lào 72

Hình 3.30. Cây quan hệ di truyền của các loài trong giống Cyrtodactylus 72

Hình 3.31. Phân nhóm các loài của giống Cyrtodactylus ở Lào 73

Hình 3.32. Cây quan hệ di truyền của các loài trong giống Gekko 75

Hình 3.33. Bản đồ thể hiện các loài nhóm Gekko japonicus ở Lào 76

Hình 3.34. Cây quan hệ di truyền của các loài trong giống Dixonius 78

Hình 3.35. Sơ đồ thể hiện các loài Dixonius ở Lào, Việt Nam và Thái Lan. . 79 Hình 3.36. Sơ đồ phân bố các loài tắc kè ở KVNC 80

Hình 3.37. Phân tích tập hợp nhóm về sự tương đồng thành phần loài 81

Hình 3.38. Đa dạng giống và các loài tắc kè theo sinh cảnh tại KVNC 83

Hình 3.39. Phân bố các loài tắc kè theo đai độ cao ở KVNC 85

Hình 3.40. Số lượng cá thể và loài tắc kè ghi nhận theo độ cao tại KVNC. .. 88 Hình 3.41. Ghi nhận về nơi ở của các loài tắc kè tại KVNC 89

Hình 3.42. Phân bố của các loài quý, hiếm theo độ cao tại KVNC 95

Hình 3.43. Nương rẫy đang đốt tại tỉnh Húa Phăn 96

Hình 3.44. Nương mới chồng lúa tại tỉnh Xiêng Khoảng 96

Hình 3.45. Nhà máy nghiền đá ở tỉnh Húa Phăn 96

Hình 3.46. Nhà máy nghiền đá ở tỉnh Khăm Muôn 96

Hình 3.47. Các nhà máy nghiền đá ở tỉnh Viêng Chăn 97

Hình 3.48. Đường đang làm từ Mương Hiêm qua VQG Nam Ét-Phu Lơi ... 98 Hình 3.49. Đường đang làm từ Mương Xon qua VQG Nam Ét-Phu Lơi 98

Hình 3.50. Đường có đoạn qua núi đá từ Mương Xon ra biên giới Viêt Nam98 Hình 3.51. Vụ cháy rừng lan tràn ở tỉnh Húa Phăn 98

Hình 3.52. Vụ cháy rừng lan tràn ở tỉnh U Đôm xay 98

Hình 3.53. Con Tắc kè để dùng làm dược liệu. 100

Hình 3.54. Con Tắc kè để dùng làm dược liệu và ngâm rượu. 100

Hình 3.55. Các khu vực ưu tiên bảo tồn ở KVNC 102

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong mười năm trở lại đây, hiểu biết về thành phần loài bò sát (BS) trên thế giới tăng lên đáng kể, số loài BS vào đầu năm 2011 là 9.300 loài nhưng đến tháng 05 năm 2021 đã tăng lên 11.570 loài (Uetz et al. 2021). Tuy nhiên, theo Boehm et al. (2013) ước tính có khoảng 20% số loài BS trên toàn cầu bị đe dọa tuyệt chủng. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn các loài bò sát (BS) cũng gặp nhiều khó khăn do hiểu biết của con người về sự đa dạng, các đặc điểm sinh học-sinh thái học của chúng còn hạn chế.

Lào là một trong các nước có tính đa dạng cao về hệ động thực vật, do vị trí địa lý, khí hậu và địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích so với các nước khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nhóm động vật thuộc lớp Bò sát (Reptilia) còn hạn chế đặc biệt là họ Tắc kè (Gekkonidae), nghiên cứu đầu tiên về họ Tắc kè ở Lào được tiến hành vào giữa thế kỷ 18, với ghi nhận loài tắc kè hoa Gekko gecko (Linnaeus 1758). Một thời gian khá dài cho đến thế kỷ 19, thêm 1 loài nữa được ghi nhận là Dixonius siamensis (Boulenger 1899) và đến thế kỷ 20 các chuyên gia đã ghi nhân thêm 5 loài thuộc họ Tắc kè. Từ năm 2004 tới năm 2020 chỉ khoảng 16 năm, các nhà nghiên cứu về bò sát đã phát hiện 30 loài trong họ Tắc kè tại Lào, trong đó có 20 loài là nằm trong giống Thắn lằn ngón Cyrtodactylus, 6 loài thuộc giống Tắc kè Gekko, 1 loài thuộc giống Thạch sùng Hemidactylus, 1 loài thuộc giống Cnemaspis và 1 loài thuộc giống Thạch sùng dẹp Hemiphillodactylus. Như vậy, gần đây nghiên cứu các loài họ Tắc kè (Gekkonidae) đang được biết đến với nhiều loài được phát hiện và mô tả ở Lào và các phát hiện này chủ yếu tập trung ở hệ sinh thái núi đá vôi. Tuy nhiên, khi so sánh về mức độ đa dạng loài so với các nước lân cận như Việt Nam và Thái Lan thì số lượng loài biết đến còn rất hạn chế, điều này đặt ra câu hỏi nghiên cứu có bao nhiêu loài tắc kè ở Lào?


Hệ sinh thái núi đá vôi được coi là phòng thí nghiệm thiên nhiên lý tưởng cho các nghiên cứu về phân loại học, sinh thái học, tiến hóa và địa lý động vật học. Trên núi đá vôi chứa đựng nhiều dạng sinh cảnh khác nhau và các hang động, do vậy khu hệ động vật thường mang tính đặc hữu cao (Viossanges, 2017). Ở Lào núi đá vôi phần lớn phân bố miền Trung và một số tỉnh miền Bắc.

Vì vậy, luận án này chú trọng và tập trung nghiên cứu những khu vực núi đá vôi chưa được nghiên cứu của các tỉnh miền Trung và Bắc Lào.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi thực hiện luận án “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Kết quả nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về đa dạng thành phần loài, phân loại và quan hệ di truyền của một số giống họ Tắc kè, thông tin về đặc điểm phân bố của các loài trong họ Tắc kè, đồng thời đánh giá mối quan hệ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu và đưa ra các giải pháp bảo tồn họ Tắc kè ở Lào.

2. Mục tiêu của luận án

2.1. Mục tiêu tổng quát

Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đa dạng thành phần và đặc điểm phân bố, nhằm đề xuất các giải pháp cho công tác bảo tồn các loài thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) ở khu vực núi đá vôi của Lào.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được mức độ đa dạng loài thuộc họ Gekkonidae ở khu vực nghiên cứu.

- Xác định được thành phần loài và quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Cyrtodactylus, Dixonius và Gekko.

- Đánh giá được mối quan hệ tương đồng về thành phần loài tắc kè giữa các địa điểm nghiên cứu.


- Đánh giá được hiện trạng phân bố các loài tắc kè theo sinh cảnh, độ cao và vị trí bắt gặp.

- Xác định được các nhân tố đe dọa và tình trạng bảo tồn của các loài tắc kè ở Lào.

- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn họ Tắc kè Gekkonidae ở hệ sinh thái núi đá vôi của Lào.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các loài trong họ Gekkonidae.

- Phạm vi nghiên cứu: Tại khu vực núi đá vôi ở một số tỉnh miền Bắc và Trung Lào như: tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Luông Pha Bang, tỉnh Khăm Muôn, tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Húa Phăn và tỉnh Xiêng Khoảng.

4. Những đóng góp mới của luận án

- Ghi nhận 28 loài tắc kè ở khu vực nghiên cứu. Công bố 06 loài mới cho khoa học: Cyrtodactylus houaphanensis, Cyrtodactylus muangfuangensis, Cyrtodactylus ngoiensis, Dixonius lao, Dixonius somchanhae Gekko khunkhamensis, ghi nhận phân bố mới 02 loài cho tỉnh U Đôm Xay Cyrtodactylus wayakonei Hemiphyllodactylus kiziriani.

- Mô tả đặc điểm hình thái đặc trưng 28 loài thu được mẫu và bổ sung dẫn liệu khoa học về phân bố của các loài tắc kè ở khu vực nghiên cứu. Cung cấp dẫn liệu mới về quan hệ di truyền của 3 giống trong họ Tắc kè tại Lào.

- Đánh giá được mức độ tương đồng thành phần loài tắc kè giữa các địa điểm nghiên cứu và đặc điểm phân bố của các loài tắc kè theo sinh cảnh, độ cao và vị trí bắt gặp.

- Đánh giá được hiện trạng, mối đe dọa và đề xuất giải pháp bảo tồn họ Tắc kè ở khu vực núi đá vôi của Lào.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1. Ý nghĩa khoa học

- Đã công bố 6 loài mới cho khoa học và ghi nhận phân bố mới của 2 loài tắc kè ở Lào.


- Đã cập nhật thông tin về thành phần loài, đặc điểm phân bố các loài tắc kè ở 6 khu vực rừng trên núi đá vôi thuộc miền Bắc và miền Trung Lào: Viêng Chăn, Luông Pha Bang, Khăm Muôn, U Đôm Xay, Húa Phăn và Xiêng Khoảng.

- Đã cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái và đánh giá quan hệ di truyền của các loài thuộc 3 giống Cyrtodactylus, Dixonius Gekko.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài đã cung cấp các thông tin làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở miền Bắc và miền Trung Lào thông qua:

1) Xác định các địa điểm ưu tiên bảo tồn.

2) Xác định các đối tượng tắc kè ưu tiên bảo tồn.

3) Xác định các hoạt động cần tiên bảo tồn.

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí