Các Vị Trí Bắt Gặp, A: Vách Đá; B: Mặt Đất; C: Trên Cây.


- Trên cây: là tất cả các vị trí của của các loài cây như: thân cây, cành hoặc các dây leo... (hình 2.5).

- Mặt đất: là các khe lỗ, hốc, bề mặt đất hoặc các khe của chân núi đá, vách đá sát mặt đất (hình 2.5).

Hình 2 5 Các vị trí bắt gặp A Vách đá B Mặt đất C Trên cây 2 3 9 Đánh 1

Hình 2.5. Các vị trí bắt gặp, A: Vách đá; B: Mặt đất; C: Trên cây.


2.3.9. Đánh giá tình trạng bảo tồn

Việc đánh giá và xác định các mối đe dọa thông qua quan sát trực tiếp trên thực địa. Đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các loài tắc kè như: Các Nhà máy nổ và dập đá, phá đốt rừng làm nương rẫy suy thoái sinh cảnh sống. Danh lục Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 2021); Luật bảo vệ Động vật hoang dã số 07/QH Lào ngày 24/12/2007; Nghị định Chính phủ Lào số 08/CP/2021, Phụ lục CITES (2021). Xác định địa điểm cần ưu tiên bảo tồn với các loài tắc kè thông qua phương pháp cho điểm và chồng ghép các lớp đánh giá. Các tiêu chí đánh giá gồm có 5 tiêu chí như: (1) có sự đa dạng về thành phần loài, (2) số loài quý, hiếm đang bị đe dọa, (3) chất lượng sinh cảnh, (4) mức độ tác động của con người, (5) mức độ được ưu tiên bảo vệ của khu vực. Phương pháp cho điểm của các tiêu chí dựa theo tài liệu Nguyễn Quảng Trường và cs. (2011). Thứ tự các điểm ưu tiên bảo tồn được tính bằng tổng điểm đánh giá với thang điểm từ 1-13. Điểm càng cao thì giá trị ưu tiên bảo tồn càng lớn.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đa dạng thành phần loài họ Tắc kè (Gekkonidae)

Trong nghiên cứu này, đã phân tích tổng số 138 mẫu vật (họ Tắc kè) thu được, 34 mẫu DNA và khoảng 800 bức ảnh chụp qua các đợt khảo sát thực địa. Các mẫu vật hiện đang lưu giữ tại phòng thí nghiệm Bộ môn Động vật rừng, trường ĐHLN Việt Nam và Phòng lưu giữ mẫu vật khoa Lâm nghiêp, trường ĐHQG Lào.

Dựa trên cơ sở phân tích 138 mẫu vật thu được qua các đợt khảo sát thực địa, kết quả đã ghi nhận ở khu vực nghiên cứu có 28 loài thuộc 6 giống, Trong đó, nhiều loài nhất là giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus) với 9 loài tiếp theo là giống Thằn lằn chân lá (Dixonius), giống Tắc kè (Gekko), giống Thạch sùng (Hemidactylus) và Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus) là đều có 4 loài và giống Thạch sùng cụt (Gehyra) có 3 loài (bảng 3.1).

Thành phần loài ở từng khu vực cụ thể như sau:

Ở tỉnh Viêng Chăn ghi nhận 5 giống gồm 14 loài, trong đó có 4 loài nằm trong giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus), giống Thằn lằn chân lá (Dixonius) có 3 loài, giống Thạch sùng (Hemidactylus) có 4 loài, giống Thạch sùng cụt (Gehyra) có 2 loài và giống Tắc kè (Gekko) có 1 loài (bảng 3.1).

Ở tỉnh Luông Pha Bang ghi nhận 6 giống gồm 8 loài, trong đó có 3 loài giống Thạch sùng (Hemidactylus), 1 loài giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus), 1 loài giống Thằn lằn chân lá (Dixonius), 1 loài giống Tắc kè (Gekko), 1 loài giống Thạch sùng cụt (Gehyra) và 1 loài giống Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus) (bảng 3.1).

Ở tỉnh U Đôm Xay ghi nhận 4 giống gồm 5 loài, trong đó 2 loài giống Thạch sùng (Hemidactylus), 1 loài giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus), 1 loài giống Tắc kè (Gekko) và 1 loài Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus).


Ở tỉnh Xiêng Khoảng ghi nhận 3 giống gồm 3 loài, trong đó 1 loài giống Tắc kè (Gekko) 1 loài giống Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus) và 1 loài giống Thạch sùng (Hemidactylus) (bảng 3.1).

Ở tỉnh Húa Phăn ghi nhận 5 giống gồm 11 loài, trong đó 4 loài giống Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus), có 4 loài giống Thạch sùng (Hemidactylus), giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus), giống Tắc kè (Gekko) và giống Thạch sùng cụt (Gehyra) đều có 1 loài (bảng 3.1).

Ở tỉnh Khăm Muôn ghi nhận 5 giống gồm 12 loài, trong đó có 4 loài nằm trong giống Tắc kè (Gekko), có 4 loài giống Thạch sùng (Hemidactylus), 2 loài giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus), giống Thằn lằn chân lá (Dixonius), và giống Thạch sùng cụt (Gehyra) đều có 1 loài (bảng 3.1).

Đa dạng về loài: Giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus) có số lượng loài đa dạng nhất với 9 loài, còn lại như giống Thằn lằn chân lá (Dixonius), giống Tắc kè (Gekko), giống Thạch sùng (Hemidactylus), giống Thạch sùng dẹp (Hemipyllodactylus) đều 4 loài và giống Thạch sùng cụt (Gehyra) có 3 loài.

Bảng 3.1. Danh sách các loài họ Tắc kè (Gekkonidae) ghi nhận ở KVNC


T

T

Tên Việt

Nam

Tên Khoa học

Các địa điểm nghiên cứu

VC

LPB

UĐX

XK

HP

KM

I

Giống Thằn

lằn ngón

Cyrtodactylus







1


Cyrtodactylus houaphanensis***





+


2


Cyrtodactylus interdigitalis

+






3


Cyrtodactylus muangfuangensis***

+






4


Cyrtodactylus ngoiensis***


+





5


Cyrtodactylus pageli

+






6


Cyrtodactylus teyniei






+

7


Cyrtodactylus wayakonei*



+




8


Cyrtodactylus sp1.

+






9


Cyrtodactylus sp2.






+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.


T

T

Tên Việt

Nam

Tên Khoa học

Các địa điểm nghiên cứu

VC

LPB

UĐX

XK

HP

KM

II

Giống Thằn

lằn chân lá

Dixonius







1


Dixonius lao***






+

2


Dixonius siamensis

+

+





3


Dixonius somchanhae***

+






4


Dixonius sp.

+






III

Giống Tắc kè

Gekko







1


Gekko aaronbaueri






+

2


Gekko kabkaebin






+

3


Gekko khunkhamensis***






+

4


Gekko gecko

+

+

+

+

+

+

IV

Giống Thạch

sùng cụt

Gehyra







1


Gehyra mutilata

+

+




+

2


Gehyra sp.1

+






3


Gehyra sp.2





+


V

Giống Thạch

sùng

Hemidactylus







1


Hemidactylus bowringii

+




+

+

2


Hemidactylus frenatus

+

+

+

+

+

+

3


Hemidactylus ganotii

+

+



+

+

4


Hemidactylus platyurus

+

+

+


+

+

VI

Giống Thạch

sùng dẹp

Hemiphyllodactylus







1


Hemiphyllodactylus kiziriani*


+

+

+

+


2


Hemiphyllodactylus cf. Serpispecus





+


3


Hemiphyllodactylus sp.1





+


4


Hemiphyllodactylus sp.2





+


Ghi chú: (*): loài ghi nhận mới cho tỉnh; (**): loài mới cho khoa học; (sp.): loài chưa định loại được; (cf): loài gần giống. Địa điểm nghiên cứu: VC=Viêng Chăn, LPB=Luông Pha Bang, UĐX=U Đôm Xay, XK= Xiêng Khoảng, HP = Húa Phăn, KM = Khăm Muôn.


3.1.1. Các loài phát hiện mới.

- Loài mới cho khoa học: Trong khuôn khổ nghiên cứu này, kết quả luận án đã mô tả 06 loài mới cho khoa học như sau:

1). Thằn lằn ngón mường phương (Cyrtodactylus muangfuangensis) Sitthivong, Luu, Ha, Nguyen, Le & Ziegler, 2019.

Mẫu vật thu được: 05 mẫu, 01 mẫu đực trường thành, 01 mẫu cái trường thành và 03 mẫu cái bán trường thành. Kích thước: SVL: 58,5-83,9 mm; TaL: 69,1-104,1 mm.

Đặc điểm hình thái: Màu nền xám nâu nhạt, với vân lưng màu nâu sẫm; mặt trên đầu có những đốm nâu sẫm không đều; sọc sẫm kéo dài từ lỗ mũi đến tai; có năm khoanh ngang màu sẫm ở thân dạng không đều, mỗi dải có viền màu nâu sẫm hơn ở phía trước và phía sau; mặt trên các chi có đốm đen; mặt trên của đuôi phần gốc màu xám nâu nhạt với các dải tối, dải tối rộng hơn một chút so với dải sáng; bề mặt dưới của đầu, thân và tay chân màu trắn kem và hơi xám ở phần dưới đuôi.

Đặc điểm sinh thái: Mẫu của loài mới được thu trong khoảng thời gian từ 19h 00 đến 21h 00, trên các vách đá, ở độ cao 255-289 m. Môi trường sống xung quanh là rừng núi đá vôi thuộc địa bàn huyện Mường Phương tỉnh Viêng Chăn.

Loài Thằn lằn ngón mới được mô tả dựa trên các sự khác biệt với các loài đã biết khác của giống Cyrtodactylus về đặc điểm hình thái và quan hệ di truyền. So sánh loài mới với các loài tương tự về hình thái từ Thái Lan, Việt Nam và các loài còn lại từ Lào. Loài mới gần giống với loài C. dumnuii C. tigroides về kích thước cơ thể, hoa văn ở lưng và cách sắp xếp vảy lỗ trước huyệt và đùi. Tuy nhiên, loài mới có thể được phân biệt với hai loài trên về số lượng hàng vảy bụng. Hơn nữa, khu vực loài C. muangfuangensis được phát hiện cách khu vực ghi nhận khi mô tả loài C. dumnuii ở Bản Thakilek, huyện Chiang Dao, tỉnh Chiang Mai, Thái Lan khoảng 320 km theo đường thẳng và


cách khu vực ghi nhận khi mô tả loài C. tigroides ở Ban Tha Sao Huyện Sai- Yok, Tỉnh Kanchanaburi, miền Tây Thái Lan khoảng 550 km (theo đường thẳng) gần biên giới với Myanmar. Mặt khác, dữ liệu phân tích sinh học phân tử cho thấy loài mới thuộc nhóm C. phongnhakebangensis với các loài thích nghi ở vùng núi đá vôi ở cả hai bên của dãy Trường Sơn. Cây phân tích phát sinh chủng loại cũng chỉ ra loài mới như một loài chị em với C. pageli, loài này cũng được tìm thấy ở tỉnh Viêng Chăn với điểm phát hiện cách nhau khoảng 50 km, về hình thái, loài mới có thể phân biệt rõ ràng với C. pageli ở số lượng vảy bụng và vảy lỗ trước huyệt ở cả hai giới và sự sai khác về mặt di truyền C. muangfuangensis C. pageli là 18% dựa trên một đoạn gen COI (Cytochrome oxidase I) ty thể (hình 3.1).

Hình 3 1 Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus muangfuangensis VNUF R 2018 32 con đực 2

Hình 3.1. Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus muangfuangensis

(VNUF R.2018.32) con đực. Nguồn ảnh: Saly Sitthivong.


2). Thằn lằn ngón Húa Phăn Cyrtodactylus houaphanensis Schneider, Luu, Sitthivong, Teynié, Le, Nguyen & Ziegler, 2020.

Mẫu vật thu được: 03 mẫu, 02 mẫu đực trường thành và 01 mẫu cái trường thành. Kích thước: SVL: 75,8-82,6 mm; TaL: 59,1-90,1 mm; vảy môi


trên 9 và 10; vảy môi dưới 8 và 9; vảy bụng 35; củ lồi ở lưng 20 hàng; vảy lỗ trên lỗ huyệt ở con đực 6; không có vảy lỗ ở đùi; vảy dưới đuôi mở rộng.

Đặc điểm hình thái: Đầu màu đất và lưng màu nâu sẫm với hoa văn màu vàng; một vòng gáy không liên tục kéo dài từ góc sau của mắt trên màng nhĩ đến cổ, màu nâu sẫm, kết thúc bằng hai đốm đen; đầu có các đốm nâu sẫm; lưng có năm dải màu nâu sẫm không đều và đôi khi đứt quãng ở mặt sau giữa các chi; bề mặt bụng màu vàng-be; mặt trên chi trước và chi sau có dải sẫm màu không đều; đuôi có các vòng màu nâu sẫm 10 vòng và được cách với 10 vòng màu vàng trắng.

Đặc điểm sinh thái: Loài mới được tìm thấy trên một tảng đá lớn được bao phủ một phần bởi thảm thực vật cách mặt đất 1,2-2 m, được phát hiện vào ban đêm (20h 30-20h 45) trong mùa mưa dưới chân núi đá vôi gần khu canh tác quy mô nhỏ, dạng rừng thứ sinh lẫn cây bụi không còn cây rừng lớn. Thuộc địa bàn huyện Viêng Xay tỉnh Húa Phăn.

Cyrtodactylus houaphanensis khác với tất cả các loài trong giống, trong nhóm C. wayakonei có ít nhất 3,3% sự khác biệt về di truyền trong gen COI. Loài mới này có hình thái giống C. chauquangensis và được thể hiện là đơn vị phân loại chị em với C. puhuensis theo phân tích di truyền, và nó khác ở chỗ không có lỗ đùi (hình 3.2).

Hình 3 2 Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus houaphanensis IEBR A 2013 109 Mẫu đực 3


Hình 3.2. Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus houaphanensis

(IEBR A.2013.109) Mẫu đực. Nguồn ảnh: A. Teynié.

3). Thằn lằn ngón ngoi Cyrtodactylus ngoiensis Schneider, Luu, Sitthivong, Teynié, Le, Nguyen & Ziegler, 2020.

Mẫu vật thu được: 04 mẫu, 01 mẫu đực trường thành và 03 mẫu cái trường thành. Kích thước: SVL: 62,9-95,3 mm; TaL: 77,4-101,8 mm; vảy môi trên 6-9; vảy môi dưới 8-11; vảy bụng 38-43; củ lồi ở lưng 15-21 hàng; hiện tại các vảy xương đùi to ra; có 7 vảy lỗ trên lỗ huyệt cả con cái và đực, và có 14 vảy lỗ trên đùi con đực nhưng không có ở con cái.

Đặc điểm hình thái: Hình thái trong tự nhiên đầu và lưng có nền màu nâu; đầu có đốm nâu sẫm; vòng gáy hình chữ U, đôi khi bị gãy đứt, chạy từ góc sau của mắt qua vòi nhĩ đến cổ màu nâu sẫm, có viền màu vàng tươi; cổ có ba sọc màu nâu viền màu vàng, có năm dải ngang màu nâu giữa các chỗ chèn chi, có viền màu vàng sáng ở giữa đậm hơn; mặt lưng của chi trước và chi sau có các vân màu nâu và nâu sẫm xen kẽ; đuôi màu nâu ở mặt lưng với 9-10 dải màu nâu nhạt; bề mặt bụng màu be sang kem.

Đặc điểm sinh thái: Loài mới được tìm thấy trên một tảng đá vôi gần hang động (ở độ cao 402 m), cách mặt đất khoảng 0,2-1 m. được phát hiện vào ban đêm từ 20h 30-21h 15 trong cuối mùa mưa. Ở khu rừng núi đá vôi thuộc địa bàn huyện Mường Ngoi tỉnh Luông Pha Bang.

Cyrtodactylus ngoiensis khác với các đồng loại có quan hệ họ hàng gần khác bởi ít nhất 11,6% sự khác biệt về di truyền gen COI. Loài mới được cho là thành viên của nhóm loài C. wayakonei, nhưng về hình thái lại gần với giống

C. dumnuii từ Thái Lan. (hình 3.3).

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí