Tình Hình Tài Sản Nguồn Vốn Của Công Ty Qua 3 Năm 2011­2013

là do đặc thù ngành xây dựng, lao động trực tiếp chủ yếu là Công nhân, làm việc tại các công trường.

Theo trình độ học vấn thì lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ nhỏ nhất chỉ chiếm 10% trong tổng cơ cấu. Còn lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn nhất nhưng có xu hướng giảm qua các năm như năm 2011 có122 lao động chiếm 53,04%, năm 2012 giảm xuống còn 111 lao động, năm 2013 còn 103 lao động. Hầu hết lao động đại học, cao đẳng trung cấp có xu hướng tăng, đặc biệt lao động đại học năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7 người. Năm sau thì tăng

nhẹ từ 22 lao động lên 24 lao động. Điều này chứng tỏ đội ngũ lao động của

Công ty không những ổn định và còn được nâng cao về chất lượng.

Theo giới tính: đội ngũ lao động của Công ty có sự chênh lệc giữa nam và nữ, trong đó lao động nam chiếm hơn 80% và tăng đều qua các năm. Còn lao động nữa chỉ chiếm hơn 10%. Nguyên nhân là do tính chất công việc của ngành xây dựng yêu cầu có sức khỏe và thiên về kỹ thuật hơn.

Như vậy lực lượng lao động của Công ty có tăng dần về mặt số lượng qua 3 năm, lao động từ khoảng 21­40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn hơn, sử dụng đa phần là lao động trực tiếp. Do đặc điểm SXKD của Công ty là xây dựng công trình và làm nhiều việc nặng nhọc nên tỷ lệ lao động nam chiếm phần lớn và tang qua các năm. Tuy nhiên chất lượng lao động của Công ty vẫn còn thấp, hầu hết lao động vẫn ở trình độ cao đẳng và phổ thông. Chính vì vậy Công ty cần có những chính sách đào tạo, quản lý nhân lực để cải thiện chất lượng lao động của Công ty.


3.1.5 Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty

Trong sản xuất kinh doanh vồn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong 3 yếu tố chính là vồn, lao động, công nghệ.Tuy nhiên để quản lý hiệu quả thì các nhà quản trị cần phải giám sát các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán và phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Cụ thể qua bảng 3.2 sau:


Bảng 3.2: Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2011­2013





Nội dung

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh (%)


Số lượng (Đồng)


Cơ cấu (%)


Số lượng (Đồng)


Cơ cấu (%)


Số lượng (Đồng)

Cơ cấu (%)


2012/2011


2013/2012


BQ

1

Tổng tài sản

17.781.365.475

100

25.916.278.97

7

100

24.249.626.878

100

145,75

93,57

116,78


Tài sản ngắn hạn

15.308.105.217

86,09

21.354.464.16

7

8240

21.851.914.353

90,11

139,50

102,33

119,48


Tài sản dài hạn

2.473.260.258

13,91

4.561.814.810

2,36

2.397.712.525

10,97

184,45

52,57

98,47

2

Tổng nguồn vốn

17.781.365.475

100

25.916.278.97

7

100

24.249.626.878

100

145,75

93,57

116,78


Nợ phải trả

8.773.537.663

49,34

17.629.878.30

6

68,03

15.859.961.993

65,40

200,94

89,96

134,45


Vốn CSH

9.007.827.812

50,66

8.286.400.671

31,97

8.389.664.885

34,56

91,99

101,25

96,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội - 8

(Nguồn: Phòng Tài chính­ kế toán)



51

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản năm 2011 là khoảng

hơn 17,78tỷ. Sang năm 2012 tổng tài sản của công ty là hơn 25,9 tỷ tăng

khoảng 8,34 tỷ tương ứng tăng 45,75%. Nguyên nhân tổng tài sản năm 2012

tăng do tài dài hạn cùng tăng, điều đó cho thấy công ty đã đầu tư thêm các

trang thiết bị, máy móc để phục vụ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 2013, tổng tài sản giảm xuống còn khoảng 24,24 tỷ đồng, tốc độ giảm so với năm 2012 là 6,43%. Nguyên nhân là do sự biến động về TSNH và TSDH cụ thể:

­ Tài sản ngắn hạn:

TSNH của công ty tăng lên rồi giảm xuống về mặt giá trị, nhưng xét về mặt tỷ trọng chiếm trong tổng số tài sản thì tăng đều qua các năm. Năm 2011, TSNH là hơn 15,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 86,09%. Năm 2012, tổng giá trị là

21,35 tỷ

đồng, tăng hơn 6,04 tỷ

so với năm 2011 với tốc độ

tăng là 39,5%.

Đồng thời tỷ trọng của tài sản ngắn hạn cũng tăng, với tỷ trọng là 82,4% trên tổng tài sản. Năm 2013, tài sản ngắn hạn ở mức tăng nhẹ đạt trên 21,85 tỷ đồng, tăng hơn 0,49 tỷ đồng so với năm 2012, với tốc độ tăng là 2,33%, với tỷ trọng 90,11%.

­ Tài sản dài hạn:

Năm 2011 tổng TSDH khoảng 2,47 tỷ

đồng, chiếm tỷ

trọng 13,91%

trong tổng tài sản. Năm 2012 tổng TSDH đạt giá trị

4,39 tỷ

đồng, tăng hơn

2,08 tỷ đồng so với năm 2010, với tốc độ tăng 84,45% và tỷ trọng cũng tăng đạt 17,6% tổng tài sản. Nhưng sang năm 2013 giá trị giảm xuống chỉ còn 2,39 tỷ đồng, giảm hơn 2,16 tỷ đồng, với tốc độ giảm 47,44% so với năm 2012, tỷ trọng giảm còn 9.89%.

Do tốc độ giảm của tài sản dài hạn trong năm 2013 so với năm 2012 là 47,44% trong khi đó tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chỉ đạt 2,33% vì vậy làm cho tổng giá trị tài sản năm 2013 giảm đi 6,43% so với năm 2012.

Cùng với sự

biến động của tổng tài sản là sự

biến động của tổng

nguồn vốn. Nguồn vốn năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, tăng hơn 8 tỷ làm cho tốc độ tăng hơn 45%. Sang năm 2013 thì nguồn vốn của Công ty có

sự giảm nhẹ

so với năm 2012, giảm hơn 1 tỷ

đồng. Nguyên nhân là do sự

biến đống về Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở của Công ty. Cụ thể:

­ Nợ phải trả:

Nợ phải trả năm 2011 là 8,73 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,34% trên tổng nguồn vốn. năm 2012, công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà VCSH tăng lên không kịp với tốc độ tăng của quy mô, vì vậy công ty đã tăng lượng tiền vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác làm cho nợ phải trả tăng lên 17,62 tỷ đồng, tăng 8,85 tỷ đồng so với năm 2011với tốc độ tăng 100,94%, tỷ trọng cũng tăng lên 68,03%. Năm 2013, quy mô kinh doanh có giảm xuống, bên cạnh đó năm 2013 công ty đã trả bớt nợ vay, làm nợ phải trả giảm xuống còn khoảng 15,85 tỷ đồng, làm cho phần vốn cũng giảm xuống còn 65,4%.

­ Vốn chủ sở hữu:

VCSH có sự biến động khá rõ rệt, cụ thể: Năm 2011 vốn chủ sở hữu khoảng 9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,66%. Năm 2012 vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 8,28 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng trưởng giảm là 8,01% và tỷ

trọng giảm xuống chỉ còn 31,97% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013 nguồn

VCSH lại có xu hướng tăng lên 8,38 tỷ

đồng, tăng 0,1 tỷ

với tốc độ

tăng

trưởng, tăng 1,25% so với năm 2011, đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên 34,6%.

Xét về

mặt tỷ

trọng, năm 2012 tỷ

trọng VCSH giảm, do tốc độ

tăng

của VCSH không đáp ứng được tốc độ mở rộng quy mô kinh doanh, dẫn đến

việc huy động và sử

dụng nguồn vốn chưa hiêu quả

và an toàn. Đến năm

2013, tỷ trọng VCSH trên tổng NV có tăng trở lại, việc tăng trở lại này là một dấu hiệu tốt cho năm 2013.

Nguyên nhân do năm 2012 nhu cầu vốn tăng cao làm chi nợ phải trả

tăng theo điều này là không tốt vì sẽ dẫn đến chi phí tài chính tăng theo. Đến năm 2013 tốc độ nhu cầu về vốn được kìm hãm và tình hình NV có khả quan hơn. Nguồn VCSH tăng trở lại trong năm 2013 là một dấu hiệu rất tốt, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả.


3.1.6 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội

Là công ty xây dựng nên HĐSXKD chủ yếu của công ty là thi công xây

dựng mới, nâng cấp cải tạo, hoàn thiện, trang trí nội ngoại nội thất, thiết kế tổng mặt bằng kiến trúc, khảo sát địa chất công trình kỹ thuật, tư vấn kiểm định chất lượng. Các công trình dân dụng và công nghiệp.

3.1.6.1 Tình hình SXKD của Công ty

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 có sự biến động khá lớn. Ta có thể thấy rõ sự biến động qua bảng 3.4

sau:

­ Doanh thu thuần qua các năm có sự biến động lớn, năm 2011 doanh thu thuần có hơn 40 tỷ đồng, nhưng đến năm 2012 doanh thu thuần đạt hơn 43 tỷ đồng, tăng hơn 7%. Sang năm 2013 doanh thu thuần giảm mạnh so với năm 2012, Giảm hơn 8 tỷ đồng tương ứng giảm 18,32%. Nguyên làm doanh thu thuần tăng giảm mạnh như vậy là do toàn ngành nói chung và ngành xây

dựng nói riêng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, làm cho hoạt động sản

xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn và rơi và đình trệ. Công ty phải đối mặt

với sự sụt giảm mạnh về nhu cầu nhà ở, văn phòng, các công trình dân dụng bên cạnh đó giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao. Làm cho các công trình không thể thu hồi vốn, các dự án khác phải dãn tiến độ và buộc phải ký hợp đồng từng giai đoạn để chia sẻ rủi ro.

Tương

ứng với sự

biến động của doanh thu thuần thì lợi nhuận gộp

cũng Công ty cũng biến động theo. Cụ thể năm 2012 lợi nhuận giảm mạnh 18,22% tương ứng giảm hơn 1 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận

tăng nhẹ

so với năm 2012 tăng gân 700 triệu đồng. Sự

biến động của lợi

nhuận là do chịu ảnh hưởng của giá vốn hàng bán. Cụ thế giá hàng năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, tăng hơn 4 tỷ. Năm 2013 giá vốn hàng bán giảm mạnh so với năm 2012, giảm hơn 8 tỷ đồng. Sở dĩ có sự tăng mạnh của giá vốn hàng bán là do giá nguyên vật liệu trong ngành xây dựng ngày càng tăng cao và Công ty cũng phải tăng lương cho công nhân. Tuy nhiên, mức lợi nhuận gộp của Công ty đã tăng nhẹ, đây là một điều đáng mừng cho Công ty.

Lợi nhuần thuần từ HĐSXKD của Công ty hàng năm biến đổi tỷ lệ

thuận với lợi nhuận gộp nhưng tỷ lệ biến động thấp hơn rất nhiều. Do Công ty không có chi phí tài chính, chi phí bán hàng nên sự biến động của lợi nhuận thuần chịu ảnh hưởng của lợi nhuận gộp, doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí quản lí. Năm 2012 lợi nhuận thuần giảm mạnh so với năm 2011, giảm hơn 13,66% tương ứng với hơn 28 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong giai

đoạn này tốc độ giảm của lợi nhuận gộp cao hơn rất nhiều lần so tốc độ

giảm của chi phí quả lí. Sang năm 2013 lợi nhuận thuần tăng gần hơn 277

triệu đồng (tương ứng với 152,12%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do sự tăng lên của lợi nhuận gộp.

Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế

có xu hướng giảm mạnh từ

năm

2011 điến năm 2013. Cụ thể năm 2012 giảm hơn 27 triệu so với năm 2011,

năm 2013 tiếp tục giảm hơn 59 triệu so với năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ giảm mạnh của lợi nhuận. Mặt khác các khoản thu khác và lợi nhuận khác là không đáng kể, thậm chí còn bị âm (năm 20012 lợi nhuận khác âm hơn 300 triệu). Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm mạnh làm cho lợi nhuận sau

thuế TNDN cũng giảm theo và luôn rơi vào trạng thái âm. Đây là một dấu

hiệu xấu, không tốt cho Công ty. Công ty cần có chiến lược, chính sách thiêt thực để thoát khỏi tình khỏi tình trạng như hiện nay.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí