Tổ Chức Bộ Máy Và Công Tác Phối Hợp Trong Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch

cũng bắt đầu chủ động hơn trong hoạt động cung cấp, giới thiệu các thông tin về phố cổ Hà Nội tới người dân và khách du lịch trong và ngoài nước.

Năm 2012, phối hợp với trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch của Sở Thông tin- Truyền thông, Ban quản lý phố cổ trong việc biên soạn cuốn “Sổ tay du lịch” quảng bá về giá trị lịch sử văn hóa Khu phố cổ Hà Nội, các hoạt động tại các điểm di sản, đêm hội trung thu phố cổ v.v.. cung cấp thông tin cần thiết cho các du khách trong và ngoài nước khi đến với quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên hoạt động này đã không được duy trì liên tục do vậy đến nay thật khó bắt gặp được hình ảnh của cuốn sách này trên tay khách du lịch hay tại các điểm di tích cũng như các điểm dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Năm 2014, website http://phocohanoi.gov.vn/bắt đầu hoạt động và trở thành kênh thông tin phổ biến, cập nhật các thông tin liên quan đến phố cổ Hà Nội gồm: giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển, các tin tức hàng ngày, các dự án, hợp tác, các văn bản pháp lý và các thông tin về du lịch phố cổ. Phát triển website này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng tìm kiếm thông tin của khách du lịch ngày nay. Điều đáng tiếc là cho đến nay website vẫn chưa thực sự hoàn thiện, các thông tin rất ít về số lượng, phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp chưa hoạt động. Hơn nữa việc tên website chỉ viết dưới dạng tiếng Việt không dấu có thể là một hạn chế dẫn đến việc du khách quốc tế không biết hoặc khó tìm ra địa chỉ website.

Ngoài ra nhiều chương trình, hoạt động tại chỗ cũng đã được triển khai nhằm giới thiệu về những nét đẹp, những giá trị truyền thống và hiện đại của phố cổ Hà Nội tới người dân và du khách đến với phố cổ.

Năm 2013 Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức Chương trình giới thiệu nghề truyền thống phố cổ Hà Nội kéo dài từ ngày 26/7 đến ngày 30/8/2013. Đây là chuỗi hoạt động nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội, đồng thời quảng bá cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nội cổ. Các hoạt động diễn ra tại

đình Kim Ngân (42 - 44 Hàng Bạc), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào) và Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây.

Năm 2014 ban quản lý phố cổ Hà Nội đã tổ chức hoạt động văn hóa “Nghề kim hoàn qua bàn tay nghệ nhân” nhằm giới thiệu với nhân dân Thủ đô và du khách về một nghề truyền thống đã từng gắn bó với 36 phố phường xưa.

Năm 2015 triển lãm “ Kẻ chợ- Phố cổ: Trường tồn và Phát triển” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội – 50 Đào Duy Từ trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse (Cộng hòa Pháp) đã cung cấp cho người xem thông tin đầy đủ về Phố cổ Hà Nội và giúp cho người dân Thủ đô cũng như du khách hiểu biết để trân trọng, giữ gìn giá trị, vẻ đẹp tiềm ẩn của khu Phố cổ Hà Nội

Các hoạt động văn hóa trên không chỉ để tôn vinh di sản và quảng bá du lịch mà còn nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và đặc trưng phố nghề xưa.

Nhìn chung công tác quảng bá, xúc tiến du lịch phố cổ Hà Nội mặc dù đã bắt đầu được triển khai nhưng còn hiệu quả chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của địa bàn. Theo khảo sát của tác giả về nguồn thông tin mà khách du lịch biết về phố cổ Hà Nội, kết quả thu được như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.


100.0%

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội - 11

90.0%

80.0%

70.0%

60.0%

50.0%

40.0%

30.0%

20.0%

10.0%

0.0%

56.0%

26.4%

27.2%

4.8%

0.8%

5.6%

12.0%

1.6%

Biểu đồ 2.8: Các kênh thông tin khách du lịch biết về phố cổ Hà Nội


Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả


Kết quả trên cho thấy cao nhất là có 56% khách du lịch được hỏi biết về phố cổ Hà Nội qua các sách và tài liệu hướng dẫn du lịch. Đáng tiếc là các loại sách mà du khách có thể tiếp cận và sử dụng nhiều nhất là các cuốn sách của các nhà xuất bản, các hãng phát hành nước ngoài như Lonely Planet hay Insight Guides… Thực tế là công tác nghiên cứu, thiết kế các ấn loại ấn phẩm giới thiệu, hướng dẫn về du lịch phố cổ Hà Nội còn bị coi nhẹ và chưa được đầu tư đúng mức. Trong khi đó các kênh thông tin phổ biến khác như: phương tiện tryền thông đại chúng, hội chợ triển lãm, đại lý du lịch… thì hiệu quả vô cùng thấp với tương ứng 4,8%, 0,8% và 5,6% khách du lịch biết qua đó. Rõ ràng 2 trong 3 kênh thông tin đó có sức lan tỏa rất rộng lớn và cũng đòi hỏi sự đầu tư về mặt tài chính lớn nhất nhưng lại đem lại kết quả đáng thất vọng nhất. Khó khăn về nguồn tài chính là hiển nhiên nhưng quan trọng nhất là chúng ta chưa có những sự lựa chọn phù hợp và đúng trọng điểm khi thực hiện triển khai quảng bá qua các hình thức này.

2.2.6. Tổ chức bộ máy và công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về du lịch

Phố cổ Hà Nội là một điểm đến thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ở cấp trung ương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trực tiếp là Bộ VHTTDL và Tổng cục Du lịch.

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển theo chiều rộng. Để phù hợp với điều kiện mới, Chính phủ đồng ý chủ trương tái lập lại các Sở Du lịch ở địa phương có điều kiện và có nhu cầu. Ngày 28/7/2015, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định số 18/2015/QĐ - UBND về việc tái thành lập Sở Du lịch Hà Nội. Theo Quyết định này, Sở Du lịch Hà Nội được thành lập trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VHTT & DL) TP Hà

Nội. Sở Du lịch (DL) có tên giao dịch quốc tế: Department of Tourism of Ha Noi City, trụ sở số 17 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.

Sở Du lịch Hà Nội sau khi thành lập sẽ có chức năng tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về du lịch. Theo đó, Sở sẽ thực hiện các giải pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương…Sở cũng có chức năng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP theo quy định của pháp luật. Quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách thuê; Quản lý các hoạt động kinh doanh vận tải hành khách…Ngoài ra, Sở Du lịch còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt.

Việc tách Sở Du Lịch thành một đơn vị độc lập ra khỏi sở Văn hóa thể thao thể hiện quyết tâm ưu tiên phát triển du lịch Hà Nội mà trong đó phố cổ là trọng điểm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của UBND thành phố Hà Nội.

Như vậy ở cấp địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với hoạt động du lịch ở phố cổ Hà Nội là UBND thành phố Hà Nội trong đó gồm có Sở du lịch Hà Nội và các phòng ban chức năng khác.

Cùng với sự chỉ đạo từ các cơ quan từ cấp trung ương và thành phố, hoạt động du lịch ở khu phố cổ Hà Nội còn chịu sự quản lý trực tiếp của UBND quận Hoàn Kiếm trong đó bao gồm phòng VHTT quận là đơn vị tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một số lĩnh vực trong đó có du lịch.

Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị di sản khu phố cổ, khu phố cũ Hà Nội, ngày 15/4/1995, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 857/QĐ-UB về việc thành lập Ban quản lý Dự án cải tạo thí điểm khu Phố cổ, khu Phố cũ Hà Nội sau đó được đổi tên thành Ban quản lý Phố cổ Hà Nội vào năm 1998. Qua 20 năm hoạt động, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã có rất nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả giúp cải thiện và nâng cao chất lượng của công tác quản lý nhà nước về du lịch trong khu vực phố cổ. Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã triển khai nhiều đề án về qui hoạch, bảo tồn các công trình kiến trúc cổ cũng như các hoạt động khôi phục, giới thiệu các nghề và loại hình nghệ thuật truyền thống trong khu vực phố cổ.

Như vậy tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đã hình thành hệ thống xuyên suốt từ trung ương đến địa phương góp nâng cao phần hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai nghiêm túc và hiệu quả, nhờ đó hoạt động du lịch trên địa bàn phố cổ Hà Nội đã đạt được những thành quả quan trọng.

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân


a) Ưu điểm


Như vậy với sự quan tâm, chỉ đạo của chính phủ, UBND thành phố, sự nỗ lực của UBND quận Hoàn Kiếm và các cơ quan chuyên môn là Bộ, Sở VHTTDL, phòng VHTT quận Hoàn Kiếm, công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội đã và đang ngày càng được hoàn thiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định.

Công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch được chú trọng với các kết quả quan trọng đạt được như: Giai đoạn 1 của đề án giãn dân phố

cổ đã bắt đầu được thực hiện, Tuyến phố đi bộ được mở rộng sang khu bảo tồn cấp I…

Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch được đầu tư chỉnh trang và nâng cấp với 75/79 tuyến hè và thoát nước được cải tạo, sắp xếp đường dây đi nổi của 79/79 tuyến phố ..

Công tác xây dựng, ban hành, thực hiện văn bản qui phạm pháp luật và tuyển truyền, phố biến giáo dục pháp luật đã được thực hiện một cách nghiêm túc với một số văn bản quan trọng được ban hành và đưa vào thực hiện như: Đề án 378 về “Xây dựng một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ” và Qui chế quản lý qui hoạch – kiến trúc khu phố cổ Hà Nội.

Công tác quảng bá, xúc tiến và hợp tác du lịch, tuyên truyền phổ biến pháp luật bước đầu đã được cải tiến về nội dung và hình thức với nhiều.

Bộ máy tổ chức quản lý ngày càng được chuyên môn hóa cao đặc biệt với việc thành lập Sở Du lịch Hà Nội vào năm 2015.

Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du lịch và nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Nhiều công trình di tích có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, văn hóa đã được khôi phục, bảo tồn và bắt đầu được đưa vào phục vụ khách du lịch tham quan, tìm hiểu.

b) Nguyên nhân


Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ đối với không chỉ riêng quận Hoàn Kiếm hay thành phố Hà Nội mà còn của cả nước, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, thành phố Hà Nội đã dành sự quan tâm rất lớn cũng như chỉ đạo nhiều chính sách, chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch ở đây. Các cơ quan chức năng như Bộ VHTTDL và Sở DL Hà Nội (Sở VHTTDL Hà Nội cũ) đã luôn nỗ lực trong công tác chuyên môn để nghiên cứu, đề xuất các giải

pháp cũng như cùng với UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện các chính sách về quản lý nhà nước về du lịch của chính phủ và thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương ngày càng được hoàn thiện, sự phân cấp rõ ràng, chuyên môn hóa cao, phù hợp với những yêu cầu mới đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa bàn cũng là một nguyên nhân quan trọng giúp cho các chính sách và các hoạt động thực hiện công tác này ngày càng trở nên thiết thực, hiệu quả hơn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân


a) Những hạn chế


Thực tế cho thấy, mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại phố cổ Hà Nội vẫn còn mang nặng tính hình thức, thiếu kết nối, hiệu quả thấp. Việc bảo tồn phố nghề, tuyến phố chuyên doanh các công trình di tích… chủ yếu lấy từ nguồn vốn ngân sách nên mới thực hiện với số lượng hạn chế. Để có được sự đồng thuận của người dân phố cổ, hai dự án trùng tu tại Lãn Ông và Tạ Hiện đã phải chọn cách làm bao cấp 100% kinh phí. Nghĩa là 40 tỷ đồng đã được đầu tư cho hơn 200 m phố này, với đối tượng hưởng lợi trực tiếp là những người dân ở lớp nhà ngoài cùng. Mỗi dự án mất một thời gian dài nghiên cứu và hơn một năm triển khai, như vậy phải rất lâu nữa 19 ha khu trung tâm của phố cổ (được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Trần Nhật Duật) mới có thể được chỉnh trang hoàn toàn để trở lại với hình dáng cũ.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại phố cổ tuy đã tăng hơn về số lượng nhưng chất lượng và cách thức tổ chức thực hiện vẫn mang tính phong trào, chất lượng chưa cao. Ví dụ chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại ngã tư Hàng Buồm và Mã Mây hiện nay, các nghệ sĩ sử dụng nhạc điện tử thu sẵn làm nhạc đệm cho các phần biểu diễn của mình, trang phục

biểu diễn thiếu chỉn chu… dẫn đến việc làm giảm hiệu quả giới thiệu, quảng bá về nét đặc sắc của nghệ thuật truyền thống Việt Nam với du khách.

Công tác xây dựng sản phẩm du lịch vẫn còn thiếu trọng tâm, cho đến nay phố cổ Hà Nội hoàn toàn không có sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng, thể hiện được tài hoa, sự tỉ mỉ, sáng tạo vốn có của các nghệ nhân ở các phố nghề trên địa bàn.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch mang nặng tính hình thức. Rất nhiều các phương tiện, công cụ, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động này được đầu tư rồi để đấy mà hoàn toàn không thực hiện được chức năng của mình.

Và yếu kém nhất đó là công tác thanh tra kiểm tra hoạt động du lịch, xử lý các khiếu nại của khách du lịch chưa được thực hiện nghiêm ngặt, nhiều gánh hàng rong, đánh giày tại khu vực phố cổ thường chèo kéo, chặt chém du khách với giá dịch vụ, sản phẩm gấp 10 lần bình thường khiến cho tình hình an ninh trật tự ở khu phố cổ trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

b) Nguyên nhân


* Nguyên nhân khách quan


Hiện nay công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn phố cổ Hà Nội gặp nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch - kiến trúc. Nguyên nhân chủ yếu do mật độ dân cư đông, nhà ở xuống cấp. Theo thống kê, toàn khu vực có 570 hộ với 2.152 nhân khẩu sống xen lẫn trong các đình, đền chùa, cơ quan, trường học, 1.623 hộ sống trong các nhà xuống cấp nguy hiểm, nhà đông hộ cần được di dời, 200 ngôi nhà có giá trị đặc biệt cần được bảo tồn. Mật độ dân cư cao gây áp lực lớn đến cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị. Mặc dù hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị quận đã đầu tư cải tạo song còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 23/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí