Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội


Kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trường hợp vi phạm, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội.

1.3.3. Bài học rút ra cho quận Hoàn Kiếm

Từ kinh nghiệm QLNN về động du lịch ở một thành phố có ngành du lịch phát triển, có thể rút ra một số bài học cho quận Hoàn Kiếm như sau:

Một là; Phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; xây dựng quy hoạch chi tiết tại các điểm du lịch, khu du lịch và những nơi có tiềm năng về du lịch. Thực hiện tốt việc công khai quy hoạch để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân biết và nắm bắt những thông tin cần thiết để có hướng đầu tư;

Hai là; Xây dựng chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng và khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Xác định các dự án, các hạng mục cần ưu tiên để tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng;

Ba là; Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo được liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch;

Bốn là; Quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương.;

Năm là; Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Tiểu kết chương 1

Nội dung Chương 1 đã khái quát các khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch như khái niệm về du lịch, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, nguồn nhân lực du lịch, kiểm tra, thanh tra; tổ chức quản lý du lịch. Ngoài ra, trong Chương này cũng trình bày vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự cần thiết phải phải có quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, các nhân tố ảnh hưởng quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về hoạt động du lịch. Trong Chương 1, Luận văn cũng đã trình bày kinh nghiệm của một số địa phương, nơi có ngành du lịch phát triển và làm tốt hoạt động quản lý nhà nước về du lịch đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 8

Việc nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận ở Chương 1 đặt nền tảng khung lý luận vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.


Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của quận Hoàn Kiếm

Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm của thành phố Hà Nội, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ. Đây là điều kiện thuận lợi giúp quận có thể giao lưu, trao đổi hàng hoá, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch.

Quận Hoàn Kiếm cũng là nơi tập trung nhiều các cơ quan quản lí nhà nước cấp Bộ, Ban, Ngành và cũng là địa điểm nhiều đại sứ quán của các nước. Có thể nói, cùng với quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị cũng như là trung tâm thương mại lớn của thành phố Hà Nội.

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Khu vực Hoàn Kiếm được hình thành cách đây gần 1.000 năm, còn khu phố cổ (36 phố phường) được hình thành từ đầu thế kỷ 19 thuộc Triều Nguyễn. Cùng với việc xây dựng hoàng thành, kinh thành, nhiều đình, đền, chùa...được xây dựng như: đình Kim Ngân, chùa Báo Ân, Báo Thiên, đền Vua Lê, Ngọc Sơn, Bà Triệu...

Từ năm 1886, vùng đất này phát triển về phía Nam hồ Hoàn Kiếm với những khu phố của người Châu Âu theo hệ thống bàn cờ.

Từ năm sau năm 1975, quận Hoàn Kiếm phát triển ra phía ngoài đê, hình thành các khu nhà ở tập thể của các cơ quan.

Do sự hình thành các khu vực theo từng giai đoạn nên quận Hoàn Kiếm được phân chia thành 3 khu vực:


Khu phố cổ gồm các phường: Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa Đông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một phần của 2 phường Lý Thái Tổ và Hàng Bông. Các công trình chủ yếu là nhà ở kết hợp với cửa hàng, mật độ xây dựng cao, đường giao thông nhỏ và ngắn.

Khu phố cũ gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Bài. Nhiều loại công trình như nhà ở, biệt thự, công sở, nhà hát, cửa hàng, khách sạn, bảo tàng, thư viện với những kiến trúc đẹp mắt.

Khu ngoài đê gồm 2 phường Phúc Tân và Chương Dương.

Trước đây, vùng đất Hoàn Kiếm là ngã 3 sông, nơi dòng sông Tô Lịch tách từ sông Nhị từ phường Giang Khẩu rồi chảy qua các phố phường. Hoàn Kiếm là đầu mối giao lưu với “tứ trấn” và cũng là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ 4 phương.

Từ năm 1954-1961, khu vực này gồm khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần của khu phố Hàng Cỏ, khu phố Hai Bà.

Từ năm 1961-1981, khu vực này có tên gọi là khu Hoàn Kiếm. Từ tháng 1/1981, khu Hoàn Kiếm chính thức được gọi là quận Hoàn Kiếm.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Tại khu vực Hoàn Kiếm, khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất là 380. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ thấp nhất khoảng từ 8- 100C. Độ ẩm trung bình là 84,5%.

Quận Hoàn Kiếm là quận chật hẹp nhất trong tất cả các quận, huyện Hà Nội. Với qui mô diện tích nhỏ hẹp, cùng với vị trí địa lý của Hoàn Kiếm, đã làm cho mỗi tấc đất của Hoàn Kiếm trở nên có giá trị cao hơn mọi nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn quận hầu như không đáng kể, chỉ khoảng 0,4 ha ở phường Chương Dương. Đây lại là vùng đất nằm trong hành


lang thoát lũ nên cũng rất khó có khả năng khai thác. Điều này chứng tỏ tình hình sử dụng đất của quận rất tốt nhưng đây cũng là khó khăn cho quận trong việc tiếp tục phát triển thêm các dự án kinh tế - xã hội khi có nhu cầu.

Hoàn Kiếm có 21,26 % diện tích tự nhiên là mặt nước sông Hồng. Diện tích này có giá trị lớn về cảnh quan, môi trường nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác. Nếu các biện pháp tổng thể của Chính phủ về chỉnh trị sông Hồng được triển khai, khi đó ý tưởng xây dựng thành phố ven sông được thực hiện, thì diện tích mặt nước sông Hồng mới thực sự được khai thác phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Hoàn Kiếm nói riêng và của cả thành phố nói chung.

2.1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội

Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung dân cư có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, là nơi sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như: chạm, khắc, kim hoàn, may, thêu, ren, đồ da, song, mây tre đan, hoa lụa, hoa giấy...

Trên địa bàn quận có các chợ lớn như: Đồng Xuân, Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào... Trong đó chợ Đồng Xuân là một khu thương mại lớn của quận nói riêng và toàn thành phố nói chung, đây là một trong những nhân tố phát triển kinh tế của quận, thu hút rất nhiều khách du lịch, tạo điều kiện cho quận phát triển hơn nữa ngành du lịch của địa phương.

Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại đây, quận Hoàn Kiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế tài chính. Trên cơ sở Nhà nước đổi mới chính sách tài chính ngân hàng và sự phát triển của các thành phần kinh tế, Hoàn Kiếm đang và sẽ trở thành trung tâm tài chính lớn của Hà Nội. Đây chính là một loại hình dịch vụ cao cấp - một hình thức dịch vụ dựa trên trí thức và dựa trên sự tiến bộ, văn minh của nền kinh tế.


Ở vị trí trung tâm Thành phố với vai trò trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm thương mại, dịch vụ, quận Hoàn Kiếm có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng.

2.1.1.3. Điều kiện văn hoá, xã hội

Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính là 18 phường, là nơi tập trung dân cư đông đú nên nguồn nhân lực của quận cũng tương đối dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động trong toàn quận chiếm 67%, trong đó có khoảng 60% có khả năng lao động. Hơn nữa, lực lượng lao động đông đảo này chủ yếu là lao động chất xám có tri thức nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quận. Tuy nhiên, so với nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay trên toàn thành phố thì con số này vẫn còn khá khiêm tốn.

Quận Hoàn Kiếm cũng đã áp dụng công tác vay vốn qu quốc gia giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân nhằm giải quyết tình trạng việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, trên địa bàn quận vẫn còn 7.443 lao động thất nghiệp, trong đó phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo: 80% cao đẳng, đại học và trên đại học: 12%; trung học: 5% và công nhân k thuật có bằng: 3%.

Quận Hoàn Kiếm cũng là vùng đất của những di tích văn hoá - lịch sử với 190 di tích, những di tích nổi tiếng như Hồ Gươm, tháp Rùa, nhà tù Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa Liên Trì), tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, Quảng trường 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân, khu Phố cổ Hà Nội... và đình thờ các ông tổ nghề như đình Lò Rèn, đình Hàng Giấy... Với quần thể di tích văn hoá lịch sử, di tích cách mạng gắn liền với truyền thống Thành phố ngàn năm văn hiến đã và đang được Chính quyền Thành phố quan tâm tôn tạo. Đây chính là thế mạnh, tiềm năng du lịch văn hoá của Quận, tạo nên sức hút với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Tuy nhiên, trên địa bàn


quận cũng có nhiều di tích đang xuống cấp, cần được tu tạo, bảo tồn. Nhiều đình chùa bị lấn chiếm đất đai cần có biện pháp xử lí để mang nét đẹp toàn diện cho vùng trung tâm của thành phố.

Quận Hoàn Kiếm cũng là nơi ghi dấu trong lịch sử ẩm thực của vùng đất thành phố với những đặc sản như chả cá Lã Vọng, phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư... Những món ăn này không chỉ thu hút nhiều khách du lịch trong nước mà cả du khách nước ngoài cũng tìm đến thưởng thức. Không những thế, Hoàn Kiếm có phố Tống Duy Tân đã được chọn là tuyến phố ẩm thực Việt Nam đầu tiên.

Có thể nói, Hoàn Kiếm với vị thế là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, có sự kết hợp hài hoà các yếu tố văn hoá trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch nên cần có nhiều hơn nữa các chính sách thích hợp trong công tác QLNN để một mặt hoà nhập, tiếp thu được tinh hoa của văn hoá nhân loại, đồng thời phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Quận Hoàn Kiếm là trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch thành phố, là trung tâm nội đô, có lịch sử gắn liền với truyền thống văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Vì vậy, quận Hoàn Kiếm là nơi có nhiều tiềm năng thế mạnh trong hoạt động phát triển du lịch, bao gồm:

* Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm) là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội với sự tích Vua Lê hoàn gươm. Giữa hồ có tháp Rùa, trên hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu...

Tháp Bút (hay là bút tháp) nằm ở cạnh hồ, đối với đài nghiên nằm ở bờ hồ. Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên, tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp Bút - đài nghiên - đề thơ lên trời xanh".

+ “Cụ Rùa”: Ngày trước “cụ rùa” sống trong lòng Hồ Gươm, rất hiếm khi


nổi lên mặt nước. Năm 1968, người ta bắt được một “cụ” nặng tới 230kg, dài 2,1m, ngang 1,2m, có độ tuổi từ 400-500 năm (tương ứng với thời gian Lê Thái tổ trả gươm).

* Đền Ngọc Sơn

Đền được xây dựng từ thế kỷ XIX. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc có công lãnh đạo quân dân đánh thắng quân Nguyên thế kỷ XIII.

* Cầu Thê Húc

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cầu được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm".

* Tháp Rùa

Tháp xây trên đảo Rùa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ XVII-thế kỷ

XVIII) thì chúa Trịnh Giang cho xây Tả vọng dinh trên đảo rùa là nơi vui chơi hóng mát, sau bị phá hỏng khi Lê Chiêu Thống lên nắm quyền.

* Phố cổ

Khu phố cổ Hà Nội, thường được gọi là ”Hà Nội 36 phố phường”, hình thành từ đầu thế kỉ XV, giới hạn bởi phía Bắc là phố Hàng Đậu, phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải và phía Tây là phố Phùng Hưng. Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái ngói rêu phong cổ kính, những ngôi nhà nhỏ hình ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian kiến trúc cổ đa dạng, sinh động.

Đặc điểm chung của các phổ cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí