Công Tác Quảng Bá Xúc Tiến Du Lịch

khảo sát của tác giả về sự ủng hộ của người dân phố cổ đối với công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ làm rõ hơn nữa chia sẻ của bà Hương.


40%

40%

20%

Đồng ý

Không đồng ý Không xác định


Biểu đồ 2.6: Quan điểm của người dân đối với công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.


Kết quả khảo sát cho thấy có đến 20% người dân không ủng hộ việc bảo tồn vì họ cho rằng việc nhà ở xuống cấp hoặc trở nên lạc hậu theo thời gian là chuyện đương nhiên và chính quyền nên cho phép người dân sửa sang, xây lại để họ có nhà mới đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Ngoài ra có 40% người dân được hỏi ủng hộ với việc bảo tồn nhưng họ không nhất trí với các chính sách về bảo tồn hiện nay của cơ quan quản lý và họ sẽ không chấp nhận việc bảo tồn nếu không có chính sách phù hợp đảm bảo quyền lợi của họ. Như vậy đồng thời với hoạt động nghiên cứu về mặt chuyên môn, các cơ quan quản lý của quận và thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc bảo tồn cũng như xem xét nguyên vọng của người dân để tìm ra được các chính sách, cách thức triển khai phù hợp và khả thi với nguồn lực hiện có của địa phương. Hy vọng với sự chung sức đồng lòng của các cấp chính quyền và người dân, những công trình đang mai một sẽ sớm được khôi phục và tiếp tục bảo tồn để góp phần khẳng định giá trị tinh thần,

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội - 10

thẩm mỹ quý báu của một Thủ đô hiện đại mà vẫn đậm nét truyền thống ngàn đời.

Bên cạnh bảo tồn, công tác quản lý, kiểm kê hiện vật, đồ thờ tự, di vật, cổ vật ở trong di tích trên địa bàn quận luôn được chú trọng thường xuyên ở tất cả các di tích, trung bình 6 tháng 1 lần, trong đó tập trung đối với những di tích quan trọng, đã được xếp hạng, nằm trong khu vực phố cổ. UBND quận Hoàn Kiếm đã chủ động phối hợp với Ban Quản lý di tích, danh thắng Thành phố tập trung phân loại, kiểm kê, bảo quản và tiến hành tổ chức giám định, xác lập hồ sơ khoa học cho các di vật, cổ vật, hiện vật, đồ thờ tự ở nhiều di tích quan trọng: Đình Yên Thái , đình, chùa Cầu Đông , Quán, chùa Huyền Thiên , đền Bạch Mã , Đền Phù Ủng , đình Thanh Hà , đình Phả Trúc Lâm, đình Nam Hương, đình Kim Ngân , chùa Kim Cổ … kịp thời phục vụ tốt cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích theo kế hoạch của quận và thành phố; các di vật, hiện vật, đồ thờ tự do thường xuyên kiểm kê, giữ gìn nên được bảo quản tốt, không để xảy ra hiện tượng mất cắp cổ vật, không có hiện tượng tự ý sơn sửa đồ thờ tự, tượng phật trong di tích. Thường xuyên coi trọng công tác kiểm tra chống vi phạm di tích, bảo vệ tốt di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý và Luật Di sản văn hoá, chủ động hướng dẫn các di tích không đưa tượng pháp, đồ thờ tự mới vào di tích khi chưa có ý kiến thoả thuận của ngành văn hóa và cơ quan quản lý cấp trên. Công tác đề phòng hỏa hoạn, cháy nổ, phòng chống úng ngập, lũ lụt cho di tích được thường xuyên quan tâm, chủ động phòng ngừa, nên nhiều năm qua quận Hoàn kiếm không để xảy ra một trường hợp nào ở trong di tích.

Không chỉ quan tâm đến bảo tồn các di sản vật thể, thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm cũng đã triển khai nhiều dự án nhằm mục tiêu bảo tồn di sản phi vật thể của khu phố, đó chính là những nếp sống, lễ hội và nghề truyền thống của người dân nơi đây.

Để phát huy truyền thống văn hóa của khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm, UBND Quận Hoàn Kiếm và Hội Di sản Văn hóa Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp thực hiện Đề án “Nghiên cứu tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”. Mục đích của Đề án là nghiên cứu bảo tồn các nghi thức cúng, tế lễ, đặc biệt là lễ hội trong các di tích thờ thiên thần, nhiên thần và nhân thần ở khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm. Tham gia thực hiện Đề án có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và những đơn vị quản lý văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Với 15 chuyên đề, Đề án đã nghiên cứu, xem xét 14 di tích và sự kiện cần được tổ chức lễ tế với nghi thức truyền thống, trong đó có 7 lễ hội theo nghi lễ đầy đủ, kế thừa nghi thức cổ truyền, vận dụng trong xã hội hiện đại, đặc biệt cố gắng có nghi thức “lễ rước” – nét độc đáo của lễ hội đường phố ngày nay (Lễ hội đền Bạch Mã, đền Yên Thái…). Các lễ hội như: Lễ hội vua Lê đăng quang và hội trả gươm, Lễ hội nghề Kim Hoàn, Lễ hội Trung thu phố cổ, Lễ hội Đông y – thuốc y học cổ truyền, Lễ hội truyền thống Liên khu I đều được xây dựng theo kịch bản mới, xuất phát từ truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng của dân tộc diễn ra ở địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Bên cạnh đó, các hoạt động giới thiệu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian như: Hát xẩm, ca trù, quan họ, chèo lần lượt được tổ chức trong khu Phố cổ. Địa điểm diễn ra các hoạt động như: nhà cổ 87 Mã Mây, đền Bạch Mã, đền Quán Đế, ngã tư Mã Mây - Hàng Buồm … Các buổi diễn không chỉ thu hút người dân địa phương, khách du lịch Việt Nam và cũng đã gây được sự chú ý đối với du khách nước ngoài. Tuy nhiên các cơ quan quản lý đặc biệt là các cơ quan chịu trách nhiệm về chuyên môn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để chọn lọc các loại hình phù hợp với thẩm mỹ, thị hiếu thưởng thức của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Theo kết quả khảo sát của tác giả, có đến 87,2% khách du lịch đến phố cổ là lần đầu tiên và thời gian lưu trú trung bình của họ ở đây chỉ khoảng 2,6 đêm.

Như vậy các loại hình nghệ thuật thiên về hát, nói sẽ rất khó hấp dẫn và lôi kéo được du khách nán lại thưởng thức và cao hơn nữa là say mê muốn tìm hiểu nhiều hơn về loại hình đó bởi lẽ họ không thể hiểu ngay được lời hát ấy có ý nghĩa gì và nó hay ở điểm gì. Theo quan sát của tác giả qua một số đêm diễn của các nghệ nhân hát chèo, hát chầu văn…tại ngã tư Mã Mây – Hàng Buồm, trong khoảng 1 tiếng đồng hồ diễn ra chương trình, lượng người theo dõi chỉ khoảng hơn 10 người trong đó phần lớn là người dân địa phương, khách du lịch chỉ dừng chân chưa đến 5 phút vì tò mò rồi họ rời đi. Đó cũng là lý do tại sao mong muốn của khách du lịch dành cho hoạt động xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống là thấp nhất so với các hoạt động khác dành cho khách du lịch. Theo thang điểm từ 1-5 (không thích nhất – thích nhất), số điểm trung bình họ dành cho hoạt động này là 3 điểm – tương đương với mức bình thường. Và những người quan tâm nhiều đến hoạt động này chủ yếu là khách trung tuổi trở lên.


4

4.2

4.3

3

3.2

Thăm quan các công trình kiến trúc cổ

Xem biểu

diễn nghệ thuật

truyền thống

Trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương

Mua sắm

Thưởng thức đặc sản địa phương


Biểu đồ 2.7: Đánh giá của du khách về các hoạt động dành cho khách du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội.

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả


Thật vậy, bảo tồn, phát huy các loại hình sân khấu nghệ thuật truyền là rất cần thiết nhưng không có nghĩa là loại hình nào, vở diễn nào cũng có thể

đem ra diễn ở các địa điểm công cộng dành cho khách du lịch đại chúng. Để hấp dẫn họ ngay từ cái nhìn, cái nghe đầu tiên, các tiết mục cần toát lên được đặc trưng, sự đặc sắc bởi các hành động, thao tác, cử chỉ của diễn viên hoặc giai điệu của các nhạc cụ. Các tiết mục, loại hình cần người nghe hiểu được ý nghĩa của lời ca tiếng hát có thể diễn ra theo yêu cầu đặt lịch của các khách du lịch có kiến thức hoặc thực sự say mê tại các không gian “đóng” hơn như khuôn viên các ngôi nhà cổ, đình cổ…Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng khiến cho khách du lịch chưa mặn mà với các buổi biểu diễn này bởi chất lượng nghệ thuật của các buổi diễn chưa cao, thậm chí là cẩu thả đối với các buổi biểu diễn ngoài đường phố. Khách du lịch sẽ không hiểu đó có phải là truyền thống không khi các nghệ sỹ hát chầu văn với bản nhạc thu sẵn và được bật lên tự động thay vì do các nhạc công chơi trực tiếp và họ cũng chẳng thể thấy được nét duyên dáng của các cung văn khi mà họ lên biểu diễn với trang phục nhàu nhĩ trên thì áo dân tộc dưới thì quần tây…

Cùng với công tác bảo tồn tài nguyên du lịch trên địa bàn, công tác nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng, uy tín cũng đang được đặt ra như một yêu cầu cấp bách đới với việc phát triển du lịch phố cổ Hà Nội. Theo nhận định của các đơn vị lữ hành, hiện nay việc khai thác tour, tuyến thăm quan khu phổ cổ chủ yếu vẫn do các công ty lữ hành tự biên tự diễn, nên sản phẩm còn nghèo nàn, chất lượng chưa đảm bảo, đồng thời chưa giới thiệu được những nét văn hóa thực sự là tinh hoa của Thủ đô đến với du khách quốc tế. Bản thân các công ty rất mong muốn có một tour, tuyến trọng điểm, được cơ quan Nhà nước khảo sát, chọn lọc, chuẩn hóa, kiểm định, đưa vào thử nghiệm, rồi khai thác để tạo độ tin cậy cao đối với du khách, đồng thời quảng bá được những nét đặc sắc của văn hóa phố cổ Hà Nội.

Trong những năm qua các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của thành phố và quận Hoàn Kiếm cũng đã triển khai một số hoạt động nghiên

cứu hướng tới xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng, phát huy các tiềm năng vốn có của Phố cổ và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Năm 2013, Phòng VHTT quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tọa đàm bàn về thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, qua đó đề xuất những ý kiến, kiến nghị với Thành phố để góp phần nâng cao chất lượng công tác QLNN về du lịch.

Tháng 3 năm 2014, với sự hỗ trợ của Bộ VHTT & DL và Tổng cục Du lịch, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã cho ra đời một số sản phẩm độc đáo để phục vụ khách du lịch. Chỉ với 150.000 đồng/vé, khách du lịch không chỉ được thưởng thức các tiết mục tuồng cổ đặc sắc, mà còn được tham gia hoạt động tương tác như: Vẽ mặt nạ tuồng, mặc quần áo diễn chụp ảnh, tham quan các đạo cụ diễn tuồng và giao lưu với các nghệ sĩ. Nhà hát Tuồng Việt Nam đang có kế hoạch cùng với Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức các buổi trình diễn tại các ngôi nhà du lịch, những lễ hội hóa trang đường phố trong một số dịp nhất định để quảng bá loại hình nghệ thuật truyền thống này đến với du khách.

Theo kế hoạch trong năm 2015 này Sở Du lịch sẽ cùng với Ban quản lý phố cổ Hà Nội tiến hành xây dựng 2 tour du lịch cho khách đi bộ và tour đi bộ kết hợp đi xe điện, chuẩn hóa các tuyến điểm để triển khai thực hiện đến các công ty lữ hành, hướng dẫn viên trên địa bàn, đào tạo hướng dẫn viên cho từng tuyến điểm cụ thể.

Hà Nội nói chung và phố cổ Hà Nội nói riêng có nhiều tài nguyên để phát triển du lịch, song thế mạnh lớn nhất là các di tích lịch sử, văn hóa. Chính vì vậy sản phẩm du lịch chủ lực của khu vực này vẫn là du lịch văn hóa. Trong thời gian qua một số tour du lịch gắn với các di tích cũng đã được triển khai như: Tour vòng quanh Hà Nội 01 ngày (phụ lục), các tour tham quan chuyên đề 01 ngày như: Du lịch phố cổ - khu thương mại truyền thống,

tham quan các hồ, tour khám phá quanh Hồ Gươm, Tour khám phá phố cổ, Tour ẩm thực Hà Nội… Tuy nhiên, các chương trình tham quan cũng có phần bị mai một và khách yêu văn hóa, lịch sử cũng đánh giá trên 1 số tuyến phố đã có hiện tượng thương mại hóa nhiều, những sản phẩm đặc thù của Hà Nội không còn xuất hiện nhiều và những đồ hiện đại, thương mại có yếu tố nước ngoài hay Trung Quốc đã trộn lẫn trong các sản phẩm đặc thù của Hà Nội. Chính vì thế đã gây ra sự phản cảm, thiệt hại cho khách hàng khi đi mua sắm ở phố cổ. Bên cạnh đó, song song với nhu cầu tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa thì nhu cầu vui chơi giải trí tại điểm đến của khách du lịch là không thể thiếu vậy nhưng các hoạt động giải trí ở phố cổ Hà Nội còn quá nghèo nàn. “Ăn tối, rối nước...” rồi về ngủ, đó là cách nói ví von nhưng rất chính xác của những người làm du lịch về các hoạt động giải trí dành cho khách du lịch tại khu vực này.

2.2.5. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch


Là một điểm đến trực thuộc quận, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch phố cổ Hà Nội luôn gắn bó chặt chẽ với các hoạt động quảng bá, xúc tiến của du lịch Hà Nội nói chung đặc biệt là các chương trình hợp tác liên kết qui mô quốc gia, quốc tế và tham gia các hội chợ, diễn đàn du lịch trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Thủ đô cũng đã chủ trì tổ chức đăng cai thành công nhiều sự kiện lớn như: Năm du lịch Quốc gia 2010, Hội nghị lần XI của Hội đồng Xúc tiến du lịch Châu Á (CPTA) tháng 10/2012. Trong năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tham gia đoàn công tác của thành phố tuyên truyền, quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội tại Pháp từ ngày 5-14/6, dự hội nghị toàn thể tổ chức mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ 21 (ANMC21) tại thành phố Tomsk, Liên bang Nga, và tổ chức gian hàng Hà Nội tại triển lãm bên lề. Bên cạnh đó, tham gia Hội chợ du

lịch quốc tế JATA (Nhật Bản), tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 13 Hội đồng xúc tiến Du lịch châu Á (CPTA) từ ngày 23/9-1/10 tại Nhật Bản…

Bên cạnh đó, ngành du lịch thành phố cũng đã quan tâm quảng bá tại chỗ thông qua các hội chợ du lịch quốc tế, các hội nghị quốc tế lớn tổ chức tại Hà Nội cũng như các địa phương cả nước. Cụ thể, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam-Hà Nội (VITM 2014), Hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE-HCMC 2014)… Thông qua đó, ngành du lịch Hà Nội giới thiệu tiềm năng du lịch tự nhiên, văn hóa lịch sử, nhân văn, làng nghề, ẩm thực, những tour tuyến du lịch, các dự án kêu gọi đầu tư du lịch đến khách tham quan.

Đặc biệt hoạt động phối hợp liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương của một số quốc gia cũng bắt đầu được thực hiện. Tiêu biểu đó là dự án quảng bá du lịch giữa hai thành phố Hà Nội và Tokyo. Sở VHTT&DL Hà Nội đã triển khai quảng bá du lịch trên hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo trong hai tháng 9 và 10/2014. Hơn 1.000 áp phích giới thiệu về hình ảnh thủ đô Việt Nam được dán khắp cabin và 24 bảng điện tử trên các ga tàu điện ngầm ở Nhật Bản. Chi phí in ấn các tấm áp phích quảng bá du lịch Hà Nội tại Tokyo ước tính khoảng 3 tỷ đồng và được Tokyo hỗ trợ hoàn toàn. Hà Nội cũng triển khai quảng bá về Tokyo trên hệ thống thông tin, bảng led điện tử do Sở quản lý trong tháng 1 và 2 năm 2015. Dự án hợp tác du lịch này là sáng kiến của Hội đồng Xúc tiến Du lịch châu Á (CPTA) gồm 8 thành phố thành viên là Hà Nội, Tokyo, Kuala Lumpur, Jakartar, New Delhi, Bangkok, Đài Bắc và Seoul. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục các hoạt động quảng bá với các thành phố thành viên khác ngoài Tokyo, nhằm thúc đẩy du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Song song với các hoạt động quảng bá xúc tiến chung của Sở VHTT & DL Hà Nội, gần đây UBND quận Hoàn Kiếm và Ban quản lý phố cổ Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/08/2023