2.2.3. Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch và quản lý đô thị đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch
Sau khi nghị định 16/2012/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được ban hành, hàng năm phòng VHTT quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở VH, TT &DL thành phố Hà Nội tổ chức kiểm tra, xử lý các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói chung và khu vực phố cổ nói riêng. Công tác kiểm tra đó đã thu được một số kết quả như sau:
Năm 2012, Phòng VHTT đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở VH,TT&DL kiểm tra 36 cơ sở kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn quận, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm pháp luật qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Quận.
Năm 2013 nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch, Phòng VHTT đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở VH,TT&DL hoàn thành một số nội dung:
- Kiểm tra 91 cơ sở lưu trú du lịch; thẩm định hạng sao cho 04 khách sạn trên địa bàn quận.
- Xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm pháp luật qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Quận.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát thực trạng nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch để nâng cấp và sửa chữa trong khu vực Phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm; khảo sát vị trí đặt quầy thông tin du lịch để thay mới và bổ sung các quầy thông tin du lịch phục vụ khách du lịch trên địa bàn quận.
Năm 2014, Phòng VHTT đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở VH,TT&DL đã tổ chức kiểm tra 44 cơ sở lưu trú du lịch , 40 cơ sở lữ
hành; thẩm định 9 cơ sở lưu trú du lịch, xử phạt vi phạm hành chính : 01 trường hợp với tổng số tiền phạt hành chính : 2.000.000đ.
Năm 2015 ghi nhận lần đầu tiên có khách du lịch nghi ngờ về chất lượng sản phẩm hàng hóa có thương hiệu bày bán trong các cửa hàng ở khu vực phố cổ, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức kiểm tra hàng giả, hàng nhái tại khu vực này. Lực lượng chức năng đã kiểm tra tại nhiều điểm kinh doanh tập trung ở các tuyến phố như: Hàng Trống, Mã Mây, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lý Quốc Sư, Đinh Liệt, Hàng Điếu… Khu vực này thường tập trung nhiều khách du lịch, nên các cửa hàng chủ yếu nhắm đến đối tượng khách là khách nước ngoài. Chỉ riêng với nhãn hiệu The North Face (Mỹ), tại khu vực này, sau khi kiểm tra 11 điểm kinh doanh, lực lượng chức năng thu giữ 3.687 sản phẩm vi phạm gồm: Balô, quần áo, giày, túi, mũ… Do tình trạng vi phạm nghiêm trọng và khá phổ biến, các lực lượng chức năng đang lập kế hoạch kiểm tra và mở rộng đối với các mặt hàng có dấu hiệu vi phạm để xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo môi trường du lịch Hà Nội và thực thi quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Quận Hoàn Kiếm Nói Chung
- Hệ Thống Quầy Thông Tin Và Bốt Thông Tin Du Lịch Tự Động
- Công Tác Thực Hiện Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Và Tuyên Truyền, Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật Và Thông Tin Du Lịch
- Công Tác Quảng Bá Xúc Tiến Du Lịch
- Tổ Chức Bộ Máy Và Công Tác Phối Hợp Trong Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Khu
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Cùng với công tác giữ gìn trật tự an ninh chính trị an toàn xã hội của các cơ quan chức năng các cấp, hoạt động thanh tra kiểm tra của phòng VHTT quận Hoàn Kiếm trong những năm qua đã góp phần tạo nên môi trường xã hội an toàn cho du khách đến với phố cổ Hà Nội. Theo khảo sát, trên 95% khách du lịch quốc tế cảm thấy an toàn khi đi du lịch tại địa bàn. Mặc dù vậy vẫn có khá nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý đô thị trên địa bàn phố cổ Hà Nội khiến du khách cảm thấy phiền lòng.
100.0%
90.0%
80.0%
70.0%
60.0%
50.0%
40.0%
30.0%
20.0%
10.0%
0.0%
40.8%
24.8%
28.0%
5.6%
8.8%
7.2%
Người Thái độ Môi Thông tin WC Giao thông
bán hàng người dân trường rong, địa
đánh giày phương
Biểu đồ 2.4: Các vấn đề du khách thường phàn nàn
Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát cho thấy bị phàn nàn nhiều nhất là vấn đề giao thông, cụ thể là việc các phương tiện giao thông không chấp hành qui định về TTATGT và gây mất an toàn cho người đi bộ, tiếp sau đó là phàn nàn về chất lượng, số lượng của các nhà vệ sinh công cộng (28%), và 24.8% khách gặp rắc rối với người bán hàng rong và người đánh giày dạo. Về vấn đề bán hàng rong, năm 2008 thực hiện QĐ số 02, quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong, Hà Nội ban hành danh mục 62 tuyến phố và 48 điểm không được bán hàng rong trong đó quận Hoàn Kiếm có 16 tuyến phố. Tuy vậy kết quả công tác triển khai thực hiện trong 7 năm qua đã không đạt được như kỳ vọng. Các tình huống điển hình là người bán hàng rong khi bị phát hiện thì di chuyển ngay sang các phố, các điểm không bị cấm, trong khi đó phải mất thời gian khá lâu từ lúc người dân hay cán bộ các điểm di tích báo cho đến khi lực lượng chức năng mới xuất hiện nên việc xử lý vẫn còn hời hợt. Cũng đã có ý kiến đề xuất nên cấm triệt để người bán hàng rong và người đánh giầy hoạt động ở khu vực này nhưng vấn đề đó không chỉ liên quan đến khách du lịch mà còn gắn bó với cuộc sống của người dân trong khu vực. Theo kết quả khảo sát, có hơn một nửa số người dân được hỏi không ủng hộ ý kiến này.
40%
Nên
Không nên
60%
Biểu đồ 2.5: Ý kiến của người dân về đề xuất cấm hoạt động bán hàng rong
Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả
Nguyên nhân chủ yếu của việc không ủng hộ là vì những người dân này cho rằng các gánh hàng rong đó rất tiện lợi cho nhu cầu hàng hóa tiêu dùng hàng ngày của họ và quan trọng hơn, với họ gánh hàng rong là một phần của phố cổ Hà Nội, của văn hóa người phố cổ... Như vậy để gìn giữ một nét văn hóa truyền thống các cơ quan chức năng cần quản lý hoạt động bán hàng rong, đánh giày một cách có tổ chức, cần đưa ra các hình thức xử phạt nghiêm khắc để kiểm soát chặt chẽ về mặt giá cả và cách thức mời chào tiếp thị khách sử dụng dịch vụ, hàng hóa.
Về vấn đề giao thông trong khu phố cổ, quận Hoàn Kiếm đã và đang tiến hành xóa bỏ các hộ kinh doanh không có cửa hàng lấn chiếm vỉa hè trên một số tuyến phố, giải tỏa dứt điểm các bãi xe tự phát bu bám tại đầu các ngã tư, đồng thời tiến hành khảo sát, quy hoạch thêm hệ thống điểm đỗ xe tĩnh phục vụ cho hoạt động của tuyến phố… nhằm mục tiêu giành không gian an toàn cho người đi bộ nói chung và cho khách du lịch nói riêng. Bên cạnh đó, đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT công an Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động kiểm tra, xử lý nhằm chấn trỉnh ý thức người điều khiển các phương tiện giao thông trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, góp phần cải thiện tình trạng giao thông nơi đây. Gần đây nhất, vào cuối năm 2014, đội đã triển khai kế hoạch
tập trung kiểm tra xử lý xe mô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông. Theo đó, lực lượng đoàn viên thanh niên của chi đoàn CSGT số 1 đóng vai trò chủ chốt đã tập trung kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp điều khiển xe mô tô không đội MBH, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông trên các tuyến phố chính của quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên do các hoạt động trên không được duy trì liên tục và thường xuyên nên các vi phạm về an toàn giao thông tại khu vực này vẫn xảy ra khá công khai. Một nguyên nhân nữa là do công tác qui hoạch giao thông chưa tốt dẫn đến việc từ khi triển khai mở rộng tuyến phố đi bộ, một số ngã tư nơi tiếp giáp với khu vực đi bộ mọc lên rất nhiều điểm trông xe máy tự phát do người dân mở ra. Không chỉ tạo nên hình ảnh nhốn nháo phản cảm khiến tâm lý khách du lịch khó chịu mà chính những bãi xe này còn là thủ phạm gây nên tình trạng tắc đường cục bộ tại đây. Đối với một địa bàn với diện tích không quá lớn như phố cổ Hà Nội, việc thiết lập và giữ gìn một môi trường giao thông an toàn, thuận lợi thiết nghĩ không phải quá khó khăn. Quan trọng nhất chính là sự quyết tâm thực hiện triệt để các chính sách, qui định đã đề ra của UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị chức năng.
Để hỗ trợ khách du lịch trong việc cung cấp các thông tin về các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh cũng như giải quyết các khiếu nại của khách du lịch, năm 2013 trung tâm hỗ trợ khách du lịch Hà Nội chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ 47 Hàng Dầu. Lực lượng của Trung tâm bao gồm: Thanh tra, Phòng Quản lý lữ hành, Phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch. Các bộ phận này sẽ chủ động phối hợp với Công an, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương Thành phố… để đáp ứng yêu cầu của du khách khi cần thiết. Cùng với đó, Sở VHTTDL Hà Nội công bố hai số điện thoại đường dây nóng là: 04.39261515 và 0946791955. Cán bộ phụ trách đường dây nóng 24/24 giờ có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị từ khách du lịch để nhanh chóng phối hợp với người kiến nghị và các cơ quan chức năng liên quan giải quyết, xử lý kịp thời vụ việc. Theo báo cáo “Công tác hoạt động văn hóa thông tin năm 2013” của phòng VHTT quận
Hoàn Kiếm, số điện thoại này đã được tuyên truyền tới các doanh nghiệp, nhân dân và khách du lịch trên địa bàn quận tuy nhiên thực tế là 100% khách du lịch được khảo sát không biết về số điện thoại này. Dường như vấn đề hỗ trợ thông tin, giải đáp thắc mắc, phàn nàn của khách du lịch vẫn đang bị xem nhẹ và được thực hiện một cách hình thức.
2.2.4. Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du lịch và nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch.
Khu phố cổ Hà Nội có đặc trưng là nơi tập trung đông dân cư, với trên 10 vạn người đang sinh sống. Quá trình đô thị hóa, nhu cầu đời sống hiện đại gia tăng, sự phát triển du lịch mạnh mẽ cũng đã tác động trực tiếp đến cảnh quan và văn hóa tín ngưỡng địa phương.
Để bảo tồn kiến trúc khu phố cổ Hà Nội, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, nghiên cứu về các giá trị lịch sử, các giá trị di sản khu phố cổ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển.
Năm 1996 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse (Pháp) đã ký một thỏa thuận hợp tác về trao đổi kinh nghiệm bảo tồn di sản Phố cổ. Việc hợp tác này được cụ thể hóa bằng việc trao đổi kỹ thuật quản lý di sản và chính sách đô thị giữa các chuyên gia. Sau rất nhiều cuộc trao đổi kỹ thuật về phương pháp trùng tu, với sự giúp đỡ của thành phố Toulouse và các nhà tài trợ liên kết, ba công trình cổ có giá trị lớn về kiến trúc trong khu Phố Cổ, đã được trùng tu, đó là: Ngôi nhà cổ tiêu biểu ở số 87 Mã Mây, Ngôi đình phố lụa ở số 38 Hàng Đào, Ngôi nhà riêng ở số 51 Hàng Bạc.
Năm 2014 quận đã tập trung đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp quy mô lớn ở 02 di tích: Chùa Huyền Thiên - phường Đồng Xuân, Đình Đông Thành - phường Hàng Bồ... đồng thời đã triển khai giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ dân ở 03 di tích với 24 hộ dân được chuyển khỏi di tích về nơi ở mới, trả lại cảnh quan ban đầu cho nhiều di tích như: Đình Tân
Khai, Chùa Thái Cam (phường Hàng Bồ); Đình Đức Môn (phường Hàng Đào); Đình Tú Đình Thị (phường Hàng Gai) …
Bên cạnh việc tu bổ những công trình đơn lẻ, quận Hoàn Kiếm cũng đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị trong khu phố cổ như: Cải tạo hệ thống chiếu sáng đô thị; đầu tư lát hè đá và hạ ngầm thoát nước mặt phố trên 72 tuyến phố trong khu phố cổ; tiến hành chỉnh trang kiến trúc mặt đứng một đoạn tuyến phố Tạ Hiện, chỉnh trang phố nghề đông nam dược Lãn Ông mục tiêu nghiên cứu bảo tồn, khôi phục không gian kiến trúc, không gian nghề y dược truyền thống phố Lãn Ông, nơi buôn bán thuốc Bắc, thuốc Nam và đồng thỏi sầm uất của kinh đô Thăng Long. Có thể nói phố nghề là đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội. Năm 2012, UBND quận Hoàn Kiếm đã triển khai đề án "Khôi phục phố nghề kim hoàn Hàng Bạc". Thực tế đã chứng minh, nhiều khách du lịch quốc tế sau khi tham quan đình thờ tổ nghề ở 44 Hàng Bạc đã tìm đến 4 làng nghề làm bạc, kim hoàn ở ngoại thành Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Bình để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc nghề này. Đây là hướng liên kết phát triển tour đình tổ phố nghề và làng nghề cần triển khai nhân rộng.
Cũng về việc bảo tồn phố cổ Hà Nội, trước đây giữa Việt Nam và Nhật Bản từng có các dự án hợp tác được triển khai như: năm 2004, các chuyên gia Nhật Bản đến từ Trường Đại học Chi Ba và Trường nữ học Showa tổ chức nghiên cứu những kiểu dáng kiến trúc nhà cổ, niên đại xây dựng, các mẫu trang trí và cấu trúc mái hiên tại phường Hàng Bạc và Hàng Buồm để tìm phương án bảo tồn.
Tiếp đó, từ năm 2006 - 2009, các chuyên gia di sản đến từ các trường Đại học nói trên lại tiếp tục bắt tay cùng Viện Qui hoạch kiến trúc đô thị - Trường Đại học Xây dựng, Ban quản lí phố cổ và các trường đại học trong nước tiến hành nghiên cứu bảo tồn phố cổ Hà Nội.
Trong năm 2015, chương trình hợp tác quốc tế Việt Nam - Nhật Bản thông qua dự án House Vision Vietnam đề xuất việc thành lập Nhóm nghiên
cứu giải pháp định hướng bảo tồn, phát triển nhà ở trong Khu phố cổ Hà Nội nhằm mục tiêu đánh giá các yếu tố liên quan đến không gian ở như: cộng đồng, đất đai, dân cư, các công trình xây dựng trong Khu phố cổ Hà Nội. Từ đó nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhà ở trong Khu phố cổ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Khu phố cổ.
Như vậy, trong 20 năm trở lại đây, ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các công trình kiến trúc truyền thống của phố cổ Hà Nội trong việc phát triển du lịch của quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, UBND quận và thành phố đã chỉ đạo thực hiện nhiều dự án quan trọng với sự tham gia đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước. Công tác bảo tồn cũng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận với một số tuyến phố, nhà cổ đã được tôn tạo, khôi phục và dần được đưa vào phục vụ hoạt động du lịch. Tuy nhiên số lượng các công trình đó còn khá khiêm tốn, hiện vẫn còn nhiều nhà cổ, đình chùa cổ bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng. Tiêu biểu là đình Hoa Lộc Thị, đình Ðồng Thuận (phường Hàng Ðào); đền Phủ Từ, đình Ngũ Giáp (phường Hàng Mã); đình Trung Yên, đền Thọ Nam (phường Hàng Bạc); đình Ðông Thành, đình Lò Rèn, chùa Thái Cam, đình Tân Khai (phường Hàng Bồ); đình Phả Trúc Lâm (phường Hàng Trống), về nhà ở đặc biệt có ngôi nhà số 47 Hàng Bạc – một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Trên thực tế ngôi nhà 135 năm tuổi này đã có dấu hiệu xuống cấp từ khoảng năm 1994 và năm 2012 Ban quản lý phố cổ cũng đã đề xuất dự án bảo tồn ngôi nhà tuy vậy cho đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện. Trả lời câu hỏi phỏng vấn của tác giả về khó khăn trong công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ Hà Nội, bà Đàm Thu Hương – chuyên viên của Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: “Khó khăn lớn nhất đó là đạt được sự đồng thuận của cả người dân và chính quyền về cách triển khai thực hiện để đảm bảo được quyền lợi của người dân song song với việc đáp ứng các mục tiêu bảo tồn của cơ quan quản lý. Bên cạnh đó về kỹ thuật, không phải lúc nào chúng tôi cũng tìm được những nguyên vật liệu phù hợp…”. Kết quả