Đẩy Mạnh Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Nguồn Lực Du Lịch

đồng thời giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát được tình hình kinh doanh du lịch, kiểm soát việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đối với nhà nước và cộng đồng xã hội như đóng các loại thuế, phí, các hoạt động tuyên truyền, từ thiện, nhân đạo… Mặt khác, chỉ có tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kinh doanh du lịch mới kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành du lịch Thủ đô cũng như hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế.

3.2.3. Đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nguồn lực du lịch


Là thực trạng chung của nhân lực du lịch của các địa phương trong cả nước, nhân lực du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội còn yếu về chuyên môn, phục vụ thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự quản lý chặt chẽ... Một số giải pháp chung để hoàn thiện và đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch, đó là:

Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch ở địa phương theo hướng tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá phát triển nhân lực và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phát triển nhân lực; thực hiện tốt chính sách tài chính về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung-cầu về nhân lực du lịch.

Cải cách hành chính trong quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch với sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành phần tham gia vào phát triển nhân lực du lịch; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; và đổi mới kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

Cụ thể, đối với nhân lực du lịch khu vực phố cổ Hà Nội, một số giải pháp cần đặc biệt chú trọng như sau:

Các cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên theo dõi những biến động của lực lượng lao động trong ngành du lịch, gắn đào tạo với đào tạo lại, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày cho những người tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, nhất là đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lái xe điện, nhân viên bán hàng, nhân viên các điểm trông giữ xe.

Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của lực lượng người lao động tự do như người bán hàng rong, người đánh giày… để họ thấy được lợi ích lâu dài, bền vững của việc chấp hành các qui định của nhà nước trong hoạt động phục vụ khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Ngoài ra cần mở rộng việc phổ biến thông tin, số liệu về tình hình phát triển du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung nhằm tăng khả năng tiếp cận dữ liệu làm cơ sở cho hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng hoạt công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

3.2.4. Tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội - 13


Cùng với việc tiếp tục phát huy các sản phẩm vốn có, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với các nhà khoa học, các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp nghiên cứu, trao đổi tìm phương hướng xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang đặc trưng tinh hoa của phố cổ Hà Nội và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Với lợi thế về tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn tìm hiểu nghiên cứu về văn hóa lịch sử. Từ Hà Nội có thể dễ dàng kết nối đến các địa phương có di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam và khu vực. Chính vì vậy, việc quan tâm đầu tư cho sản phẩm du lịch này là rất cần thiết. Một mặt, khu phố cổ thuộc Thủ đô là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước, có hệ thống giao

thông và hạ tầng cơ sở vật chất du lịch hiện đại nên phố cổ Hà Nội có nhiều điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch Mice (du lịch hội nghị, hội thảo) và tour mua sắm. Ngoài ra, Hà Nội cũng có thể làm đầu mối tổ chức loại hình tour khác như: Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển đảo, vùng núi, thăm danh lam thắng cảnh đến các tỉnh thành trong cả nước.

Bên cạnh đó, ngoài thời gian tham quan, khám phá phố cổ Hà Nội trong ngày, nhu cầu vui chơi giải trí về đêm rất cần thiết đối với du khách do vậy ngoại việc xây dựng sản phẩm tạo thương hiệu và đa dạng hóa một số sản phẩm du lịch cũng cần thêm các hoạt động vui chơi giải trí về đêm nhằm thu hút du khách, tăng tính hấp dẫn cho điểm đến phố cổ Hà Nội.

Cơ quan quản lý nhà nước cần phải định hướng được từng loại hình sản phẩm du lịch, quy hoạch và tạo ra nguồn lực, cơ chế chính sách hỗ trợ để thực hiện xây dựng sản phẩm thì hoạt động mới bền vững, sản phẩm mới mang sức sống và đi vào thực tế, hiệu quả.

3.2.5. Tăng cường đầu tư vào hoạt động truyền thông quảng bá, xúc tiến du lịch

Với tiềm năng về tài nguyên du lịch dồi dào, phong phú, công tác tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch ngày một hoàn thiện thì vấn đề quảng bá xúc tiến đang giữ vai trò then chốt trong việc thu hút khách du lịch đến với phố cổ Hà Nội. Bên cạnh các thông tin về các di tích, điểm thăm quan trong khu vực, các thông tin về các dịch vụ bổ trợ, các điểm vui chơi giải trí cũng cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Phố cổ Hà Nội cần được quảng bá với hình ảnh nổi bật, hấp dẫn hơn nữa nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu một điểm đến đặc sắc không thể bỏ qua.

Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của phố cổ Hà Nội cần chú trọng xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng như: tăng cường tính hiệu quả của Website du lịch, biên soạn các ấn phẩm, băng hình, phim quảng bá về du lịch; các sách

hướng dẫn, giới thiệu về các khu du lịch, các sản phẩm du lịch độc đáo của phố cổ Hà Nội; bản đồ chỉ dẫn tham quan, v.v. Hoạt động tuyên truyền quảng bá cần hướng vào các thị trường mục tiêu; chủ động tham gia các sự kiện du lịch để quảng bá hình ảnh Thủ đô với du khách ở các thị trường mới.

Đối với thị trường quốc tế, hoạt động tuyên truyền quảng bá cần chú ý đến kênh tuyên truyền thông qua các ấn phẩm du lịch như Guide Book (sách hướng dẫn), các tạp chí du lịch, các kênh truyền hình quốc tế… để quảng cáo cho hình ảnh điểm đến phố cổ Hà Nội.

Các kênh tuyên truyền quảng bá ưu tiên: các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện quảng bá chuyên về du lịch trong và ngoài nước, các sự kiện và hội chợ du lịch ngoài ra các kênh thông tin khác như các văn phòng lữ hành, đại lý du lịch trong và ngoài nước cũng được ưu tiên sử dụng.

Song song với các hoạt động quảng bá, xúc tiến điểm đến, các cơ quan chức năng cần phối hợp đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tạo đột phá trong nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn về phát triển du lịch. Thông qua hoat động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân phố cổ trong việc tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Mục tiêu xây dựng điểm đến An toàn - Thân thiện - Chất lượng; đồng thời tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.


3.3. Một số kiến nghị

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị dưới đây:

Thứ nhất, đối với chính phủ và UBND thành phố Hà Nội:


Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách về du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế - tổng hợp có liên quan đến

nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác, Quốc hội cần rà soát các văn bản luật về du lịch và có liên quan đến du lịch để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì các văn bản luật cần tham chiếu các quy định mang tính quốc tế. Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cần giải thích, vận dụng và cụ thể hóa Luật, ban hành những quy định phù hợp với luật và yêu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền và người dân trong việc áp dụng pháp luật vào quá trình quản lý nhà nước về du lịch. Một số chính sách cụ thể được đề xuất như sau:

- Bố trí ngân sách, quỹ đất và triển khai các giải pháp phát triển du lịch; áp dụng các cơ chế đặc thù về đất đai, nguồn vốn đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch bảo đảm môi trường thuận lợi, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Thủ đô Hà Nội nói chung và khu phố cổ nói riêng.

- Hạn chế phát triển khách sạn mới cũng như mở rộng quy mô khách sạn hiện có trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Bảo tồn, cải tạo các khách sạn hiện có, hạn chế phát triển nhà cao tầng theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu khai thác hệ thống nhà cổ, khôi phục lại các kiến trúc nhà ở cũ của Pháp hình thành loại hình lưu trú kết hợp nhà dân cư để khai thác các công trình phố cổ và công trình kiến trúc Pháp.

- Cho phép quận Hoàn Kiếm được tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí về đêm, đặc biệt là một số hình thức vui chơi có thưởng để phục vụ khách du lịch.

Thứ hai, đối với cơ quan quản lý ngành ở Trung ương và địa phương:

- Quan tâm triển khai công tác nghiên cứu, dự báo thị trường khách du lịch, từ đó cung cấp những luận chứng, luận cứ để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành du lịch theo từng giai đoạn, đồng thời chủ động phân luồng, đón bắt thời cơ, thời điểm để phục vụ khách tốt nhất.

- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như đào tào, dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch đặc biệt trong bối cảnh Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA) đã có hiệu lực.

- Nghiên cứu và triển khai các công cụ kiểm soát, đánh giá chất lượng các chương trình du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch

- Tập trung đội ngũ các chuyên gia, cùng với nghệ nhân tay nghề cao phối hợp để nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo các mẫu mã sản phẩm mới dựa trên chất liệu truyền thống, kết hợp yếu tố dân tộc với thị hiếu của khách du lịch để tạo nên các sản phẩm hàng hóa mang nét đặc trưng của dân tộc và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Điển hình là nghề chế tác trang sức của các nghệ nhân phố Hàng Bạc, hiện nay ngành phụ kiện thời trang đang rất phát triển trên thế giới, nếu các hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng này có thể chế tác được các sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, độc đáo, cập nhật xu hướng thì khả năng khôi phục được phố nghề này là rất đáng trông đợi. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu này không thể thực hiện được một cách riêng lẻ mà cần có sự phối hợp của các hộ kinh doanh với nhau và quan trọng hơn là sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chuyên ngành cũng như chính quyền của quận Hoàn Kiếm và thành phố Hà Nội.

Thứ ba, đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban phòng quận Hoàn Kiếm: Cần tích cực phối hợp các lực lượng chức năng nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý đô thị, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch. Một số kiến nghị cụ thể đối với công tác này như sau:

- Thực hiện, tuyên truyền rộng rãi các chính sách, qui định về việc xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch.

- Thành lập đội trật tự du lịch chuyên trách chốt tại các tuyến phố cửa ngõ để hỗ trợ, giúp đỡ khách du lịch ngay thời điểm họ cần.

- Đánh số, phát thẻ để kiểm soát số lượng và quản lý hoạt động của người bán hàng rong, người đánh giầy.

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm thông tin du lịch trên các trang web về du lịch, pano áp phích.

- Lắp camera tại các tuyến phố chính, các điểm di tích

- Giải quyết dứt điểm, triệt để các khiếu nại của du khách về các tệ nạn như bán hàng nhái hàng giả không rõ nguồn gốc xuất xứ, người bán hàng rong, đánh giày chèo kéo, chặt chém, trộm cắp, móc túi….

Cùng với đó, quận Hoàn Kiếm cần kết hợp với các cơ quan chuyên ngành chủ động xây dựng chiến lược và kế hoạch thực hiện việc xúc tiến, quảng bá cho du lịch phố cổ Hà Nội trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Đặc biệt cần chú trọng sử dụng các phương tiện, hình thức truyền thông hiện đại như website, các mạng xã hội, các diễn đàn trên mạng để tăng khả năng và hiệu quả tiếp cận khách du lịch tại nhiều quốc gia khu vực trong thời gian ngắn nhất.

Thứ tư, đối với từng chủ thể quản lý nhà nước về du lịch trong mối quan hệ phối hợp: Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thủ đô với các bộ, ban, ngành từ trung ương xuống cơ sở như các ngành văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông vận tải… để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, tránh tình trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

KẾT LUẬN

Với vị trí trung tâm thủ đô và tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn dày đặc và độc đáo, để du lịch phố cổ Hà Nội phát triển bền vững theo chủ trương, định hướng của thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm thì công tác hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn là rất cần thiết.

Nghiên cứu thực trạng cho thấy hiện nay hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại khu phố cổ Hà Nội bộc lộ một số hạn chế dễ nhận thấy như: Hoạt động xúc tiến, quảng bá cho du lịch phố cổ còn thiếu tính chủ động, chưa tương xứng với tiềm năng, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong kinh doanh phục vụ khách du lịch lỏng lẻo, thiếu triệt để dẫn đến nhiều hiện tượng về trật tự công cộng đô thị trở thành vấn nạn gây phiền toái cho khách du lịch, hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, dịch vụ du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức nên các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các chương trình du lịch còn nghèo nàm, dập khuôn, thiếu điểm nhấn…Để khắc phục những hạn chế đó, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp và đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ứng đến địa phương.

Các kết quả cơ bản mà đề tài nghiên cứu đạt được gồm:


1) Trên cơ sở hệ thống lại những lý luận cơ bản trong công tác quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch; xác định được phương pháp nghiên cứu và nội dung phù hợp để đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch cấp quận huyện, trong đó có khu vực phố cổ Hà Nội thuộc quản lý của quận Hoàn Kiếm

2) Đề tài đã khái quát được tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của khu vực phố cổ Hà Nội thông qua các số liệu thống kê thu thập được. Phân tích được thực trạng, nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực giai đoạn 1999 - nay.

3) Đề tài đã đưa ra được các giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội bao gồm các giải pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/08/2023