Công Tác Thực Hiện Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Và Tuyên Truyền, Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật Và Thông Tin Du Lịch

thương mại, góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời tạo ra giá trị không gian văn hóa mới cho nhân dân Thủ đô. Theo thống kê của UBND phường Hàng Buồm, tính đến tháng 3-2015, lượng khách du lịch lưu trú trên địa bàn phường tăng hơn 23.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Lượng khách tăng cao đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh dịch vụ trên các tuyến phố tăng hơn so với giai đoạn ban đầu (từ 90 hộ trong giai đoạn thử nghiệm đã tăng lên 199 hộ khi triển khai chính thức).

Đến nay, dựa vào các kết quả đạt được, có thể nói đề án mở rộng tuyến phố đi bộ trên đã thu được những thành công bước đầu, không gian đi bộ trong phố cổ đã trở thành điểm đến hấp dẫn của Thủ đô vào mỗi dịp cuối tuần tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điểm cần khắc phục trong việc thực hiện tổ chức tuyến phố đi bộ này, như là: nhiều hộ kinh doanh chưa đáp ứng được đủ các yêu cầu về văn minh thương mại; tình trạng lấn chiếm lòng đường tại một số tuyến phố còn diễn ra; vẫn còn tình trạng phương tiện để trên hè phố và xe máy lưu thông bên trong tuyến phố. Xung quanh khu vực một số cửa ra vào của các tuyến phố đi bộ còn các điểm trông xe tự phát, lấn chiếm hè phố và thu quá giá quy định gây bức xúc trong nhân dân. Việc thu gom rác trước, trong và sau giờ hoạt động đi bộ có lúc chưa kịp thời, nên còn để tồn đọng…

Về hoạt động xây dựng và quản lý đô thị, việc cải tạo, duy tu, duy trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, trang trí đô thị đã được chú trọng trong thời gian qua. Một số kết quả nổi bật như: đã cải tạo được 75/79 tuyến hè và thoát nước, đã thanh thải, sắp xếp đường dây đi nổi 79/79 tuyến phố trong khu phố cổ. Gần đây nhất UBND quận Hoàn Kiếm có chủ trương cải tạo, chỉnh trang mái hiên di động trên các tuyến phố Hàng Ngang - Hàng Đào - Hàng Đường - Đồng Xuân - Hàng Giấy và 6 phố đi bộ trong khu bảo tồn cấp I nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong khu vực phố cổ. Chủ trương này đã nhận được sự đồng tình của hầu hết người dân và công tác thiết kế cũng đã được giao cho ban quản lý phố cổ Hà Nội tuy nhiên do số lượng mái hiên cần thay thế quá lớn nên hiện chưa có nguồn ngân sách hỗ trợ, người dân phải tự túc

hoàn toàn kinh phí. Đây cũng là một khó khăn gây cản trở việc thực hiện chủ trương của quận.

2.2.2. Công tác thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin du lịch

Ở Việt Nam, Luật Du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 là khung pháp lý cao nhất, khẳng định vai trò của Ngành và thể chế hóa đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp và có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Cùng với đó Nhà nước cũng đã ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện các qui định về các lĩnh vực quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện du lịch ở trong và ngoài nước; lữ hành, hướng dẫn du lịch; lưu trú; thanh tra du lịch; xử phạt hành chính; quản lý môi trường du lịch… Trong các năm qua, Phòng VHTT quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá để phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực du lịch, giới thiệu về lịch sử, văn hóa, truyền thống của quận Hoàn Kiếm. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tầng lớp nhân dân, bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn, thúc đẩy Du lịch trên địa bàn Quận ngày càng phát triển. Bên cạnh đó quận Hoàn Kiếm cũng đã tích cực chủ động nghiên cứu và ban hành một số qui định, qui chế nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy những thế mạnh vốn có để phát triển du lịch trên địa bàn.

Năm 2009, quận Hoàn Kiếm đã phê duyệt đề án 378 về “Xây dựng một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ”, gồm 5 tiêu chí cơ bản: Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường; trang phục gọn gàng, lịch sự, kinh doanh văn minh thương mại. Với đề án này quận Hoàn Kiếm đã trở thành địa phương đầu tiên xây dựng bộ qui tắc ứng xử cho người dân sinh sống trong “vùng lõi” của Thủ đô nhằm giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội.

Để bảo tồn, tôn tạo và khai thác phát huy giá trị, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Khu phố cổ Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2013 UBND thành phố HN đã ra quyết định ban hành Quy chế quản lý qui hoạch - kiến trúc khu phố cổ Hà Nội. Sau đó, ngày 13 tháng 11 UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức hội nghị để triển khai qui chế này. Việc làm này nhằm cụ thể hóa công tác quản lý qui hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội theo qui hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030. Quy chế quản lý qui hoạch – kiến trúc khu phố cổ Hà Nội tập trung vào công tác quản lý, bảo vệ các công trình di tích và nhà ở có giá trị, quản lý qui hoạch kiến trúc và cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý quảng cáo, thành lập quỹ hỗ trợ bảo tồn khu phố cổ, thực hiện giãn dân khu phố cổ. Quận Hoàn Kiếm cũng đã biên tập tài liệu tuyên truyền về Quy chế, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Quy chế để người dân, đội ngũ quản lý hiểu về công tác qui hoạch. Trong năm 2014, nửa đầu 2015 quận đã tiến hành thiết kế đô thị tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy và các tuyến phố trong khu bảo tồn cấp I theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cổ Hà Nội.

Xác định tầm quan trọng của phát triển du lịch trong khu vực phố cổ nói riêng và toàn quận nói chung, quận Hoàn Kiếm những năm qua luôn bám sát các quan điểm, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố để xây dựng và triển khai các chương trình nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế và du lịch của quận. Ngay khi Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 03 về “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững” giai đoạn 2011-2015, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức quán triệt và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình. Quận ủy Hoàn Kiếm đã xây dựng 7 chương trình công tác trọng tâm, trong đó có Chương trình số 04 về “Động viên mọi nguồn lực phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội” giai đoạn

2011-2015. Cụ thể, quận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn quận, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả, kinh tế quận duy trì mức tăng trưởng khá, chất lượng các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch từng bước được nâng lên theo tiêu chí văn minh, hiệu quả, bền vững. Hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch có tăng trưởng ổn định, bình quân hàng năm đạt 18,37%; chiếm tỷ trọng 97,1% trong cơ cấu kinh tế quận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Để phổ biến, tuyên truyền thông tin về các văn bản qui phạm pháp luật, các dự án, các chương trình của thành phố và quận và vận động người dân chấp hành, hưởng ứng rất nhiều các hình thức truyền thông đã được vận dụng như: sử dụng loa phát thanh lắp cố định, sử dụng xe cổ động chạy qua các tuyến phố chính, treo băng rôn khẩu hiệu, phát tờ rơi… Đặc biệt tháng 2 năm 2015 Trung tâm giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) đã đi vào hoạt động. Không chỉ là một địa điểm tổ chức các hoạt động triển lãm, trình diễn nghề thủ công truyền thống nơi đây còn là địa điểm thông tin và giáo dục với mục đích tư vấn và tăng cường hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân về di sản kiến trúc và dân tộc của Khu phố cổ, là cầu nối thông tin dành cho tất cả mọi người và đặc biệt là giới thiệu các dự án về bảo tồn và nâng cao giá trị của khu phố.

Có thể nói, công tác ban hành, tuyên truyền và vận động nhân dân sinh sống trên địa bàn hưởng ứng và chấp hành các qui định pháp luật, các đề án chính sách về phát triển du lịch khu vực phố cổ Hà Nội trong những năm qua cũng đã đạt được những thành công nhất định. Khảo sát về thực trạng người dân biết về các đề án quan trọng có liên quan mật thiết đến sự tham gia của người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ, tác giả thu được kết quả như sau:

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội - 8

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Đề án "Giãn dân phố cổ" Đề án "Mở rộng tuyến

phố đi bộ"

Đề án 378


Biểu đồ 2.1 : Tỉ lệ người dân phố cổ biết thông tin về 3 đề án có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của phố cổ Hà Nội.

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả


Từ đây có thể thấy tỉ lệ người dân phố cổ Hà Nội biết về Đề án “Giãn dân phố cổ” và “Mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội” là rất cao (tương ứng 90% và 80%). Kết quả này thể hiện sự quan tâm lớn của người dân đối với các đề án này đồng thời cho thấy sự đầu tư và nỗ lực hiệu quả của các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin của các đề án đó đến với người dân. Tuy nhiên, đối với đề án 378 về “Xây dựng một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ” thì chỉ có 40% người dân được hỏi biết về nó. Qua 6 năm thực hiện đề án này, nhiều phong trào đã được triển khai nhằm nâng cao tinh thần tự quản, ý thức tự giác của người dân trong việc giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, bóc xóa quảng cáo rao vặt trái phép… Thực tế các tuyến phố trong khu vực phố cổ Hà Nội đã đẹp và sạch lên rất nhiều, người dân sinh sống trong phố cổ cũng đã tạo được ấn tượng tốt về sự thân thiện, hiếu khách đối với khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn không ít những hộ kinh doanh trong khu vực phố cổ, đặc biệt là ở các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân vẫn làm phiền lòng khách du lịch bởi phong cách bán hàng thiếu lịch sự với những thói quen như nói thách, đốt vía, tỏ thái độ giận dữ, quát mắng khi khách

không mua hàng hay hỏi han, trả giá… Có thể thấy trong 5 tiêu chí cơ bản của bộ qui tắc ứng xử mà quận Hoàn Kiếm xây dựng, tiêu chí kinh doanh văn minh thương mại là tiêu chí liên quan trực tiếp tới hoạt động du lịch có kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Đối với đề án này, quận Hoàn Kiếm tập trung vào hình thức phát tờ rơi để phổ biến, tuyên truyền thông tin đến người dân. Đã có 250 nghìn tờ gấp được phát đến từng hộ gia đình, các cửa hàng, cửa hiệu trên địa bàn, ký cam kết với từng hộ gia đình yêu cầu thực hiện các nội dung của đề án. Vậy tại sao tỉ lệ số người dân được hỏi biết về đề án lại thấp như vậy? Và đây là kết quả khảo sát đánh giá của người dân về tính hiệu quả, phù hợp của các hình thức tuyên truyền mà các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn sử dụng


Đánh giá của người dân về tính hiệu quả và

phù hợp của các hình thức tuyên truyền,

vận động

4.1

2.4

2.6

3.75

2.67

3.62

Biểu đồ 2.2 : Đánh giá của người dân về tính hiệu quả và phù hợp của các hình thức tuyên truyền, vận động.

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả


Như vậy theo thang điểm từ 1 đến 5 (1: tốt nhất, 5: kém nhất) thì hình thức phát tờ rơi có số điểm trung bình do những người dân tham gia khảo sát đánh giá là 4.1, tương đương với mức kém và là kém nhất trong các hình thức được hỏi. Trong khi đó các hình thức được cho là hiệu quả nhất, đó là: Sử dụng loa phát thanh cố định (2.4 điểm), thông qua các cuộc họp tổ dân phố

(2.6 điểm) và cán bộ phường, quận đến tuyên truyền tại nhà dân (2,67 điểm). Trong 3 hình thức này thì 2 hình thức đầu tiên đã được sử dụng rất thường xuyên để tuyên truyền nhiều qui định, chính sách trên mọi lĩnh vực vậy thiết nghĩ quận và các phường trên địa bàn nên xem xét để phát huy, có thể kết hợp cùng các hình thức khác để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin. Các hình thức còn lại như sử dụng xe ô tô cổ động hay các trung tâm thông tin được đánh giá ở mức dưới trung bình. Tuy nhiên kết quả này không thể hiện sự nhìn nhận của 100% những người dân tham gia khảo sát bởi có khoảng 20% người dân chưa biết hoặc chưa từng đến các trung tâm thông tin như Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lý Thái Tố) hay Trung tâm giao lưu văn hóa phổ cổ (số 50 Đào Duy Từ) cũng như không hề biết tới sự tồn tại của những chiếc xe ô tô cổ động. Tại sao những người dân này chưa từng vào các trung tâm này mặc dù chúng tọa lạc tại các địa điểm rất gần nơi họ sinh sống? Lý do họ đưa ra đó là: Họ có nghe nói đến nhưng trung tâm giao lưu phố cổ thì thời gian mở cửa rất hạn chế, chỉ khi nào có các hoạt động đặc biệt trung tâm mới mở cửa đón khách và cũng chỉ có các vị là đại biểu hoặc tổ trưởng, tổ phó các tổ dân phố mới được vào!!! Ngược lại trung tâm thông tin ở Hồ Gươm rất rộng cửa đón tiếp người dân thì họ lại không mặn mà vì cảm thấy không có gì hấp dẫn, cuốn hút. Thậm chí có người nói rằng họ sinh ra ở phố cổ, hàng ngày đọc tin tức về phố cổ nên họ chẳng lạ gì các thông tin trưng bày ở đấy để mà vào xem. Như vậy mặc dù các công trình này được đầu tư rất nhiều nhưng chưa phát huy được vai trò của chúng bởi khâu tổ chức triển khai hoạt động vẫn còn mang nặng tính hình thức, thiếu linh hoạt, sáng tạo…chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân. Và hình thức còn lại, cán bộ chuyên trách đến vận động tại nhà dân mặc dù chưa được áp dụng nhiều (chỉ 30% người dân được hỏi biết đến) nhưng cũng nhận được sự đánh giá khá lạc quan (2.67 điểm tương đương trên trung bình). Đây là hình thức tốn nhiều thời gian, nhân lực nhưng khá tiềm năng đối với công tác tuyên truyền do vậy các cơ quan quản lý nên xem xét có thể áp dụng đối

với một số đề án, chính sách quan trọng, rất cần sự đồng tâm hiệp lực của người dân để thực hiện.

Như vậy công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, qui định của pháp luật về du lịch tại khu phố cổ Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế đặc biệt về hình thức triển khai, đó cũng làm một phần nguyên nhân tại sao người dân ở dân ở đây vẫn chưa ý thức được vai trò của chính họ trong việc phát triển du lịch tại địa bàn.


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

60%

60%

30%

30%

Giao thông Môi trường An ninh trật tự Giới thiệu,

quảng bá nét đẹp văn hóa


Biểu đồ 2.3: Nhận thức của người dân về vai trò của họ đối với các lĩnh vực có liên quan đến phát triển du lịch tại địa bàn.

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả


Biểu đồ trên cho thấy khi được về ý kiến: “Người dân đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như giao thông, môi trường, an ninh trật tự và giới thiệu quảng bá nét đẹp văn hóa” thì tỉ lệ người dân đồng ý là không cao. Đặc biệt với vai trò giới thiệu, quảng bá về văn hóa Hà Nội thì có tới 70% người dân tham gia khảo sát cho rằng đó hoàn toàn là việc của các cơ quan chức năng. Như vậy, chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để thay đổi dần nhận thức của người dân, để mỗi người dân ở đây thực sự trở thành một đại sứ du lịch của phố cổ Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/08/2023